Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là gì - khi nào lấy cao răng

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là tác nhân gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi. Vậy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không? Khi nào thì lấy cao răng? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là lớp khoáng chất cứng bám trên bề mặt răng, thường xuất hiện ở phần gần nướu. Cao răng được hình thành khi mảng bám, vụn thức ăn bị vôi hóa bởi những khoáng chất và vi khuẩn có trong nước bọt. Cao răng có thể xuất hiện ở cả trên và dưới nướu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

Cao răng được chia làm 2 loại như sau: 

  • Cao răng thường: Cao răng này xuất hiện ở cổ răng, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, có thể gây nên tình trạng viêm nướu. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng, máu ngấm vào lớp cao răng và chuyển thành cao răng huyết thanh.
  • Cao răng huyết thanh: Tình trạng chảy máu chân răng kéo dài, dẫn đến sự lắng đọng hemoglobin, tạo thành mảng cao răng có màu nâu đen. Đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm, nếu không được điều trị kịp thời, cao răng huyết thanh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, làm tổn thương nướu và răng, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.
Hình ảnh lấy cao răng

Cao răng là lớp khoáng chất cứng bám trên bề mặt răng (Nguồn: Internet)

Cao răng hình thành như thế nào?

Mỗi người trong chúng ta đều có vi khuẩn sống trong miệng. Khi ăn thực phẩm chứa đường và tinh bột mà không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ, hình thành mảng bám và tiết ra axit. Axit này có thể gây xói mòn men răng và lắng đọng các protein khoáng hóa, hình thành cao răng.

Cao răng chủ yếu được tạo thành từ vi khuẩn chết đã khoáng hóa, kết hợp với một lượng nhỏ protein khoáng hóa từ nước bọt. Trong cao răng có chứa các khoáng chất như:

  • Canxi photphat
  • Canxi carbonat
  • Magie photphat

Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám này sẽ hấp thụ canxi và các chất khác từ thức ăn, nước bọt, dần dần cứng lại. Theo thời gian, cao răng sẽ trở nên sẫm màu, cứng và dày hơn, rất khó để loại bỏ mà không cần sự can thiệp của các biện pháp nha khoa chuyên sâu.

Nguyên nhân hình thành cao răng

Cao răng thường hình thành bởi những yếu tố sau:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đánh răng không đúng kỹ thuật, không làm sạch hết các mảng bám từ trong ra ngoài, không kết hợp chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm có tính axit cao nhưng sau đó không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn kết hợp với nước bọt và thức ăn thừa, do đó hình thành nên cao răng.
  • Thói quen hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá là một trong những yếu tố gây tích tụ cao răng nhanh chóng.
Nguyên nhân gây cao răng

Thường xuyên ăn thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường thúc đẩy nhanh quá trình hình thành cao răng (Nguồn: Internet)

Tác hại của cao răng

Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cao răng còn có nhiều tác hại khác, cụ thể như:

  • Hôi miệng và vàng răng: Cao răng hình thành từ các mảng bám thức ăn thừa trong khoang miệng. Theo thời gian, điều này dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu và răng ố vàng, gây mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
  • Bệnh nha chu, viêm nướu và sâu răng: Cao răng bám chặt vào chân răng làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng và thậm chí bệnh nha chu nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tụt lợi và nguy cơ mất răng: Khi cao răng tích tụ lâu ngày, chúng có thể phát triển kích thước, đẩy lợi xuống và gây tụt lợi. Hậu quả là răng dễ lung lay, yếu đi và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là một trong những việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Không lấy cao răng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, sâu răng, hoặc thậm chí mất răng. Hơn nữa, việc lấy cao răng định kỳ còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và duy trì nụ cười trắng sáng.

Khi nào thì lấy cao răng?

Các trường hợp nên lấy cao răng

Lấy cao răng là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Hầu hết mọi người nên thực hiện việc này định kỳ, đặc biệt là trong các trường hợp sau

  • Người chưa đến kỳ cạo vôi răng nhưng đã xuất hiện cao răng: Nếu nhận thấy các mảng cao răng hình thành sớm, việc loại bỏ kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác.
  • Người có lượng cao răng nhiều hoặc vết dính trên, dưới nướu: Đây là nhóm người dễ gặp bệnh lý viêm nha chu, cần được làm sạch để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Người bị viêm nha chu hoặc viêm nướu liên quan đến cao răng: Lấy cao răng sẽ hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có cao răng nên loại bỏ để giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng trong thai kỳ, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Người cần thực hiện các thủ thuật nha khoa: Trước khi nhổ răng, niềng răng hoặc tẩy trắng răng, việc làm sạch cao răng là bước cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quy trình.
  • Bệnh nhân chuẩn bị xạ trị hoặc phẫu thuật: Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bao gồm lấy cao răng, là yêu cầu quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng trước khi điều trị y tế.
Khi nào lấy cao răng

Đến kỳ lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng (Nguồn: Internet)

Các trường hợp không nên lấy cao răng

Lấy cao răng là biện pháp hữu ích giúp duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện. Một vài trường hợp sau đây cần cân nhắc hoặc tránh lấy cao răng:

  • Người bị viêm nha chu cấp, viêm nướu, viêm nướu hoại tử cấp tính: Tình trạng viêm nghiêm trọng cần được điều trị trước khi tiến hành lấy cao răng để tránh làm tổn thương thêm mô mềm.
  • Người không thể há miệng hoặc cảm thấy đau khi há miệng lớn: Điều này khiến việc lấy cao răng trở nên khó khăn và có thể gây đau đớn hơn cho người bệnh.
  • Người bị tắc nghẽn đường hô hấp trên: Những người không thể thở qua mũi có thể khó chịu hoặc gặp khó khăn trong quá trình cạo vôi răng.
  • Người bị viêm tủy cấp, răng nhạy cảm với nước lạnh và độ rung của dụng cụ: Tình trạng nhạy cảm này cần được xử lý trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.
  • Người bị rối loạn đông máu: Việc lấy cao răng có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến chảy máu, gây nguy hiểm cho người mắc bệnh rối loạn đông máu.
  • Người mắc các bệnh lý thần kinh như co giật cơ, động kinh: Các bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố trong quá trình thực hiện thủ thuật.
  • Người bị tiểu đường với biến chứng nha chu: Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tình trạng sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành lấy cao răng.
  • Người mắc bệnh lây truyền qua đường nước bọt hoặc sốt xuất huyết: Những trường hợp này cần hoãn thủ thuật để tránh nguy cơ lây nhiễm hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Làm thế nào để ngăn ngừa vôi răng?

Để ngăn ngừa vôi răng hình thành, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể, mời bạn cùng Parkway điểm qua qua một vài biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa flour và đánh răng đúng kỹ thuật để loại bỏ hoàn toàn mảng bám mặt ngoài và mặt trong của răng. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Ăn uống khoa học: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ, nước có gas. Thay vào đó nên sử dụng nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm lành mạnh giàu chất dinh dưỡng để khung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia: Các chất như nicotine trong thuốc lá không chỉ gây ố vàng răng và hư hại men răng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phổi, gan và thận.
  • Lấy cao răng định kỳ: Nên thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh đúng cách, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ sạch vi khuẩn (Nguồn: Internet)

Dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa Parkway

Lấy cao răng là thủ thuật đơn giản và thực hiện nhanh chóng giúp cải thiện thẩm mỹ, tăng sự tự tin và hạn chế mắc phải những bệnh lý nha khoa. Lựa chọn nha khoa uy tín chất lượng cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng vì nếu dụng cụ và thiết bị không được tiệt trùng nghiêm ngặt, nguy cơ lây nhiễm qua vết chảy máu trong quá trình cạo vôi răng có thể xảy ra.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Viêm tủy răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm tủy răng không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Bạn có biết những dấu hiệu của viêm tủy răng và cách chăm sóc đúng cách để bảo vệ nụ cười? Hãy cùng Nha […]

Xem chi tiết
Niềng răng có hôn được không

Niềng răng có hôn được không? 10 mẹo nhỏ hôn an toàn khi niềng

Niềng răng có hôn được không là băn khoăn của nhiều bạn khi có ý định chỉnh nha mà vẫn muốn giữ những xúc cảm với đối tác của mình.

Xem chi tiết
sáp nha khoa và cách sử dụng như thế nào

Sáp nha khoa là gì? Hướng dẫn cách dùng sáp nha khoa hiệu quả

Trong lĩnh vực niềng răng, chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với một loại vật phẩm hỗ trợ mang tên sáp nha khoa. Vậy loại sáp này là gì? Có công dụng như thế nào? Có bao nhiêu loại sáp nha khoa? Hãy cùng với Nha khoa Parkway tìm hiểu thông tin trong […]

Xem chi tiết
Đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh

Đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?

Răng khôn mọc lên không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến cơn đau nhức dai dẳng. Vậy đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng và an toàn? Nha khoa Parkway sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn thuốc phù hợp, kết hợp cùng những mẹo chăm sóc […]

Xem chi tiết