Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Khi nào cần lấy tủy khi làm sứ?
Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Trường hợp nào bắt buộc phải lấy tủy khi làm răng sứ? Lấy tủy răng có gây đau đớn dữ dội? Đó là những thắc mắc mà đội ngũ bác sĩ thường nhận được từ bệnh nhân. Trong bài viết làm răng sứ có phải lấy tủy không sau, Parkway sẽ giải thích giúp bạn nhé!
Bọc răng sứ có cần lấy tủy không?
Lấy tủy răng là gì? Vai trò của tủy
Lấy tủy răng là hoạt động loại bỏ phần mô mềm bên trong răng. Lấy tủy răng cần thiết khi cấu trúc răng bị hư hại, nhiễm trùng và chất chứa trong buồng tuỷ đã tiếp xúc với vi khuẩn. Vai trò của tủy đối với răng chính là một nguồn cung cấp dưỡng chất cho răng. Tuỷ răng là mô sống chứa những mạch máu và các dây thần kinh cảm giác quan trọng của răng. Tủy răng có hai phần: Buồng tuỷ, tuỷ chân răng.
Khi tủy răng bị lấy đi, mô răng sẽ trở nên yếu và giòn, do đó răng dễ bị vỡ, nứt hơn. Vì vậy nếu không thật sự cần thiết thì nha sĩ sẽ không khuyến khích bạn lấy tuỷ răng. Răng mất tuỷ giống một thân cây rỗng, không còn nguồn sống nên theo thời gian sẽ suy yếu rõ rệt. (1)
Tủy răng có vai trò quan trọng trong sự hoạt động của răng miệng:
Khi xuất hiện những kích thích có tác động lên răng, tuỷ răng sẽ dẫn truyền cảm giác bằng sự đau nhức, ê buốt, nóng/lạnh… chính là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm nha chu, chấn thương,…
Tham gia quá trình nuôi dưỡng và cải tạo ngà răng.
Đóng vai trò trung tâm của răng, tuỷ răng sẽ duy trì sự sống của hàm răng và quyết định xem nó có khoẻ mạnh hay không.
Không phải trường hợp nào bọc răng sứ cũng cần lấy tủy. Để xác định một trường hợp làm răng sứ có phải lấy tủy không thì cần thăm khám nha khoa chuyên nghiệp. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp chiếu để đưa ra nhận định về tủy răng của bệnh nhân. (2)
Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Nếu răng của bạn bị sâu nhưng lỗ sâu chưa ăn vào tuỷ răng thì bác sĩ sẽ điều trị mà không cần lấy tủy. Việc lấy tủy để bọc răng sứ thường được hạn chế vì răng sẽ yếu đi rất nhiều sau lấy tủy, dễ bị gãy ngang răng.
Lấy tủy răng có gây ảnh hưởng gì không?
Lấy tủy răng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của răng, tuy nhiên không quá nhiều
Nếu bác sĩ đã chỉ định bạn bắt buộc phải lấy tủy răng thì cũng đừng lo lắng quá nhé! Việc rút tủy răng sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, sau khi lấy tủy bạn có thể sẽ cảm thấy một chút ê buốt ở răng và không thể ăn uống bình thường.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải chấp nhận rủi ro là răng tự nhiên sau khi bị lấy tủy sẽ không thể khoẻ mạnh như răng bình thường. Răng đã bị mất đi nguồn sống thì sẽ yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Do vậy, sau khi lấy tủy răng, bạn cần chú ý chăm sóc răng cẩn thận hơn để bảo vệ răng tốt nhất có thể. Hãy tuân thủ những quy tắc chăm sóc răng mà bác sĩ đã đưa ra nhé!
Khi nào cần lấy tủy khi làm răng sứ?
Lấy tủy khi làm răng sứ cần thiết nếu răng của bạn bị sâu nặng, gây viêm tuỷ hoặc khi răng bị chấn thương nặng. Bác sĩ sẽ chỉ định liệu răng bọc sứ có cần lấy tủy không cho bạn.
1. Răng bị sâu nặng, gây viêm tủy
Răng sâu nặng sẽ phá huỷ cấu trúc răng và dần dần loại bỏ các mô răng, đồng thời gây ra viêm tuỷ. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bạn đau đớn dữ dội mà còn khiến bạn bị gãy nửa răng hoặc mất răng hoàn toàn. Nguy hiểm hơn là bạn có thể bị áp xe ổ răng, ảnh hưởng tới các răng kế cận. Do đó, để đảm bảo an toàn cho răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch tuỷ răng trước khi bọc răng sứ cho bạn.
2. Răng bị chấn thương nặng
Chấn thương nặng do va đập sẽ khiến tủy răng gặp phải tác động xấu. Điều này làm tủy răng bị tổn thương nên cần được điều trị kỹ càng trước khi bọc sứ.
Khi nào không cần lấy tủy khi làm răng sứ?
Nếu bạn chỉ bị sâu răng nhẹ, răng sứt mẻ ít và chỉ cần cải thiện màu sắc răng thì bạn không nhất thiết phải lấy tủy răng.
1. Cải thiện hàm răng bị đổi màu
Khi răng bị nhiễm màu, ố vàng, răng bị xỉn nhưng áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì việc bọc răng sứ là giải pháp nên sử dụng. Lúc này, răng gốc của chúng ta vẫn khỏe mạnh, răng chỉ gặp khiếm khuyết về màu sắc nên không cần phải lấy tủy răng.
2. Răng sâu nhẹ
Tuy răng bị sâu nhưng ở mức độ nhẹ, tình trạng sâu chưa động chạm tới tuỷ răng, kích thước các lỗ sâu còn nhỏ thì bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý từ bên ngoài. Điều này giúp bác sĩ hạn chế được tối đa việc xâm lấn đến tủy răng, bảo vệ răng thật ở mức tối ưu.
3. Răng sứt mẻ
Răng sứt mẻ nhưng chưa gây lộ tủy, chưa làm tủy bị tổn thương thì không cần phải lấy tủy vẫn có thể bọc răng sứ. Việc bọc sứ cho răng sẽ bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn hoặc ngoại lực.
Lấy tủy răng có gây đau nhức không?
Lấy tủy răng sẽ được thực hiện sau khi bác sĩ gây tê cục bộ cho bệnh nhân. Nhờ kỹ thuật gây tê mà bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình lấy tủy. Tuy nhiên, vì là thủ thuật tác động đến cấu trúc của răng nên không thể tránh khỏi cảm giác khó chịu, hơi ê một chút khi thuốc tê tan hết. Đặc biệt là trong hai ngày đầu sau lấy tuỷ bạn có thể gặp khó khăn khi ăn uống. Những cảm giác này đều không đáng kể và sẽ biến mất nhanh chóng nên bạn đừng quá lo nhé!
Những lưu ý khi bọc răng sứ phải lấy tủy
Lấy tủy chính là xâm lấn vào cấu trúc răng, sau đó để bọc sứ thì răng gốc lại tiếp tục bị mài nhỏ. Vì vậy răng gốc sẽ bị tổn hại khá nhiều. Do đó, để hạn chế rủi ro cho răng thật thì bạn cần chú ý những điều sau:
Lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kỹ thuật lành nghề. Đồng thời, nha khoa này phải có trang thiết bị hiện đại, vô trùng để giúp quá trình lấy tủy, mài răng, bọc sứ diễn ra chuẩn xác, an toàn và nhanh chóng.
Sau khi lấy tủy và mài răng thì độ cứng của răng sẽ trở nên kém hơn nên bạn cần hạn chế việc ăn những thực phẩm quá rắn. Các món ăn dai, nhiệt độ bất thường cũng cần tránh xa. Răng trải qua lấy tủy và mài nhỏ sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy bạn nên chuyển sang dùng loại bàn chải và kem đánh răng cho răng nhạy cảm.
Để hạn chế tối đa sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng thì bạn hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau mỗi lần ăn uống nhé! Ngoài ra, việc làm sạch từng kẽ răng là rất cần thiết vì đây là vị trí vi khuẩn hay tồn đọng. Bạn cần kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
Quy trình bọc răng sứ không đau tại nha khoa Parkway
Bước 1: Bác sĩ kiểm tra toàn bộ khoang miệng của bạn, sau đó xây dựng và tư vấn phác đồ điều trị. Nếu cần lấy tủy răng hoặc làm sạch lỗ sâu, điều trị viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ thực hiện bước này trước.
Bước 2: Mài nhỏ răng tự nhiên.
Bước 3: Lấy dấu hàm sau khi mài và gắn răng tạm.
Bước 4: Nhận mão răng sứ và gắn mão răng lên cùi răng bằng keo nha khoa chuyên dụng.
Bước 5: Tư vấn chăm sóc răng sứ và tái khám sau bọc răng.
Tất cả các bước trên đều là quy trình bọc răng sứ tiêu chuẩn được bác sĩ chuyên môn của Nha khoa Parkway thực hiện. Nha khoa Parkway cam kết toàn bộ quy trình thực hiện bọc sứ cho răng đều vô trùng và an toàn. Sau khi bọc răng, bệnh nhân sẽ được bảo hành về chất lượng răng sứ.
Mão sứ tại Nha khoa Parkway được chế tác tại phòng Labo chuyên biệt, đảm bảo sự tinh tế, chuẩn xác. Mão sứ ôm sát thân răng và có màu sắc trong suốt, sáng bóng, các vân răng được điêu khắc chân thật, đẹp mắt.
Vậy là Nha khoa Parkway đã giúp bạn giải đáp bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Bên cạnh vấn đề lấy tủy thì xoay quanh bọc răng sứ còn có nhiều thắc mắc khác. Để được giải đáp thêm về chủ đề này, bạn hãy liên hệ 1900 8059 nhé!
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]