Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ em thay bao nhiêu cái răng sữa? 6 điều ba mẹ cần lưu ý

Trẻ em thay bao nhiêu cái răng sữa? 6 điều ba mẹ cần lưu ý

Trẻ em thay bao nhiêu cái răng sữa và thứ tự thay răng sữa diễn ra như thế nào? Đây là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Chúng không chỉ giúp trẻ ăn uống dễ dàng mà còn hỗ trợ quá trình phát âm và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, răng sữa không tồn tại mãi mãi. Đến một độ tuổi nhất định, chúng sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Bài viết sau đây, Nha khoa Parkway sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình thay răng sữa để chăm sóc con trẻ dễ dàng hơn.

Trẻ em thay bao nhiêu cái răng sữa?

Răng sữa hay còn gọi là răng tạm thời, là những chiếc răng đầu tiên được mọc lên trong giai đoạn trẻ em sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần mọc hoàn thiện, đến khoảng 2 – 3 tuổi, trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa chia đều cho cả 2 cung hàm trên và hàm dưới.

Hình ảnh bé gãy có răng sữa bị lung lay

Vào giai đoạn 5 – 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa. Thông thường, chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng và răng vĩnh viễn mọc lên khi trẻ được 12 – 13 tuổi.

Khi tới độ tuổi thay răng, răng sữa sẽ có dấu hiệu lung lay do mầm răng vĩnh viễn đẩy lên làm chân răng sữa bị tiêu biến, đến một thời điểm chín mùi thì răng sẽ rụng ra khỏi hàm để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Theo trình tự, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ thay trước, các bé sẽ thay toàn bộ 20 chiếc răng sữa bao gồm 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới.

Trình tự và các mốc thời gian thay răng sữa ở trẻ em

Theo quy luật tự nhiên, răng sữa nào mọc lên đầu tiên thì răng đó sẽ rụng trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Do đó, các răng cửa hàm dưới sẽ được thay sớm nhất khi trẻ được 5 – 6 tuổi và lần lượt từng giai đoạn, răng vĩnh viễn sẽ mọc hoàn thiện khi trẻ được 12 – 13 tuổi.

hình ảnh trình tự mọc răng sữa và rụng răng sữa theo các mốc thời gian

Trình tự và các mốc thời gian thay răng sữa ở trẻ em diễn ra như sau:

  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới và hàm trên
  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên và hàm dưới
  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên và hàm dưới thứ nhất.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.
  • Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới và hàm trên thứ 2.

Ngoài ra, quá trình có thể diễn ra sớm hơn khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc muộn hơn khi trẻ được 8 tuổi. Trong đó, các bé gái thường sẽ thay răng sữa sớm hơn các bé trai.

Ngoài răng sữa và răng vĩnh viễn thì còn có răng khôn gồm 4 chiếc mọc ở 4 góc cuối của cung hàm, những chiếc răng này bắt đầu mọc từ 17 tuổi.

Những dấu hiệu thay răng sữa ở trẻ em

Quá trình thay răng sữa ở trẻ em thường diễn ra tự nhiên và không gây đau đớn nhiều. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để cha mẹ nhận biết con mình đang trong giai đoạn thay răng.

  • Răng sữa lung lay: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy răng sữa sắp rụng. Khi răng vĩnh viễn bên dưới bắt đầu phát triển, chúng sẽ đẩy chân răng sữa lên và chân răng sữa sẽ bị tiêu biến dần, khiến răng sữa trở nên lỏng lẻo và lung lay. Trẻ có thể cảm thấy răng lung lay khi dùng lưỡi đẩy hoặc khi ăn uống
  • Khoảng cách giữa các răng sữa: Khi răng sữa chuẩn bị rụng, khoảng cách giữa các răng có thể trở nên rộng hơn. Điều này là do xương hàm đang phát triển để chuẩn bị cho răng vĩnh viễn lớn hơn.
  • Chảy máu chân răng: Khi răng sữa lung lay nhiều và sắp rụng, có thể có một chút máu chảy ra từ chân răng. Đây là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại.
  • Mọc răng vĩnh viễn: Sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc lên. Cha mẹ có thể nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ răng vĩnh viễn mới nhú lên từ nướu.
  • Đau hoặc khó chịu nhẹ: Một số trẻ có thể cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu ở vùng nướu khi răng sữa sắp rụng hoặc răng vĩnh viễn mới mọc. Tuy nhiên, cảm giác này thường nhẹ và không kéo dài.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ có thể thay đổi thói quen ăn uống trong giai đoạn thay răng, chẳng hạn như thích ăn thức ăn mềm hơn hoặc tránh nhai bằng răng lung lay.

6 điều ba mẹ cần lưu ý khi trẻ em thay răng sữa

Giai đoạn thay răng sữa là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ và răng vĩnh viễn mọc lên khỏe mạnh, ba mẹ cần lưu ý những điều sau.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ba mẹ cần lưu ý đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày khi trẻ ngay từ khi trẻ còn sơ sinh, để tránh vi khuẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến răng sữa và nướu.

Hình ảnh mẹ và bé cùng nhau vệ sinh răng miệng

Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt sau những bữa ăn và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, kết hợp súc miệng với nước muối sinh lý giúp làm sạch răng miện tối ưu, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng miệng.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều đường, bởi đường là nguyên nhân chính gây sâu răng. Hãy tăng cường cho bé bổ sung rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất để góp phần tăng cường sức khỏe răng miệng cho trẻ.

những loại thực phầm giàu vitamin bổ sung chất dinh dưỡng như: cá hồi, bí, các loại hạt, rau xanh, củ quả

3. Khám nha khoa định kỳ

Khám nha khoa định kỳ là quan trọng và rất cần thiết, ba mẹ hãy đưa trẻ đến Nha khoa Parkway để khám răng định kỳ 6 tháng / lần để giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng cũng như giúp bác sĩ theo dõi được tình hình thay răng của trẻ để đưa ra những biện pháp phù hợp.

Bé gái đang được bác sĩ khám nha khoa định kỳ

4. Xử lý răng sữa lung lay đúng cách

Việc tự ý nhổ răng sữa có thể gây đau đớn, chảy máu và nhiễm trùng. Ba mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa của trẻ tại nhà, hãy để răng sữa rụng tự nhiên hoặc đưa trẻ đến nha sĩ để được xử lý.

Ngoài ra, hướng dẫn trẻ tự làm lung lay răng sữa bằng lưỡi hoặc ngõn tay sẽ giúp chân răng tiêu biến nhanh hơn và dễ rụng hơn.

5. Sử dụng những phương pháp giảm đau phù hợp

Quá trình trẻ thay răng sữa có thể kèm theo những biểu hiện như: sưng tấy, đau nhức,… ba mẹ nên chườm nóng, sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ và cho con sử dụng những thực phẩm mềm, loãng, uống nước ấm để giảm bớt cơn đau.

6. Lưu ý khác

Nếu ba mẹ quan sát thấy tình trạng răng của bé mọc lệch lạc không đều sau quá trình thay răng thì nên đưa bé đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phác đồ hỗ trợ kịp thời.

Dịch vụ chăm sóc trẻ thay răng theo năm tại nha khoa Parkway

Việc chăm sóc và theo dõi quá trình thay răng ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ răng miệng của trẻ.

Gói chăm sóc trẻ thay răng theo năm tại nha khoa Parkway là dịch vụ trọn gói bao gồm: theo dõi quá trình thay răng, hàn trám răng, lấy cao răng, nhổ răng sữa,… Cùng với sự theo dõi sát sao và tư vấn của các bác sĩ nha khoa, giúp phụ huynh nắm được tình hình cũng như kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc răng miệng cho bé đang trong độ tuổi thay răng.

NHA KHOA PARKWAY là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Khi sử dụng gói dịch vụ chăm sóc rẻ thay răng theo năm tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Tham khảo : Gói dịch vụ chăm sóc trẻ thay răng theo năm tại nha khoa Parkway

Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ đã có lời giải đáp xoay quanh việc trẻ em thay bao nhiêu cái răng sữa? và 6 điều ba mẹ cần lưu ý để hỗ trợ quá trình mọc răng và thay răng của trẻ được thuận lợi nhất. Ba mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của nha khoa Parkway để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích chăm sóc hàm răng của bé yêu nhé!

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết