Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Cười hở lợi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tại nha khoa

Cười hở lợi là gì

Biểu hiện của cười hở lợi là tình trạng khi cười, phần nướu ở hàm trên bị lộ ra nhiều hơn mức bình thường so với răng. Điều này có thể khiến nụ cười kém duyên dáng và làm cho người có nụ cười hở lợi cảm thấy tự ti. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên và cách khắc phục tình trạng cười hở lợi qua bài viết sau đây nhé!

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là tình trạng phần lợi (nướu) ở hàm trên bị lộ ra quá nhiều khi cười, làm mất cân đối giữa răng, môi và lợi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười. Một nụ cười được coi là hở lợi khi phần lợi lộ ra trên 3mm tính từ cổ răng đến vành môi trên khi cười hết cỡ.

Cười hở lợi được phân thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên diện tích nướu bị lộ:

  • Nhẹ: Lộ hơn 3mm mô nướu, ít hơn 25% so với chiều dài răng.
  • Trung bình: Lộ từ 25% – 50% chiều dài răng.
  • Nặng: Lộ từ 50% – 100% chiều dài răng.
  • Rất nặng: Lộ trên 100% chiều dài răng.
Cười hở lợi là tình trạng nướu răng bị lộ quá nhiều khi cười

Cười hở lợi là tình trạng nướu răng bị lộ quá nhiều khi cười gây mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi

Chiều dài răng phát triển quá mức gây cười hở lợi

Trong một số trường hợp, hình dạng cùng chiều dài của răng phát triển quá mạnh mẽ, dẫn tới kích thước của lợi không đủ để cân xứng với sự phát triển của răng. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cười hở lợi.

Quá trình mọc răng xảy ra nhiều sự khác biệt

Nguyên nhân bẩm sinh cũng là một yếu tố có thể gây ra khuyết điểm trên răng miệng này. Trong quá trình mọc răng bẩm sinh, gen di truyền có thể khiến cho lợi của bạn phát triển hơn, bao trùm lên toàn bộ răng khi răng mọc vào. Tình trạng này còn được gọi với cái tên khác là mọc răng thụ động thay đổi, gây ra khuyết điểm này.

Chênh lệch về khoảng cách môi quá lớn

Nếu môi trên của bạn ngắn hơn so với môi dưới. Bên cạnh đó, nếu môi dịch chuyển nhiều trong khi cười hoặc thay đổi khẩu hình. Tình trạng cười hở lợi sẽ càng diễn biến nặng thêm

Chênh lệch về khoảng cách môi quá lớn dẫn đến cười hở lợi

Chênh lệch về khoảng cách môi quá lớn là nguyên nhân dẫn đến việc cười hở lợi (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của thuốc

Một số trường hợp cho thấy trong thành phần của một vài loại thuốc có chứa những chất kích thích giúp lợi phát triển một cách nhanh chóng. Chính điều này gây ra sự chênh lệch giữa tương quan lợi và răng. 

Một số loại thuốc như thuốc ngăn ngừa co giật, thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra tình trạng này. Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể sẽ gia tăng nguy cơ hình thành các loại bệnh nha chu khác.

Đặc điểm của các dạng cười hở lợi

Cười hở lợi do lợi

Khi lợi phát triển quá mức dẫn đến phì đại hoặc do lợi bị tụt, viêm lợi khiến lợi sưng phồng…chúng khiến lợi bị lộ khi cười, tùy vào mức độ phát triển của lợi mà bệnh nhân bị cười hở lợi nặng hay nhẹ. Ngoài ra, tụt lợi là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nụ cười của bạn bị cười hở lợi.

Cười hở lợi do lợi có những đặc điểm như sau:

  • Lượng lợi lộ ra nhiều khi cười: Khi cười, phần lợi hàm trên lộ ra quá mức, thường trên 3mm tính từ cổ răng đến vành môi trên. Mức độ lộ lợi có thể khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng, tùy thuộc vào từng trường hợp.
  • Lợi dày và dài: Lợi có thể dày hơn bình thường hoặc dài xuống che phủ một phần lớn thân răng, làm cho răng trông ngắn hơn.
  • Vị trí bám lợi thấp: vị trí bám lợi thấp hơn, khiến phần thân răng lộ ra ít hơn và phần lợi lộ ra nhiều hơn khi cười.
  • Hình dạng lợi bất thường: Lợi có thể có hình dạng bất thường, ví dụ như phì đại (sưng to), không đều hoặc có các nếp gấp bất thường.
  • Không liên quan đến xương hàm hay răng:Răng có thể mọc hoàn toàn và xương hàm phát triển bình thường, nhưng do lợi phát triển quá mức nên gây ra tình trạng hở lợi.

Xem thêm: Bị Tụt Lợi Có Chữa Được Không?

Lợi phát triển quá mức gây cười hở lợi

Lợi phát triển quá mức dẫn đến phì đại khiến lợi bị lộ khi cười (Nguồn: Internet)

Cười hở lợi do răng

Cười hở lợi do răng xảy ra khi có sự mất cân đối giữa chiều dài răng và phần lợi bao phủ. Khác với cười hở lợi do lợi (nướu) hay do xương hàm, nguyên nhân chính nằm ở chính bản thân răng. Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của cười hở lợi do răng:

  • Răng mọc không hoàn toàn (răng ngắn): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong quá trình mọc răng, răng không mọc hết chiều dài bình thường, một phần thân răng vẫn còn bị lợi che phủ. Điều này làm cho răng trông ngắn hơn so với tỉ lệ chuẩn, dẫn đến khi cười, phần lợi lộ ra nhiều hơn để bù vào phần răng bị thiếu.
  • Răng quá nhỏ so với lợi: Trong một số trường hợp, kích thước của răng nhỏ hơn so với diện tích lợi. Mặc dù răng có thể mọc đầy đủ, nhưng do kích thước nhỏ nên phần lợi xung quanh vẫn chiếm tỉ lệ lớn, gây ra tình trạng cười hở lợi.
  • Tương quan răng và lợi không cân xứng: Tỉ lệ giữa chiều dài răng và chiều cao lợi không hài hòa. Thông thường, tỉ lệ lý tưởng là 10mm chiều dài răng và 2mm chiều cao lợi. Khi tỉ lệ này bị phá vỡ, ví dụ như răng quá ngắn hoặc lợi quá cao so với răng, sẽ dẫn đến cười hở lợi.
  • Thường đi kèm với các vấn đề về răng khác: Cười hở lợi do răng có thể đi kèm với các vấn đề khác như răng chen chúc, răng khấp khểnh, khớp cắn không đều,…

Cười hở lợi do xương hàm

Cười hở lợi do xương hàm là một dạng phức tạp hơn so với các nguyên nhân khác như do lợi hay do răng. Nó xuất phát từ sự phát triển quá mức của xương hàm trên, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khuôn mặt và nụ cười. Dưới đây là những đặc điểm chính của cười hở lợi do xương hàm:

  • Xương hàm trên phát triển quá mức theo chiều dọc: Đây là đặc điểm cốt lõi. Xương hàm trên dài hơn bình thường theo chiều dọc, làm cho khoảng cách từ chân răng đến môi trên lớn hơn. Khi cười, môi bị kéo lên, phần lợi lộ ra nhiều do khoảng cách này quá lớn.
  • Có thể đi kèm với hô răng: Do xương hàm trên phát triển quá mức, nó thường đẩy răng ra phía trước, gây ra tình trạng hô răng (vẩu). Vì vậy, cười hở lợi do xương hàm thường đi kèm với hô răng, làm cho tình trạng thẩm mỹ càng trở nên nghiêm trọng.
  • Khuôn mặt có thể bị mất cân đối: Sự phát triển quá mức của xương hàm trên có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ khuôn mặt, làm cho khuôn mặt dài hơn hoặc có dạng bất thường.
  • Lợi lộ ra nhiều, thường trên 4mm: Mức độ hở lợi thường nặng hơn so với các nguyên nhân khác, thường trên 4mm tính từ cổ răng đến vành môi trên. Thậm chí trong một số trường hợp, lợi có thể lộ ra rất nhiều, gần như toàn bộ phần lợi hàm trên.
  • Khó điều trị bằng các phương pháp thông thường: Các phương pháp như cắt lợi hay tiêm botox thường không mang lại hiệu quả cao đối với cười hở lợi do xương hàm. Phương pháp điều trị tối ưu thường là phẫu thuật chỉnh hình xương hàm.
Cười hở lợi do xương hàm

Cười hở lợi do xương hàm xuất phát từ sự phát triển quá mức của xương hàm trên (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục tình trạng cười hở lợi

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng cười hở lợi, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Điều quan trọng là phải xác định chính xác nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Tổng hợp các phương pháp khắc phục cười hở lợi
Phương pháp Nguyên nhân áp dụng Ưu điểm Nhược điểm
Bài tập tại nhà Cười hở lợi nhẹ do cơ môi Đơn giản, dễ thực hiện Hiệu quả hạn chế, chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ
Niềng răng kết hợp đánh lún răng Cười hở lợi do răng mọc không hoàn toàn, khớp cắn sâu, răng hô Cải thiện cả khớp cắn và hở lợi, hiệu quả lâu dài Thời gian điều trị kéo dài
Cắt lợi (phẫu thuật cắt nướu) Cười hở lợi do lợi phát triển quá phát Nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt Có thể gây khó chịu sau phẫu thuật
Tiêm Botox Cười hở lợi do cơ nâng môi hoạt động quá mạnh Nhanh chóng, ít xâm lấn Hiệu quả tạm thời, cần tiêm lại
Phẫu thuật hạ môi Cười hở lợi nặng, khi các phương pháp khác không hiệu quả Hiệu quả cao Xâm lấn hơn các phương pháp khác, cần thời gian phục hồi
Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm Cười hở lợi do xương hàm phát triển quá mức Hiệu quả cao và lâu dài, cải thiện cả cấu trúc khuôn mặt Phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian phục hồi lâu hơn, chi phí cao hơn

Các bài tập tại nhà

Việc thực hiện các bài tập tại nhà chỉ là phương pháp khắc phục cười hở lợi tạm thời, hiệu quả hạn chế và áp dụng với những trường hợp hở lợi mức độ nhé:

  • Tập cười mỉm: Thay vì cười hết cỡ làm lộ nhiều lợi, hãy tập cười mỉm nhẹ nhàng. Cách này giúp kiểm soát cơ môi và giảm thiểu lượng lợi bị lộ ra.
  • Tập cười với đũa: Ngậm ngang một chiếc đũa giữa hai hàm răng và tập cười trong vài giây. Lặp lại nhiều lần mỗi ngày. Bài tập này giúp kiểm soát cơ môi và làm quen với việc cười mà không kéo môi lên quá cao.
  • Tập cười bằng mắt: Tập trung vào biểu cảm của đôi mắt khi cười, giúp nụ cười tự nhiên và thu hút hơn, giảm sự chú ý vào phần lợi.

Lưu ý: Các bài tập này chỉ có tác dụng hỗ trợ và cải thiện một phần nhỏ đối với những trường hợp cười hở lợi nhẹ do cơ môi. Đối với các trường hợp nặng hơn do răng, lợi hoặc xương hàm, cần các phương pháp can thiệp chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị cười hở lợi tại nha khoa

Nếu tình trạng cười hở lợi nặng, kết hợp với nhiều triệu chứng khác liên quan đến răng, xương hàm,… thì bạn cần đến nha khoa để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp:

  • Niềng răng kết hợp đánh lún răng: Áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do răng mọc không hoàn toàn, khớp cắn sâu hoặc răng bị hô. Niềng răng sẽ giúp di chuyển răng về vị trí đúng, đồng thời đánh lún răng để giảm khoảng cách từ vành môi đến cổ răng, từ đó giảm hở lợi.
  • Cắt lợi (phẫu thuật cắt nướu): Áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do lợi phát triển quá phát. Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần lợi thừa để lộ ra phần thân răng nhiều hơn, cải thiện tỉ lệ răng và lợi.
  • Tiêm Botox: Áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do cơ nâng môi hoạt động quá mạnh. Botox sẽ làm giảm hoạt động của cơ này, giúp môi bớt bị kéo lên cao khi cười. Phương pháp này nhanh chóng, ít xâm lấn nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định (thường từ 4-6 tháng) và cần tiêm lại.
  • Phẫu thuật hạ môi: Áp dụng cho trường hợp cười hở lợi nặng, khi các phương pháp khác không hiệu quả. Bác sĩ sẽ loại bỏ một dải mô bên dưới môi trên và khâu lại ở vị trí thấp hơn, giúp giảm chiều dài nướu lộ ra khi cười.
  • Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm: Áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do xương hàm phát triển quá mức. Đây là phương pháp phức tạp nhất, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và điều chỉnh vị trí của xương hàm để giảm chiều cao của xương hàm, từ đó giảm thiểu tình trạng hở lợi. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và lâu dài nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian phục hồi lâu hơn.
Cắt lợi làm dài thân răng

Phẫu thuật cắt lợi ap dụng cho trường hợp cười hở lợi do lợi phát triển quá mức (Nguồn: Internet)

Những điều cần chú ý trước khi điều trị cười hở lợi

Trong quá trình điều trị cười hở lợi, bệnh nhân cần chú ý tới một số lưu ý để quá trình hồi phục được rút ngắn tiến độ. Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân sử dụng biện pháp phẫu thuật cần đảm bảo một số yếu tố để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn hơn cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân thực hiện đúng các chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ như xét nghiệm, phân tích máu, chụp X – quang xương hàm,…
  • Bệnh nhân trước khi phẫu thuật cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ như tiền sử bệnh lý, các bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp, bệnh về gan, thận, tình trạng dị ứng,… Sau khi đã nắm được những thông tin này, bác sĩ sẽ khám tổng quát để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ cao răng và các chất bẩn trong răng để tránh gây ra biến chứng trong suốt quá trình phẫu thuật. Để làm sao có thể lấy được cao răng bạn có thể thực hiện các cách lấy cao răng tại nhà rất đơn giản giúp sạch cao răng.
Những điều cần chú ý trước khi điều trị cười hở lợi

Lấy cao răng và vệ sinh các chất bẩn trước khi phẫu thuật cắt lợi (Nguồn: Internet)

Nên làm gì sau khi điều trị cười hở lợi?

Sau khi điều trị cười hở lợi, bệnh nhân có thể gặp phải một hiện tượng khó chịu thường thấy. Vì vậy bệnh nhân nên làm những điều sau để cải thiện tình trạng đau nhức:

  • Vùng răng nướu tại vị trí phẫu thuật sẽ xuất hiện cảm giác tê sưng rõ ràng. Để giảm bớt tình trạng này bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ
  • Bệnh nhân nên sử dụng các loại đồ ăn mềm, lỏng, loãng, nguội,… trong vòng 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Vết mổ có thể lành lại trong khoảng 1 tuần nên bệnh nhân cần kiên nhẫn để hồi phục nhanh hơn
  • Sau khi kết thúc 1 tuần, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ để cắt chỉ và chăm sóc vết mổ
  • Lưu ý vệ sinh đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng đúng cách, ít gây tổn thương vị trí phẫu thuật. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại nước súc miệng, tăm, chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn trong miệng, không nên để thức ăn dính vào vị trí phẫu thuật gây nhiễm trùng.
  • Khi phát hiện vị trí phẫu thuật xuất hiện những hiện tượng bất thường như máu chảy mãi không cầm được, bưng mủ,… thì bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ để có được phương án chữa trị phù hợp nhất.
Vệ sinh răng miệng sau khi điều trị cười hở lợi

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn trong miệng, tránh để thức ăn dính vào vị trí phẫu thuật gây nhiễm trùng (Nguồn: Internet)

Cách hạn chế cười hở lợi tại nhà

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật, bạn cũng có thể tự khắc phục khuyết điểm cười hở lợi ngay tại nhà bằng cách cười không hở lợi. Tuy nhiên cần lưu ý những phương pháp điều trị dưới đây chỉ thích hợp đối với tình trạng hở lợi ở mức độ nhẹ, cụ thể như sau:

  • Tập cười với chiếc đũa: Ngậm chặt một chiếc đũa sạch giữa hai hàm răng, sau đó nhẹ nhàng mỉm cười trong khoảng 2-3 giây và lặp lại nhiều lần, khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Phương pháp này được cho là giúp luyện tập cơ môi và điều chỉnh nụ cười.
  • Cười mỉm nhẹ nhàng: Thay vì cười hết cỡ, hãy tập cười mỉm nhẹ nhàng. Nụ cười nhỏ có thể làm giảm lượng nướu bị lộ ra.
  • Tập cười bằng mắt: Luyện tập cách cười sao cho đôi mắt thể hiện được sự vui vẻ, trong khi khóe miệng chỉ hơi cong lên. Điều này có thể giúp người đối diện tập trung vào đôi mắt hơn là nụ cười. Bạn có thể tập luyện trước gương, mỉm cười nhẹ và cố gắng làm cho đuôi mắt cong lên. Giữ trong vài giây và lặp lại.
  • Sử dụng son môi màu nhạt: Màu son môi nhạt có thể giúp giảm sự chú ý vào phần nướu.
  • Trang điểm nổi bật đôi mắt: Trang điểm mắt cầu kỳ hơn có thể giúp hướng sự chú ý của người khác lên đôi mắt thay vì nụ cười.
  • Tập cười trước gương: Đứng trước gương và thử các kiểu cười khác nhau để tìm ra góc cười mà bạn cảm thấy tự tin nhất và phần nướu lộ ra ít nhất.
  • Cười nghiêng đầu: Đôi khi nghiêng nhẹ đầu khi cười có thể giúp che bớt phần nướu.
  • Cười che miệng: Dùng tay che nhẹ miệng khi cười cũng là một cách để kiểm soát sự lộ nướu.

Lưu ý quan trọng: Các mẹo trên chỉ mang tính chất tạm thời và giúp giảm bớt sự chú ý vào tình trạng cười hở lợi. Chúng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Cười hở lợi thường có nguyên nhân từ cấu trúc xương hàm, cơ môi hoạt động quá mạnh, răng mọc không hoàn toàn hoặc do nướu quá phát triển.

Để khắc phục cười hở lợi một cách hiệu quả và triệt để, bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn về các phương pháp điều trị chuyên nghiệp như niềng răng, phẫu thuật cười hở lợi, tiêm botox hoặc điều trị bằng laser. Các phương pháp này sẽ giúp giải quyết các nguyên nhân gây ra cười hở lợi và mang lại hiệu quả lâu dài.

Dịch vụ niềng răng tại Nha khoa Parkway

Để biết chính xác phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hở lợi, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, Parkway tự hào trở thành chuỗi hệ thống nha khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Red Diamond Invisalign Provider – danh hiệu cao quý nhất trong hệ thống khay niềng trong suốt Invisalign trên toàn cầu. Đây không chỉ là sự công nhận về số lượng ca chỉnh nha Invisalign nhiều nhất Việt Nam mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chỉnh nha tại Châu Á của Nha khoa Parkway.

Khi sử dụng các dịch vụ niềng răng tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng.
  • Mỗi bác sĩ sẽ theo dõi khách hàng xuyên suốt quá trình điều trị.
  • Miễn phí khám, nhận phác đồ điều trị và chụp phim.
  • Phương thức thanh toán linh hoạt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân gây ra khuyết điểm cười hở lợi và một số biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này. Nếu bạn vẫn chưa thể khắc phục khuyết điểm này một cách hiệu quả, biện pháp công hiệu nhất đó là tìm kiếm một nha khoa uy tín.

Tin tức sự kiện khác

Tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá làm răng trắng 2024

Tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá tẩy trắng răng tại nha khoa mới nhất 2025

Sở hữu một nụ cười tỏa sáng là vốn ước mơ của rất nhiều người. Chính vì vậy hiện nay có rất nhiều người tìm đến dịch vụ tẩy trắng răng để thỏa mãn mong ước này. Vậy dịch vụ tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra dịch vụ này như […]

Xem chi tiết
Nhổ răng khôn nên ăn gì kiêng gì để mau lành vết thương?

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì? Những loại thức ăn phải tránh xa

Sau nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành? Nha Khoa Parkway chia sẻ chế độ ăn uống khoa học giúp giảm đau, tránh biến chứng. Tìm hiểu ngay!

Xem chi tiết
nha khoa Hồ Chí Minh

Top 10 nha khoa Hồ Chí Minh uy tín 2025

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM nhưng phân vân giữa hàng trăm phòng khám lớn nhỏ? Việc lựa chọn đúng nha khoa không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đừng chỉ dựa vào vị trí […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về răng số 8

Răng số 8 là gì? Dấu hiệu mọc răng số 8 nên biết

Răng số 8 là gì và tại sao nó thường gây ra nhiều vấn đề răng miệng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây đau nhức, khó chịu khi mọc lệch hoặc mọc ngầm.

Xem chi tiết