Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không?

Sốt khi mọc răng là một biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất dễ để nhầm lẫn giữa sốt do lên răng và sốt do nhiễm khuẩn ở các bé nên bố mẹ cần nắm rõ hiểu hiện của từng loại để tránh gây nguy hiểm. Vậy trong trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ thì sao? Cùng với nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết các thông tin mà phụ huynh cần biết để chăm sóc con trẻ khi có dấu hiệu sốt cao.

Sốt mọc răng ở trẻ là như thế nào? Những biểu hiện thường gặp

Trẻ nhỏ thường bước vào giai đoạn mọc răng từ tháng tuổi thứ 6 và hoàn thiện đến năm 3 tuổi. Khi chiếc răng đầu tiên xé bề mặt nướu để trồi lên trên, bé có thể thường sẽ chảy dãi nhiều và khóc quấy do đau. Bên cạnh đó, đi kèm còn có dấu hiệu sốt nhẹ, do vậy, để phân biệt với các loại sốt do nhiễm khuẩn khác hãy cùng điểm qua một vài thông tin sau đây. 

Các biểu hiện khi trẻ bị sốt do mọc răng

Khi có hiện tượng trẻ sốt mọc răng 39 độ, bạn cần chú ý quan sát cẩn thận để xác định, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số biểu hiện thường gặp ở các bé khi sốt lên răng như sau:

Thường xuyên chảy dãi là biểu hiện của trẻ đang mọc răngThường xuyên chảy dãi là biểu hiện của trẻ đang mọc răng

  • Thường xuyên bị chảy dãi: Trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng sau sinh, các bé sẽ có những biểu hiện đầu tiên báo hiệu sắp mọc răng như việc chảy dãi rất nhiều. Các mẹ không cần quá lo lắng, nên thường xuyên thấm, lau cho con. 
  • Nướu, lợi của trẻ có màu đỏ và bị đau khiến trẻ quấy khóc: Khi răng chuẩn bị trồi lên, lợi và nướu của các bé có thể sẽ bị sưng đỏ. Các mẹ hãy thường xuyên kiểm tra để nắm bắt tình hình từng thay đổi của trẻ nhé. 
  • Trẻ thường xuyên cho tay vào miệng, và thích cắn những đồ vật cứng do bị ngứa lợi: Khi những mầm răng bắt đầu quá trình nhú lên sẽ khiến cho lợi của bé ngứa ngáy. Vì vậy khi đó thì trẻ có xu hướng đưa tay vào miệng và cắn, gặm tất cả các vật cầm nắm được. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý vệ sinh tay, chân, cho trẻ súc miệng. Khử khuẩn trước khi cho con cầm nắm vào các vật. 
  • Ho đôi khi kèm theo sốt: Hiện tượng này có thể có hoặc không khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý thấy bé ho kèm đờm đặc, đờm xanh vàng thì nên đưa đến cơ sở y tế được được các bác sĩ tư vấn. Có thể, vùng lợi quanh răng của con đã bị bội nhiễm và gây ra tình trạng viêm hầu họng. 
  • Thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, chán ăn là những dấu hiệu ban đầu dễ thấy nhất ở trẻ.
  • Đôi khi bạn sẽ thấy bé đi ngoài ra phân lỏng hay phân sống nhiều lần trong ngày. 

Phân biệt sốt do mọc răng và do nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ

Trong một số trường hợp khi bạn thấy trẻ sốt mọc răng 39 độ, rất có thể đây không phải là sốt do mọc răng thông thường, mà do bé đã bị nhiễm khuẩn. Cách phân biệt cho cha mẹ như sau:

  • Sốt do mọc răng thường có các biểu hiện: chảy dãi nhiều, khó chịu, hay cáu, khóc, thích ngậm hoặc nhai các đồ vật cứng.
  • Sốt do nhiễm vi khuẩn thường có các biểu hiện: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi hoặc ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa, phát ban.

Sốt mọc răng ở mức 39 độ có nguy hiểm cho trẻ nhỏ không?

Bé mọc răng và sốt ở nhiệt độ cao khiến bố mẹ hết sức lo lắng, không biết ở mức nhiệt cao nhiêu sẽ được xem là bình thường? Mức nhiệt bao nhiêu là nguy hiểm cho trẻ? Trong trường hợp nào nên đưa các con đến gặp bác sĩ. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây theo ý kiến từ các chuyên gia.

Sốt mọc răng ở mức 39 độ có nguy hiểm cho trẻ nhỏ không?Sốt mọc răng ở mức 39 độ có nguy hiểm cho trẻ nhỏ không?

Trẻ sốt mọc răng thường ở mức nhiệt từ 38 – 38,5, trong một số trường hợp có thể lên đến 39 độ. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ tự khỏi sau 3-4 ngày khi răng đã nhú lên. 

Về bản chất, theo các bác sĩ chuyên khoa, mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ. Các bé bị sốt đến từ lý do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại tấn công khi dùng tay, hoặc vật dụng để cọ xát vào nướu làm giảm ngứa khi răng nhú lên gây ra. Do vậy, bố mẹ có thể giảm thiểu tình trạng sốt mọc răng cho con bằng cách hạn chế cho trẻ đưa tay hoặc các vật khác vào miệng.

Khi các bé sốt 38,5 – 39 độ có quấy khóc nhưng vẫn chơi, vẫn bú mẹ như bình thường thì không quá nguy hiểm, có thể dùng các biện pháp giảm nhiệt tại nhà. Còn nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ kèm theo biểu hiện nôn mửa, co giật, hắt hơi hoặc ho, tiêu chảy, phát ban,….. thì nên đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Tình trạng này kéo dài hoặc luôn trong trạng thái li bì là vô cùng nguy hiểm. 

Trẻ nhỏ sẽ bị sốt mọc răng trong bao lâu?

Câu hỏi “trẻ nhỏ bị sốt mọc răng bao nhiêu ngày thì hết” cũng là một câu hỏi khá phổ biến đối với các bật phụ huynh.Tùy vào cơ địa mà mỗi trẻ mọc răng sẽ có một quá trình không giống nhau. Có trẻ nhỏ lên răng thì ít sốt nhưng có một số lại sốt nhiều hơn. Thường rất khó để các bố mẹ có thể đoán được con có bị sốt hay không, nên phải cần được quan sát kỹ lưỡng trong giai đoạn lên răng sữa. 

Thông thường, khi mọc răng, trẻ nhỏ sẽ bị sốt trong khoảng từ 3-4 ngày. Đối với trẻ lần đầu mọc răng sẽ vô cùng khó chịu, những lần mọc răng sau đó sẽ giảm dần đau và sốt. 

Nên chăm sóc bé như thế nào khi bé bị sốt mọc răng

Khi các bé lên cơn sốt, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc  phụ huynh có thể áp dụng một số cách giảm nhiệt độ sau:

Chăm sóc bé  khi bé bị sốt mọc răngChăm sóc bé  khi bé bị sốt mọc răng

  • Bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cho trẻ. 
  • Để bé được nghỉ ngơi nhiều. 
  • Mặc quần áo thoải mái, dễ chịu, nên mặc các đồ có chất vải dễ thấm mồ hôi.
  • Thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm tay.
  • Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau theo liều lượng của bác sĩ khi bé sốt trên 38,5 độ.

Bên cạnh các cách làm giảm nhiệt độ, các chuyên gia cũng khuyến cáo bố mẹ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho con thật tốt. Phụ huynh nên thường xuyên :

  • Lau nước miếng chảy quanh miệng cho trẻ bằng khăn mềm. 
  • Sau khi bú hoặc ăn, hãy làm sạch nướu cho trẻ. 
  • Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, rồi nhẹ nhàng lau và massage nướu cho bé dễ chịu hơn. 
  • Cho bé uống nước lọc âm ấm sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
  • Không để bé gặm, cắm các đồ chơi vật dụng có cạnh vuông, sắc vì dễ làm tổn thương nướu, lợi.

Trong trường hợp nào, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện?

Bố mẹ cần hết sức quan tâm, chú ý đến từng biểu hiện của trẻ khi bị sốt trong giai đoạn mọc răng. Trong các trường hợp sau đây, phụ huynh cần đưa con đến gặp các bác sĩ nhanh chóng để tránh gặp nguy hiểm:

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ trong thời gian khá lâu, nên đưa đến cơ sở y tế ngayKhi trẻ sốt cao trên 39 độ trong thời gian khá lâu, nên đưa đến cơ sở y tế ngay

  • Với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi và sốt cao nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Với các bé trên 3 tháng tuổi, trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ trong thời gian dài. 
  • Trẻ bị sốt kéo dài hơn 24 giờ và không thấy dấu hiệu hạ nhiệt.
  • Trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban kèm theo sốt cao. 

Lời Kết

Trẻ sốt mọc răng 39 độ là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Quá trình lên răng này có lẽ là một khoảng thời gian khá khó chịu, vất vả với cả các bé và bố mẹ.Do vậy, phụ huynh nhớ theo dõi con một cách thường xuyên để phát hiện kịp thời khi bị sốt quá cao hoặc có các biểu hiện bất thường khác. Đồng thời, nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên và có một chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

 

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết