Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

8 Nguyên nhân chân răng nổi cục trắng và cách khắc phục

Không tự nhiên mà chân răng nổi cục trắng, đây là dấu hiệu cho thấy răng bạn đang có sự tấn công từ vi khuẩn. Nếu chủ quan không điều trị chắc chắc bạn sẽ gặp nhiều rắc rối hơn về vấn đề răng miệng. Với bài viết dưới đây, Parkway sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục khi bị nổi cục dưới chân răng.

Dấu hiệu chân răng nổi cục trắng

Nổi cục trắng dưới chân răng cũng không quá khó để nhận biết vì bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của chân răng nổi cục trắng chính là chân răng xuất hiện những mục màu trắng có nước bên trong. Những cục trắng này có khả năng hình thành nhiệt miệng, vỡ ra hoặc chuyển thành những cục mụn mủ quanh chân răng.

Khi nổi cục trắng dưới chân răng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu do bị cộm. Khi ăn thức ăn cay nóng bạn cũng sẽ có cảm giác rát và đau nhức. Tuy nhiên, nếu như chân răng nổi cục trắng xảy ra ở trẻ em thì bạn cần phải lưu ý những dấu hiệu sau do trẻ em không thể tự nhận biết được:

  • Xuất hiện mùi hôi trong miệng.
  • Đột nhiên chảy máu chân răng khi ăn hay trong lúc đánh răng.
  • Sốt và phát ban bất thường.
Hình ảnh một người bị sưng đỏ nướu chân răng

Dấu hiệu chân răng nổi cục trắng

8 Nguyên nhân nổi cục dưới chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân răng nổi cục trắng. Việc tìm ra được nguyên nhân khi nổi cục trắng dưới chân răng sẽ giúp bạn dễ tìm cách khắc phục hơn. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến gây ra nổi cục dưới chân răng:

1. Do bị sâu răng làm chân răng nổi cục trắng

Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải. Sâu răng giai đoạn đầu nếu được điều trị sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ răng miệng. Tuy nhiên nếu để lâu, vi khuẩn sẽ tấn công men răng và các phần khác của răng tạo cơ hội cho các cục trắng xuất hiện quanh chân răng. Chân răng nổi cục trắng do sâu răng sẽ có nguy cơ gây viêm nhiễm tuỷ răng nghiêm trọng.

Ảnh chụp răng bị sâu

Do sâu răng làm chân răng nổi cục trắng

2. Chân răng nổi cục trắng do bị áp xe răng

Áp xe răng xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào răng, gây viêm nhiễm và tạo ra mủ. Mủ tích tụ trong răng hoặc xương hàm, khiến bị sưng chân răng từ đó nổi cục dưới chân răng. Cục trắng này có thể vỡ ra, gây ra mùi hôi miệng và nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Nếu không điều trị kịp thời, áp xe răng không chỉ nổi cục trắng dưới chân răng mà còn gây ra các biến chứng như viêm mô mềm xung quanh răng, viêm xương hàm, viêm xoang, viêm não hoặc huyết áp cao.

3. Chân răng nổi cục do bị viêm nướu chân răng

Viêm nướu chân răng là một tình trạng viêm nhiễm ở vùng nướu xung quanh chân răng, thường do vi khuẩn gây ra khiến nướu sưng, đỏ, đau nhức. Nướu răng khi đang trong tình trạng tổn thương sẽ dễ dàng nổi cục dưới chân răng bất cứ lúc nào.

Hình ảnh chân răng bị nổi cục trắng và nướu chân răng bị đỏ

Do bị viêm nướu chân răng

4. Nổi cục dưới chân răng do bị hoại tử

Đây là giai đoạn nặng nhất khi chân răng nổi cục trắng. Khi hoại tử xảy ra ở chân răng, bạn sẽ phải trải qua các cảm giác như đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng và nổi cục dưới chân răng. Cục trắng này là dấu hiệu của việc mô chết bị loại bỏ khỏi cơ thể.

5. Do chế độ ăn uống không hợp lý làm chân răng nổi cục trắng

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng. Một số thực phẩm có thể gây ra cục trắng trên chân răng như đồ ngọt, trà, cà phê, rượu bia. Trong những thực phẩm này đều có khả năng kích thích sự tiết axit trong miệng gây ăn mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến chân răng nổi cục trắng.

6. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc chân răng nổi cục trắng. Như đã nói cục trắng xuất hiện là do sự tích tụ của các mảng bám, vi khuẩn và thức ăn dư thừa trên bề mặt răng. Khi bạn không đánh răng đầy đủ, đánh răng sai cách cũng là lúc bạn đã tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công khoang miệng khiến chân răng nổi cục trắng.

7. Do thói quen sử dụng nước súc miệng có nhiều cồn

Nước súc miệng chứa nhiều cồn là một loại sản phẩm vệ sinh răng miệng phổ biến, nhưng nếu sử dụng quá độ sẽ có thể khiến cho niêm mạc lợi bị sưng tấy, đau nhức và xuất hiện những cục trắng nhỏ hay còn gọi là nổi cục dưới chân răng.

Cô gái cầm ly nước súc miệng

Do thói quen sử dụng nước súc miệng có nhiều cồn

8. Bị lây nhiễm trong quá trình điều trị tại nha khoa không uy tín

Chân răng nổi cục trắng do bị lây nhiễm tại nha khoa là một trong những sự cố không may mà còn thể sẽ gặp nếu như điều trị tại nha khoa không uy tín. Các dụng cụ, máy móc của nha khoa này thường không được khử trùng, diệt khuẩn cẩn thận. Điều này khiến bạn dễ bị lây nhiễm các bệnh răng miệng từ các bệnh nhân trước đó.

Chân nướu răng bị đen, nướu răng bị đỏ.

Cách khắc phục chân răng nổi cục trắng

Phát hiện chân răng nổi cục trắng càng sớm thì việc điều trị càng ngắn. Điều quan trọng là việc xác định nguyên nhân và tình trạng mỗi người sẽ có cách giải quyết phù hợp. Sau đây là 4 cách bạn có thể thực hiện để khắc phục tình trạng này.

1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ chất sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng chân răng nổi cục trắng dễ dàng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình như sau:

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, bột, chất béo và các thực phẩm có thể gây kích ứng nướu như ớt, hành, tỏi, cà phê, rượu, thuốc lá…
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C, D và canxi như rau xanh, trái cây, sữa, phô mai, cá… để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ răng miệng.
  • Uống nhiều nước để giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn.
  • Ăn nhai kỹ thức ăn để kích thích tuần hoàn máu ở nướu và giảm nguy cơ bám mảng bạc.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những cách khắc phục nổi cục trắng dưới chân răng dễ thực hiện nhất. Khi răng được vệ sinh đầy đủ và đúng cách, vi khuẩn sẽ không có khả năng tấn công và gây hại cho răng. Để đảm bảo quy trình vệ sinh răng miệng đúng cách bạn có thể lưu ý những điều sau:

  • Đánh răng đầy đủ mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
  • Duy trì thời gian đánh răng ít nhất phút mỗi lần.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
  • Chọn bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương nướu răng.
Cô gái sử dụng bàn chải vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh chân răng nổi cục trắng

3. Sử dụng nước súc miệng bằng nước muối

Nước súc miệng bằng nước muối là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để chăm sóc răng miệng cũng như khắc phục tình trang nổi cục dưới chân răng. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch và làm dịu niêm mạc miệng, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về nướu và răng một cách hiệu quả

4. Điều trị tình trạng sâu răng

Như đã nói bên trên, tình trạng sâu răng nếu được khắc phục từ đầu sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến răng. Chính vì vậy khi vừa phát hiện răng bị sâu, bạn nên đến nha khoa để trám ngay. Sau khi trám, vi khuẩn sẽ không thể tấn công về sâu bên trong ổ răng gây viêm nhiễm cũng như dẫn đến tình trạng chân răng nổi cục trắng.

Trám răng sâu bằng composite

Điều trị tình trạng sâu răng để khắc phục tình trạng chân răng nổi cục trắng

5. Thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín

Thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng một lần không chỉ giúp bạn khắc phục tình trạng chân răng nổi cục trắng mà còn giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh lý nha khoa khác. Bạn cũng nên lựa chọn những nha khoa uy tín cùng trang thiết bị hiện đại để việc điều trị được đảm bảo an toàn và hiệu quả. Không nên lựa chọn những nha khoa không có tên tuổi để tránh những sự cố lây nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị.

Bác sĩ đang khám răng cho cô gái

Thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín

Hậu quả khi mắc chân răng nổi cục trắng

Khi chân răng nổi cục trắng mà bạn lại bỏ qua và không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể như:

1. Dẫn đến bị mất răng

Cục trắng dưới chân răng lâu ngày không điều trị có thể gây tổn thương cho mô mềm và xương quanh răng, khiến răng lung lay và yếu dần. Nếu vẫn tiếp tục chủ quan không điều trị, khi mô mềm xung quanh răng không còn khả năng bảo vệ răng nữa, răng sẽ rụng và mất đi vĩnh viễn. Bạn sẽ phải trồng răng giả hoặc cấy ghép Implant để lấp đầy khoảng trống của răng đã mất đi.

Cô gái kéo 1 bên miệng để lộ nơi bị mất răng

Dẫn đến bị mất răng

2. Gây hoại tử

Khi chân răng nổi cục trắng sẽ tạo ra một khoảng trống giữa răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ lại thành mảng bám. Lâu ngày mảng bám sẽ phá huỷ toàn bộ men răng, rồi tới tuỷ răng, sau cùng là chân răng gây hoại tử nghiêm trọng.

3. Làm nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết, còn được gọi là septicemia, là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Việc vi khuẩn từ cục trắng dưới chân răng xâm nhập vào đường máu thông qua các mô nướu là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng huyết mà ít ai ngờ tới.

4. Gây ung thư miệng

Sở dĩ chân răng nổi cục trắng có nguy cơ dẫn đến ung thư miệng và vì tình trạng này sẽ khiến nướu răng bị nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm trùng chân răng và nướu răng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư miệng. Nguyên nhân là do vi khuẩn có thể tạo ra các hợp chất độc hại, gây tổn thương đến tế bào trong miệng, dẫn đến sự biến đổi gen, một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển ung thư.

Lời kết

Mặc dù chân răng nổi cục trắng chỉ là một bệnh lý nha khoa nhẹ và dễ dàng điều trị, Tuy nhiên nếu bạn chủ quan, những cục trắng này sẽ gây ra nhiều phiền phức cho bạn về các vấn đề về răng miệng như: sâu răng, mất răng, viêm nướu hoặc thậm chí là hoại tử và ung thư miệng. Hy vọng rằng sau khi xem qua bài viết bạn sẽ có những cách phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết

Trám răng thưa bao nhiêu tiền? Bảng giá trám răng thưa 2024

Tình trạng thưa răng, đặc biệt là vùng răng cửa tuy không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ lớn. Hiện có nhiều người tìm tới phương pháp trám răng thưa để khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé.

Xem chi tiết