Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Đau răng nhức răng gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho bệnh nhân khi mắc phải. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu 7 cách trị đau răng nhanh hết, hiệu quả cao trong bài viết sau nhé!
Đau nhức răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn xử lý triệt để tình trạng này, chúng ta nên theo dõi sát sao tình trạng cơn đau để tìm ra thủ phạm đứng sau đó. Thông thường, đau nhức răng sẽ do các nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân bị đau nhức răng
Nếu tình trạng nhức răng do sâu răng kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho vi khuẩn sâu răng lan rộng và làm hỏng răng hoàn toàn. Khi đó, bệnh nhân có thể được chỉ định phải nhổ bỏ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng khác và cần trồng răng thay thế tốn kém chi phí hơn.
Xem thêm: Dịch vụ trồng răng Implant tại nha khoa Parkway
Ngoài ra, tình trạng đau nhức răng kéo dài mà không điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn và gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Khi bị đau răng nhức răng, nếu bạn chưa sắp xếp được công việc để đi khám nha khoa thì có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà như sau:
Trong mẹo chữa bệnh dân gian, tỏi là một vị thuốc quý có thể chữa bách bệnh, trong đó có đau nhức răng. Bởi tỏi là một loại củ chứa nhiều chất allicin có khả năng kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả.
Cách sử dụng tỏi để trị nhức răng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một vài tép tỏi tươi, lột vỏ, rửa sạch rồi nhai trực tiếp tại vị trí răng bị đau. Nếu cơn đau vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể nhai thêm 1-2 tép tỏi nữa và chờ kết quả.
Ngoài nhai sống tỏi quá khó khăn, bạn có thể nghiền nát tỏi và trộn với chút muối, rồi đắp lên vùng răng bị đau, hỗn hợp này sẽ giúp kháng khuẩn và giảm sưng viêm vùng nướu quanh răng đau.
Trị đau nhức răng bằng cách nhai tỏi
Mặc dù đá lạnh là thứ cấm kị đối với răng nhạy cảm nhưng nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp giảm đau răng hiệu quả. Bạn hãy cho đá vào túi chườm chuyên dụng, sau đó áp lên vùng da bên ngoài vị trí răng bị đau khoảng 20 phút. Thực hiện lặp lại cách này trong vài giờ, tình trạng đau nhức răng sẽ cải thiện đáng kể.
Chườm lạnh để giảm cơn đau răng
Sử dụng dầu đinh hương để hỗ trợ điều trị bệnh là một trong những mẹo hay có tác dụng giảm đau nhanh chóng mà bạn nên biết. Bạn chỉ cần nhỏ 2-3 giọt dầu đinh hương lên bông y tế rồi đặt vào chiếc răng đang bị đau. Lưu ý, không thấm trực tiếp lên răng vì sẽ gây kích ứng và gia tăng mức độ đau.
Trị đau nhức răng bằng dầu đinh hương
Mật ong không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được xem là một loại dược liệu quý dùng để trị đau nhức răng. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mô nướu cũng như hỗ trợ giảm đau nhức răng hiệu quả.
Để sử dụng mật ong để trị đau răng tại nhà, trước hết bạn cần xác định vùng răng bị đau nhức. Sau đó, lấy 1 thìa mật ong đắp lên vùng răng bị đau và ngậm trong miệng khoảng 5 phút, lặp lại nhiều lần thao tác đắp mật ong cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Ngậm mật ong tại vị trí răng bị đau
Sử dụng gel nha đam là một trong những cách trị đau nhức răng đơn giản, hiệu quả mà bạn nên biết. Trong bảng thành phần của nha đam có chứa rất nhiều vitamin A, C, E cùng các khoáng chất có lợi như Canxi, Magie,… Đây đều là những chất có khả năng kháng viêm và giảm đau hiệu quả.
Cách sử dụng gel nha đam để trị đau răng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một lá nha đam và cắt ra để lấy phần gel bên trong. Tiếp theo, nhỏ phần gel nha đam thu được lên chiếc răng bị đau và đợi 10 – 15 phút cho cơn đau giảm dần, sau đó súc miệng lại với nước ấm.
Sử dụng gel nha đam
Các cơn đau nhức răng thường hay trở nặng vào ban đêm và khiến bệnh nhân khó chịu, mất ngủ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chèn thêm 1 – 2 chiếc gối để kê cao đầu hơn khi ngủ, giúp giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
Việc kê cao gối khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng tụ máu ở chân răng, giảm đau nhức và giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn phần nào. Nhưng cần chú rằng không nên kê gối quá cao khi ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống.
Kê cao gối khi ngủ để giảm đau răng
Sử dụng hành tây cũng là một trong những cách trị đau nhức răng vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà. Trong hành tây chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và giảm các cơn đau răng một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, trong các trường hợp đau nhức răng do viêm nướu hay viêm chân răng, bạn có thể sử dụng hành tây như một phương án tức thời để ngăn ngừa chảy máu và nhanh chóng đưa người bệnh đi khám nha sĩ kịp thời.
Cách dùng hành tây để trị đau nhức răng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thái lát hành lớn và cho vào miệng để nhai, chú ý tập trung nhai ở vị trí bị đau nhức răng cho đến khi không còn mùi nồng của hành, tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi cơn đau giảm. Nếu răng quá đau và không thể thai được, bạn có thể ép lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng đau.
Dùng hành tây chữa nhức răng hiệu quả
Răng miệng liên quan trực tiếp đến vấn đề ăn uống, nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị. Khi bị đau răng, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ như: hoa quả giàu vitamin C, rau xanh, cá, trứng, sữa, hải sản,…
Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị đau răng người bệnh cần chú ý kiêng cử một số thực phẩm có thể gây nên các bệnh về răng miệng và khiến tình trạng đau nhức nặng hơn như:
Người bị đau răng hãy tập từ chối tất cả những loại thực phẩm chứa nhiều đường
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau nhức răng nhanh phù hợp với từng trường hợp người bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị các bệnh răng miệng là: Paracetamol, Benzocain, Aspirin, thuốc kháng sinh metronidazol, thuốc kháng viêm không steroid, Acetaminophen,…
Tuy nhiên, dù mang lại hiệu quả tức thời nhưng thuốc tây có thể xảy ra tác dụng phụ, người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Cách phòng ngừa đau nhức răng tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn có hại. Để làm được điều này, đánh răng thôi chưa đủ, bạn nên kết hợp sử dụng đồng thời các công cụ nha khoa đó là chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi,… Bên cạnh đó, mỗi người nên duy trì việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần vì thủ thuật này giúp ngăn ngừa tới hơn 80% nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Đối với người đã điều trị khỏi đau răng nên thay đổi thói quen ăn uống, cách vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, bạn nên tái khám và kiểm tra định kỳ để bảo vệ an toàn cho sức khỏe răng miệng.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về đau răng nhức răng và phương pháp điều trị hiệu quả gửi đến bạn đọc. Nha khoa Parkway luôn khuyến khích người bệnh đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám nha khoa để tìm ra cách giải quyết hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]
Thông tin liên hệ
Giờ làm việc của Parkway là (8:30 - 18:30) hàng ngày. Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại vào ngày làm việc tiếp theo.