Bọc răng sứ là giải pháp khắc phục tình trạng răng sứt mẻ, lệch lạc, lỗ sâu lớn, sau khi chữa tủy,… giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng và cải thiện khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, bọc răng xứ là một kỹ thuật có xâm lấn răng thật, do đó nhiều người tâm lý hoang mang, liệu có đau và có ê buốt nhiều không. Vậy bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường? Triệu chứng ê buốt sau khi làm răng sứ bao lâu sẽ kết thúc?
Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không, ảnh hưởng gì không?
Trên thực tế, bọc răng sứ không gây hại đến hoạt động ăn nhai của người bọc răng. Ngược lại, bọc răng sứ còn có thể giúp bạn ăn, nhai tốt hơn vì mão sứ chịu lực tốt. Các chức năng ăn nhai cơ bản như xé, cắn, nhai nhỏ thực ăn đều được đảm bảo ở mức cao nhất. (1)
Ngoài ra, với trường hợp răng thưa, bọc răng sứ sẽ giúp các răng khít vào nhau. Nhờ vậy mà bạn không bị thức ăn giắt lại kẽ răng, ngăn ngừa cảm giác khó chịu và nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Dù vậy, trong thời gian đầu khi cơ thể chúng ta chưa quen với việc xuất hiện của răng sứ, bạn có thể sẽ cảm thấy ăn nhai còn gượng và hơi khó chịu một chút.
Sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường?
Bọc răng sứ bao lâu thì ăn uống được? Bọc răng sứ tuy không gây ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng ăn nhai của hàm răng nhưng thời gian đầu bạn sẽ chưa quen với sự xuất hiện của mão sứ. Đầu tiên, bạn sẽ cần từ 30 – 60 phút để răng có thời gian “nghỉ ngơi”. Trong khoảng thời gian này, mão sứ sẽ bắt đầu quá trình tương thích với khoang miệng của bạn. Do đó, bạn không được ăn uống bất cứ thứ gì trong giai đoạn này. (2)
48 giờ tiếp theo, răng sứ và cùi răng vẫn tiếp tục “làm quen” nên mối liên kết giữa cả hai chưa chắc chắn. Việc ăn uống có thể vẫn sẽ gặp một chút khó khăn. Bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm, nhiệt độ thấp trong thời điểm này. Nhờ vậy mà răng và cơ hàm có điều kiện tốt để làm quen với nhau, hạn chế gây tổn hại tới liên kết giữa răng sứ và trụ răng.
Sau 48 giờ đầu, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai bình thường và có thể thử sức với những món có tính cứng hơn một chút.
1. Chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ để nhanh chóng hồi phục bình thường
Chế độ ăn uống sau bọc răng sứ cũng ảnh hưởng tới thời gian hồi phục và độ bền của răng sứ. Bạn nên ăn uống đủ chất trong giai đoạn này nhưng cũng cần tránh một số thực phẩm gây hại cho răng.
2. Thực phẩm nên ăn
Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được và nên ăn gì? Nếu muốn mão răng sứ tồn tại lâu dài trong miệng thì chúng ta cần tuân thủ quy tắc về ăn uống sau khi bọc răng. Trong khoảng hai giờ đầu, bạn không được ăn bất cứ thứ gì, kể cả đồ mềm.
Dưới đây là những thực phẩm nên ăn sau khi bọc sứ cho răng để răng nhanh chóng hồi phục:
Các loại trái cây có tính mềm, dễ ăn như: Vú sữa, dâu tây, kiwi,… Những loại hoa quả này vừa cung cấp nhiều vitamin mà lại có khả năng làm sạch răng tự nhiên, rất có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Các loại thực phẩm nhiều canxi và chất dinh dưỡng: Cá, trứng, sữa, các loại thịt đỏ, thịt trắng,…
Đa dạng các loại rau, củ: Rau củ không thể thiếu trong thực đơn của người bọc răng sứ. Bạn lưu ý nên ăn nhiều loại rau củ khác nhau, bao gồm các loại rau lá xanh, các loại củ quả có màu như củ cải, bí đỏ, cà chua,…
Tuy nhiên, cần lưu ý là trong giai đoạn đầu thì mão răng sứ và cơ thể của chúng ta chưa tương thích hoàn toàn với nhau nên khi ăn các thực phẩm kể trên, bạn cần chú ý:
Chỉ ăn khi thực phẩm ở tình trạng nguội, độ ấm vừa miệng.
Nên nấu mềm thực phẩm và cắt nhỏ trước khi nhai.
Trong quá trình nhai nếu cảm thấy cộm, vướng, khó chịu thì bạn hãy liên hệ nha khoa sớm để kiểm tra và điều chỉnh lại nhé!
Chế độ ăn sau khi bọc răng sứ cần đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng. Bạn hãy ăn uống đủ chất và đúng bữa nữa nhé!
3. Thực phẩm không nên ăn
Ngoài các thực phẩm nên ăn thì bạn hãy lưu ý tới những thực phẩm cần hạn chế sau khi bọc răng sứ. Cụ thể là những món ăn được nêu dưới đây:
Đồ ăn quá cứng, quá dai như sụn động vật, các loại hạt, đồ khô,… Chúng có thể khiến răng sứ bị sứt mẻ, nứt vỡ.
Thực phẩm có nhiệt độ bất thường: Nhiệt độ món ăn quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến răng sứ trở nên nhạy cảm hơn và gây ra tình trạng ê buốt.
Món ăn có nhiều đường trong thành phần: Các món ngọt như bánh ngọt, chè, kẹo,… chúng sẽ bám dính vào mão sứ, khiến mão sứ giảm độ bền.
Đồ uống có ga, nhiều màu: Các loại đồ uống này có thể gây hỏng men răng và khiến răng sứ sớm bị nhiễm màu.
Với công nghệ mài răng hiện đại như hiện nay thì chỉ từ 1 – 2 ngày là bạn sẽ không còn thấy đau nhức và có thể ăn nhai như cũ (Nguồn: Internet)
Quá trình bọc răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải mài bớt mô răng thật để có thể lắp vừa mão răng. Vì vậy, tình trạng ê buốt, đau nhức là khó có thể tránh khỏi. Với công nghệ mài răng hiện đại như hiện nay thì chỉ từ 1 – 2 ngày là bạn sẽ không còn thấy đau nhức và có thể ăn nhai như cũ.
Tuy nhiên, mức độ và thời gian đau nhức còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: (3)
Tay nghề của bác sĩ: Bọc răng sứ bao lâu thì hết đau tùy thuộc vào độ yêu cầu sự tỉ mỉ và độ chính xác ở mức rất cao. Vì vậy, tay nghề của bác sĩ chiếm vai trò rất quan trọng. Bác sĩ mài răng, chụp mão sứ sai cách sẽ khiến bạn đau nhức lâu dài.
Hoạt động chăm sóc răng miệng sau bọc răng: Nếu bạn chăm sóc răng miệng sai cách thì có thể mắc các bệnh lý nha khoa nguy hại, vì vậy mà tình trạng ê buốt càng kéo dài hơn.
Các bệnh lý về răng chưa được chữa trị dứt điểm: Trước khi bọc sứ, nếu bạn chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng thì sau khi bọc sẽ bị ê buốt, đau nhức. Giải pháp cho tình trạng này là phải để bác sĩ tháo mão sứ ra và chữa khỏi bệnh cho bạn, sau đó làm lại răng sứ.
Sai khớp cắn: Bác sĩ mài răng sai tỉ lệ, răng sứ chế tác không phù hợp với đặc điểm răng, bác sĩ lắp mão răng không khít dẫn đến sai khớp cắn. Áp lực nhai lúc này sẽ dồn lên chân răng gây ra sự đau đớn dữ dội, kéo dài cho bạn.
Nguyên nhân gây ra ê buốt khi trồng răng sứ
Bọc răng sứ có thể khiến bạn bị ê buốt nếu kỹ thuật và trang thiết bị bọc răng kém chất lượng, bạn chưa điều trị các bệnh lý răng miệng, sang chấn khớp cắn hoặc ăn uống sai cách.
1. Kỹ thuật và trang thiết bị yếu kém
Bọc răng sứ phải mài nhiều men răng thật nên kỹ thuật và trang thiết bị thực hiện cần đạt chuẩn chất lượng cao. Nếu mài quá nhiều men răng thì khả năng cao ngà răng sẽ bị lộ, dễ tổn thương nên không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức. Do vậy, khi lựa chọn dịch vụ bọc răng sứ, bạn hãy chọn nha khoa đáng tin cậy nhé!
2. Chưa điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng
Trước khi bọc răng sứ, bạn hãy yêu cầu bác sĩ thăm khám kỹ tình trạng răng miệng của mình. Nếu răng bị sâu hay viêm tủy thì bác sĩ cần lấy sạch các mô và tuỷ nhiễm trùng. Nếu không chữa trị dứt điểm, bạn có thể sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn sau khi bọc răng sứ. Từ đó mà tình trạng đau nhức, ê ẩm sẽ dữ dội và kéo dài hơn.
3. Sang chấn khớp cắn
Mão sứ bị lắp lệch, lắp không khít với cùi răng sẽ gây ra lệch chuẩn khớp cắn. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ cảm thấy chênh, cộm khi ăn nhai. Không chỉ vậy, mão sứ lắp lệch sẽ trồi lên cao hơn bình thường hoặc bị lệch với răng đối diện. Dẫn đến lực nhai bị dồn ứ lên thân răng sứ và chân răng thật gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu cho người dùng.
4. Thói quen ăn uống
Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường? Việc ăn uống sai cách cũng có thể kéo dài cảm giác đau đớn, khó chịu sau bọc răng. Khi bạn ăn những món quá cứng, quá dai, món ăn lạnh buốt hoặc nóng bỏng miệng thì mão răng sứ sẽ bị ảnh hưởng. Thức ăn cứng va đập vào mão sứ có thể khiến mão sứ nứt, vỡ. Thức ăn có nhiệt độ quá cao, quá thấp thì khiến mão sứ và cùi răng nhạy cảm hơn. Tất cả đều gây ra những cơn đau nhức dữ dội cho bạn.
Làm thế nào để giảm ê buốt kéo dài?
Bạn có thể giảm thiểu các cơn ê buốt sau khi bọc răng sứ bằng một số giải pháp ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu sau khi thử các cách nêu trên nhưng cơn ê buốt vẫn kéo dài thì bạn nên tới nha khoa để kiểm tra.
1. Uống thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là cách nhanh để chấm dứt cơn đau do bọc răng sứ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc giảm đau mà chỉ sử dụng dưới sự cho phép của bác sĩ. Hãy hỏi kĩ bác sĩ về liều lượng uống, các phản ứng phụ, các yếu tố gây dị ứng của thuốc.
2. Súc miệng nước muối
Muối có công dụng loại trừ vi khuẩn và làm sạch các dịch bẩn bám xung quanh răng sứ một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Nhờ vậy mà cảm giác đau nhức sẽ được xua tan phần nào.
Để sử dụng muối giúp giảm đau sau bọc răng sứ, bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau:
Tự pha nước muối: Bạn đun nước ấm, sau đó bỏ 2 thìa muối tinh vào khuấy đều đến khi muối tan. Sau đó súc miệng nhẹ nhàng để giảm cơn đau nhức.
Sử dụng nước muối sinh lý: Bạn mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc và súc miệng trực tiếp, không cần pha loãng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ an toàn và tốt hơn vì nồng độ muối đã được điều chế phù hợp.
3. Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau dễ thực hiện, hiệu quả tốt. Bạn bọc đá vào khăn hoặc túi chườm rồi đặt lên má, phía bên ngoài khu vực đau nhức. Khi chườm thì nên xoa đều quanh má để không bị buốt lạnh tập trung ở một vùng. Không chườm trực tiếp lên răng sứ vì sẽ khiến răng đau nhức dữ dội hơn.
Cách chăm sóc răng miệng
Sau khi bọc răng sứ, bạn cần chú trọng chăm sóc răng miệng hơn bình thường vì giờ răng sẽ nhạy cảm hơn (Nguồn: Internet)
1. Chế độ ăn uống phù hợp
Tuy răng sứ chịu được lực ăn nhai tốt hơn răng thật nhưng về độ bền, độ dẻo dai thì không thể bằng răng thật. Do đó, bạn cần chú ý hạn chế ăn những món có hại cho răng sứ, cụ thể là những món như sau:
Đồ ăn dai, dính như kẹo cao su, kẹo dẻo,…
Các món ăn chứa lượng đường cao.
Đồ ăn có nhiệt độ bất thường: Lạnh buốt hoặc quá nóng.
Thực phẩm cứng, giòn.
Ngoài ra, khi ăn nhai thì bạn cần nhai đều cân bằng cả hai bên hàm. Nếu vẫn muốn ăn đồ dai thì hãy xắt nhỏ trước khi ăn bạn nhé!
2. Cách vệ sinh răng miệng
Răng sứ cần được làm vệ sinh kỹ và nhẹ nhàng hơn răng thật. Vì vậy, bàn chải lông mềm, có kích thước vừa vặn với khuôn miệng là lựa chọn phù hợp. Bạn cũng nên sử dụng loại kem đánh răng chuyên biệt cho răng nhạy cảm để giữ độ bền cho răng sứ.
Bên cạnh bàn chải thì bạn cũng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng và tăm nước để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mảnh vụn nằm sâu trong các kẽ hở, mặt nhai của răng và các răng trong cùng.
Ngoài ra, bạn hãy mát xa viền nướu của răng sứ bằng ngón tay sạch để kích thích lưu thông máu nơi đây. Điều này rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
3. Tái khám định kỳ đúng lịch hẹn
Việc tái khám sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng răng sứ nên bạn không được chủ quan, hãy thực hiện đầy đủ những lịch tái khám định kỳ. Không chỉ vậy, khi tái khám, bạn hãy khám tổng quát răng miệng chứ không nên chỉ khám răng sứ. Đặc biệt, khám kỹ độ khít sát giữa mão răng và nướu răng, tình trạng mảng bám và sức khỏe của nướu.
Dịch vụ bọc răng sứ tại Nha khoa Parkway
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình khuyết điểm của răng, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần xâm lấn răng thật, đôi khi mang lại cảm giác đau và ê buốt. Lựa chọn được một địa chỉ nha khoa bọc răng sứ uy tín, chất lượng là yếu tố then chốt để đảm bảo đạt kết quả như mong đợi.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa thẩm mỹ tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:
Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.
Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng.
Phương thức thanh toán linh hoạt.
Chế độ bảo hành răng sứ tùy thuộc từng dòng.
Trên đây là thông tin giải đáp sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường, hết đau và ê buốt. Bọc răng sứ không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai nên bạn hãy yên tâm thực hiện phương pháp này nhé! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bọc răng sứ, bạn hãy gọi cho chuyên viên tư vấn của Nha khoa Parkway qua tổng đài 1900 8059.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]