Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Hàm khung tháo lắp kim loại và những điều cần biết

Tìm hiểu về hàm khung tháo lắp kim loại

Trong số những phương pháp phục hình răng mất hiện nay, hàm khung tháo lắp kim loại được sử dụng rất phổ biến. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về loại hàm này trong bài viết sau đây nhé!

Hàm khung tháo lắp kim loại là gì?

Hàm khung tháo lắp kim loại (dental partial denture) là một loại hàm giả tháo lắp bán phần, với 2 bộ phận chính gồm: nền hàm và răng giả. Khác với loại hàm khung nhựa thông thường, hàm khung kim loại được thiết kế thêm các móc tựa lên mặt nhai của răng thật và một vòng cung bằng hợp kim (Cr – Co, Ni – Cr hoặc Titanium) tựa sát vào vòm răng phía trước, điều này giúp tạo nên sự vững vàng hơn cho hàm trong các hoạt động ăn nhai.

Răng giả gắn lên hàm khung được làm từ vật liệu sứ nha khoa hoặc nhựa, tùy vào sự lựa chọn của khách hàng. Hàm khung tháo lắp kim loại được bác sĩ chỉ định cho những ca mất một ca bị mất một vài răng hoặc nhóm răng trên cung hàm.

Hàm khung tháo lắp kim loại - 2

Hàm khung tháo lắp kim loại là phương pháp phục hình răng mất được nhiều người ưa chuộng (Nguồn: Internet)

Những trường hợp có thể sử dụng hàm khung

Hàm khung là một giải pháp hiệu quả cho việc phục hình răng mất, giúp cải thiện chức năng nhai, nói chuyện, bảo vệ răng trụ và tăng tính thẩm mỹ. Hàm khung sẽ phù hợp sử dụng cho một số trường hợp như:

  • Mất răng xen kẽ: Hàm khung được chỉ định cho những ca bị mất răng xen kẽ nhưng không thể phục hình cố định vì khoảng mất răng quá dài.
  • Mất răng phía sau: Những ca bị mất răng phía sau và răng giới hạn phía xa không còn.
  • Không muốn mài răng: Dành cho những bệnh nhân muốn phục hình răng mất nhưng không muốn mài răng (ví dụ như phương pháp trồng cầu răng sứ)
  • Theo nguyện vọng của bệnh nhân: Nhiều bệnh nhân mất răng lựa chọn phương pháp hàm khung thay vì làm cầu sứ hoặc cấy ghép implant, phần lớn xuất phát từ vấn đề kinh phí do phương pháp này có giá thành rẻ hơn.
Hàm khung tháo lắp kim loại - 3

Hàm khung tháo lắp kim loại được chỉ định cho các trường hợp mất vài chiếc răng hoặc cụm răng trên cung hàm (Nguồn: Internet)

Ưu điểm của hàm khung so với các hàm tháo lắp khác

So với một số loại hàm giả tháo lắp thông thường, hàm khung tháo lắp kim loại có một số điểm vượt trội hơn như:

  • Cải thiện chức năng nhai và nói chuyện: Phần khung bằng kim loại cứng cáp, độ ổn định cao, truyền lực tốt giúp người sử dụng có thể ăn nhai hiệu quả, thoải mái hơn khi giao tiếp hàng ngày.
  • Bảo vệ răng trụ: So với hàm nhựa, hàm khung giúp bảo vệ các răng trụ còn lại khỏi việc di chuyển hoặc lệch hướng, duy trì sự ổn định của hàm tốt hơn.
  • Cảm giác đeo thoải mái hơn: Nền hàm khung thường được làm từ Titanium chắc chắn, nhẹ hơn so với hàm tháo lắp nhựa, nên giúp giảm cảm giác vướng víu ở lưỡi, rút ngắn thời gian thích nghi khi đeo, từ đó giúp việc ăn uống được ngon miệng hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh: Nhờ vào vật liệu hợp kim hoặc titanium nguyên chất, nên hàm khung không bị thấm nước bọt, dịch miệng hay thức ăn, giúp việc vệ sinh hàm dễ dàng.
  • Độ bền cao hơn: so với hàm nhựa, hàm khung tháo lắp kim loại có độ bền và cứng chắc hơn, cho thời gian sử dụng lâu dài hơn.

Nhược điểm của hàm khung

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó, hàm khung tháo lắp kim loại cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Kỹ thuật phức tạp: Kỹ thuật chế tác hàm khung tháo lắp kim loại tương đối phức tạp, điều này cũng khiến cho giá thành của hàm khung cao hơn so với các loại hàm khác.
  • Khó sửa chữa: Hàm khung tháo lắp khó sửa chữa nếu như có hư hại, ngoài ra nếu muốn thêm răng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Khó thích nghi: Một số người có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với hàm khung, mất nhiều thời gian hơn để làm quen với việc đeo hàm.
  • Không phù hợp với mọi trường hợp: Hàm khung tháo lắp chỉ có thể sử dụng cho các trường hợp mất một số răng hoặc cụm răng, bên cạnh đó những ai bị dị ứng kim loại cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng loại hàm này.
  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương: Những trường hợp mất răng lâu năm có thể dẫn tới tiêu xương, việc dùng hàm khung chỉ được xem là giải pháp phục hồi chức năng nhai tạm thời và không thể khắc phục được tình trạng tiêu xương vẫn diễn ra.
  • Có thể ảnh hưởng răng thật: Phần móc kim loại có thể làm răng thật bị co kéo, lâu ngày dẫn đến yếu dần hoặc tạo cảm giác ê buốt khi đeo hàm.
Hàm khung tháo lắp kim loại - 4

Phương pháp phục hình bằng cách dùng hàm khung tháo lắp không thể khắc phục triệt để tình trạng tiêu xương do mất răng lâu năm (Nguồn: Internet)

Quy trình phục hình răng bằng hàm khung

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, chụp X-quang nếu cần thiết và tư vấn về phương pháp phục hình phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi tiến hành lấy mẫu dấu răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để đảm bảo môi trường sạch sẽ và tránh nhiễm trùng.

Bước 3: Lấy mẫu dấu răng

Bác sĩ sẽ lấy mẫu dấu răng của bạn để chế tạo hàm khung phù hợp với cấu trúc răng miệng của bạn.

Bước 4: Thực hiện lắp hàm giả

Sau khi hàm khung được chế tạo xong, bác sĩ sẽ tiến hành lắp hàm giả vào miệng bạn, điều chỉnh để đảm bảo hàm khung vừa vặn và thoải mái.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Sau khi lắp hàm khung, bạn cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh nếu cần thiết, đảm bảo hàm khung hoạt động tốt và không gây khó chịu.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm khung

Để quá trình đeo hàm khung tháo lắp kim loại đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Kiên nhẫn khi sử dụng: Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi sử dụng hàm khung trong thời gian đầu, nên hãy kiên nhẫn và thực hành nói chuyện để dần làm quen cũng như cải thiện phát âm.
  • Vệ sinh hàm khung mỗi ngày: Vệ sinh hàm khung hàng ngày bằng bàn chải mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng, khi không sử dụng hãy ngâm hàm khung trong dung dịch vệ sinh hoặc nước sạch để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Tháo lắp hàm khung đúng cách: Khi lắp và tháo hàm khung, hãy nhẹ nhàng để tránh làm hỏng hàm hoặc răng trụ, tránh ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc dính có thể làm hỏng hàm khung hoặc gây khó khăn khi nhai.
  • Kiểm tra định kỳ: Định kỳ kiểm tra hàm khung và răng miệng tại nha khoa để đảm bảo hàm khung vẫn vừa vặn và không gây khó chịu.
  • Báo ngay cho nha sĩ nếu có bất thường: Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào như đau nhức, khó chịu hoặc hàm khung không vừa vặn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để được điều chỉnh kịp thời.
  • Không đeo hàm khi ngủ: bạn không nên đeo hàm khung khi ngủ để tránh áp lực lên nướu và răng trụ, trừ khi có chỉ định từ nha sĩ.

So sánh hàm khung với phương pháp trồng răng Implant

Tiêu chí/phương pháp phục hình Hàm khung kim loại tháo lắp Trồng răng Implant
Chức năng ăn nhai Phục hồi khoảng 30 – 40% chức năng ăn nhai của răng thật Phục hồi 100% khả năng ăn nhai tốt như răng thật
Tuổi thọ Tuổi thọ trung bình từ 3 – 5 năm Có thể lên đến trọn đời nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt
Chi phí Chi phí thấp hơn so với phương pháp cấy ghép Implant Chi phí cao
Quá trình chăm sóc Cần tháo lắp để vệ sinh, bảo quản Vệ sinh dễ dàng, thuận tiện như răng thật
Hàm khung tháo lắp kim loại - 5

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất tối ưu với nhiều ưu điểm nổi bật (Nguồn: Internet)

Dịch vụ trồng răng Implant tại Nha khoa Parkway 

Phục hình răng mất không chỉ giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai, cải thiện tính thẩm mỹ nụ cười mà còn đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân một cách tốt nhất. Trong đó, trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hình răng tối ưu nhất trong nha khoa hiện nay, đáp ứng đủ mọi tiêu chí về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi phục hình bằng phương pháp cấy ghép Implant, khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Parkway hiện là chuỗi nha khoa uy tín lâu năm trong lĩnh vực trồng răng Implant.

Sử dụng dịch vụ trồng răng Implant tại Nha khoa Parkway, khách hàng sẽ luôn hài lòng bởi:

  • Miễn phí khám tổng quát trước khi trồng răng Implant: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn để xác định phác đồ trồng răng Implant hiệu quả nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép Implant: Các bác sĩ tại Nha khoa Parkway là hội viên của hiệp hội implant thế giới (ITI), đã hoàn thành rất nhiều ca cấy ghép Implant toàn hàm phức tạp, các ca chỉnh nha kết hợp trồng răng Implant phục hình răng mất lâu năm,…
  • Đối tác chiến lược của các thương hiệu nha khoa lớn: Nha khoa Parkway là đối tác chiến lược của các thương hiệu trụ răng Implant hàng đầu, toàn bộ trụ răng được nhập khẩu chính hãng, chính sách bảo hành toàn cầu.

Quy trình trồng răng Implant tại Nha khoa Parkway

  • Bước 1: Khám tổng quát, chụp phim và lên phác đồ điều trị.
  • Bước 2: Thực hiện các bước tiền phẫu.
  • Bước 3: Tiến hành cấy ghép Implant.
  • Bước 4: Đặt Abutment (khớp nối) lên trụ Implant.
  • Bước 5: Phục hình răng sứ, kết thúc điều trị.

Phục hình răng mất là rất quan trọng để cải thiện chức năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Parkway để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Niềng răng thẩm mỹ - 1

Niềng răng thẩm mỹ gồm những phương pháp nào? Giá bao nhiêu?

Niềng răng là gì, tại sao phải niềng răng, có những loại niềng răng nào niềng răng có đau không, niềng răng bao lâu,… Tất cả đều có trong bài viết này.

Xem chi tiết
Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao niềng răng bị tụt lợi? Những dấu hiệu và cách cách khắc phục

Thực hư niềng răng bị tụt lợi? Có nguy hiểm không và làm cách nào để khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu

Xem chi tiết
7 biến chứng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý an toàn

7 biến chứng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý an toàn

Nhổ răng khôn thực chất là một cuộc tiểu phẫu nha khoa và có thể tiềm ẩn một số biến chứng xảy ra. Mặc dù tỷ lệ các ca nhổ răng khôn gặp biến chứng nguy hiểm là rất thấp, nhưng bạn vẫn nên nắm rõ để biết cách xử lý kịp thời. Cùng Nha […]

Xem chi tiết
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới cần lưu ý

Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới? Những biến chứng có thể gặp khi nhổ răng khôn hàm dưới

Nhổ răng khôn hàm dưới là một tiểu phẫu nha khoa phổ biến, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật bởi các bác sĩ có chuyên môn sẽ rất hiếm xảy ra những biến chúng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người lo lắng và cảm thấy không thoải mái khi thực hiện nhổ răng […]

Xem chi tiết