Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bị Tụt Lợi Có Chữa Được Không?

Một buổi sáng thức dậy, bạn soi gương và nhìn thấy chân răng của mình khác lạ. Chân răng lộ dần ra, có thể nhìn thấy được men răng và lớp ngà răng nằm trong. Thì đó chính là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tụt lợi.

tụt lợi chân răng

Nguyên nhân gây ra tụt lợi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tụt lợi mà bạn không để ý.

  • Do viêm răng miệng: Nguyên nhân chính gây ra viêm lợi chính là vôi răng. Vôi răng xuất hiện do viêm lợi, viêm quanh răng lâu ngày không được phát hiện. Nó không chỉ làm chảy máu chân răng khiến khoang miệng có mùi mà còn gây ra tụt lợi rất nghiêm trọng
  • Do cấu trúc răng: Lớp xương phủ ngoài bề mặt chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Khớp cắn không hài hòa về chức năng, kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
  • Do tác động cơ học: Thường xảy ra ở người lớn tuổi, dùng bàn chải quá cứng và không đúng cách, dẫn đến mòn lợi. Mức độ tụt lợi phụ thuộc vào vị trí của răng, góc của chân răng, độ cong của bề mặt chân răng.
nguyên nhân tụt lợi

Hậu quả của tụt lợi:

  • Gây mất men răng và cement chân răng khiến phần ngà bị lộ ra. Khi ăn uống sẽ thấy ê buốt và khó chịu.
  • Mòn cổ răng và chân răng. Khi đánh răng sẽ cảm thấy đau, thức ăn bị giắt vào chân răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm nặng hơn
tụt lợi
  • Khi lợi ngắn hơn, răng dài ra trông rất mất thẩm mỹ, không tự tin nói chuyện và giao tiếp.

Các phương pháp điều trị tụt lợi

Dùng thuốc bôi chữa tụt lợi

  • Dùng thuốc bôi hoặc thuốc ngậm có fluoride : Bạn có thể tới phòng khám để bôi dung dịch fluoride lên những vị trí răng bị ê buốt trong khoảng một tuần. Hoặc bạn sẽ được hướng dẫn ngậm máng có gel fluoride khi ngủ. Fluoride làm cho bề mặt răng cứng cáp hơn và bề mặt răng ít nhạy cảm hơn. Tuy nhiên flouride lại không làm dứt điểm hoàn toàn bệnh tụt lợi
gel chữa tụt lợi
  • Laze kết hợp bôi dung dịch fluoride: Khi sử dụng dung dịch fluoride kết hợp với ánh sáng laze sẽ bịt kín 90% các ống ngà bị hở ngay lần chiếu đầu tiên. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian đến phòng khám bệnh.
  • Phủ mặt răng bằng composite hoặc xi măng glassionomer:  Hai chất liệu này có những đặc tính lý hóa và cơ học để gia tăng mối nối vào men răng, tăng tính chịu lực và mài mòn. Đồng thời chúng cũng bám dính tốt vào ngà răng và có tính tương hợp sinh học với mô tủy răng.

Phẫu thuật ghép bù phần lợi tụt

  • Vạt có chân nuôi: là loại vạt trượt bên có chân nuôi. Được chỉ định khi mô nha chu ở vùng kẽ răng còn tốt và lợi vùng bên cạnh còn đủ rộng, đủ cao để tạo vạt trượt bên.
  • Ghép lợi tự do tự thân: Cung cấp vạt che phủ  cho vùng lộ chân răng nhưng màu sẽ không phù hợp với phần lợi xung quanh. Nơi hiến vạt là niêm mạc và tổ chức liên kết ở phía hàm ếch.
  • Ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô: Thường dùng cho trường hợp co lợi nhiều trên một răng, kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên. Nhưng có nhược điểm là kỹ thuật phức tạp hơn và có thời gian phẫu thuật kéo dài.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học: Áp dụng cho trường hợp co lợi mà tổ chức nha chu ở kẽ răng còn tốt. Tuy không phụ thuộc vào tổ chức phần mềm ghép lân cận nhưng chi phí khá cao.
chữa tụt lợi

Phương pháp chữa tụt lợi tự nhiên tại nhà:

  • Trà xanh: Đun sôi nước trà, dùng súc miệng mỗi sáng hoặc uống thay thế cho nước lọc.
  • Lô hội: Lấy ruột lô hội bôi lên chỗ lợi cần điều trị để trong khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng thật sạch. Hoặc lấy ruột lô hội pha với nước súc miệng hay cho vào bàn chải để đánh răng.
  • Chanh và dầu ô liu: Lấy 240ml nước cốt chanh trộn với 1 thìa cà phê dầu ô liu rồi lắc đều hỗn hợp lên. Cho vào lọ để khoảng 3 – 4 tuần. Sau đó lấy ra bôi lên vị trí bị tụt lợi, massage nhẹ nhàng trong 2 phút rồi súc miệng lại. Bạn kiên trì thực hiện 2 lần/ tuần sẽ có những hiệu quả rõ rệt.
  • Dầu mè: Lấy khoảng 1 – 2 thìa canh dầu mè, đun ấm lên, nhúng bàn chải vào rồi chải răng nhẹ nhàng. Sau đó bạn ngậm tiếp một chút dầu trong miệng rồi súc miệng hoặc đánh lại bằng kem đánh răng
chữa tụt lợi tại nhà đơn giản

Cách chăm sóc và phòng ngừa

  • Chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bám ở kẽ răng. Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều fluor và canxi và  nước súc miệng theo hướng dẫn của nha sĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những thực phẩm dễ gây ê buốt, tránh hủy hoại men răng

Dù bạn có đang bị tụt lợi hay không cũng nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ  để có được những tư vấn tốt nhất của bác sĩ.

Tin tức sự kiện khác

nha khoa Hồ Chí Minh

Top 10 nha khoa Hồ Chí Minh uy tín 2025

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM nhưng phân vân giữa hàng trăm phòng khám lớn nhỏ? Việc lựa chọn đúng nha khoa không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đừng chỉ dựa vào vị trí […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về răng số 8

Răng số 8 là gì? Dấu hiệu mọc răng số 8 nên biết

Răng số 8 là gì và tại sao nó thường gây ra nhiều vấn đề răng miệng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây đau nhức, khó chịu khi mọc lệch hoặc mọc ngầm.

Xem chi tiết
7 cách giảm đau răng nhanh

7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng tại nhà

Đau răng là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như mọc răng khôn, gãy răng, sâu răng hay viêm sưng nướu. Nếu cơn đau kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, Nha khoa Parkway tìm hiểu 7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp giảm thiểu sự khó chịu và trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Xem chi tiết
Tác hại khi răng mọc lẫy ở trẻ em

Răng mọc lẫy ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý phù hợp

Răng vĩnh viễn nhú lên trong khi răng sữa chưa rụng thì hiện tượng này được gọi là răng mọc lẫy. Tình trạng này cần phải được điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Xem chi tiết