Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý phòng tránh
Trẻ nhỏ thường hiếu động và dễ gặp các chấn thương như gãy răng sữa khi vui chơi, ăn uống. Điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng, khiến trẻ ăn nhai khó khăn hay dễ mắc các bệnh về răng miệng. Vậy trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Cách phòng tránh để trẻ bị gãy răng sữa như thế nào? Cha mẹ hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Những nguyên nào dẫn nhân đến việc trẻ bị gãy răng sữa?
Trẻ bị gãy răng sữa thường do hai nguyên nhân chính là răng trẻ bị tác động của ngoại lực hoặc do bản chất cấu trúc răng sữa của trẻ.
Bị tác động của ngoại lực khiến bé bị gãy răng sữa
Trẻ bị ngã, bị va đập tác động một lực mạnh trực tiếp lên răng là nguyên nhân hay gặp khiến trẻ bị gãy răng sữa. Răng cửa sẽ dễ bị chấn thương nhất. Răng sữa có thể bị gãy một phần, răng sữa bị lung lay sớm hoặc bị thụt vào trong. Trường hợp nặng, răng sữa của trẻ bị gãy và rụng hoàn toàn.
Do cấu trúc của răng sữa
Răng sữa thường khá nhỏ, xương ổ răng mềm, hệ thống dây chằng xung quanh lỏng lẻo nên răng sữa sẽ dễ bị gãy vỡ, nhất là khi trẻ ăn nhai thực phẩm quá cứng. Đôi khi mảnh vỡ của răng lẫn vào thức ăn khi trẻ nuốt nên cha mẹ không dễ dàng phát hiện việc trẻ bị gãy răng sữa sớm.
Trẻ bị gãy răng cửa
Dấu hiệu để nhận biết răng của bé bị gãy
Cha mẹ có thể quan sát răng của trẻ để phát hiện dấu hiệu trẻ bị gãy răng sữa như một vài vết nứt ở phía dưới gần nướu răng của trẻ. Trường hợp nghiêm trọng còn khiến răng trẻ bị nứt thành 2 phần. Các vết nứt này thường sẽ ít gây đau vì nó không ảnh hưởng đến tủy răng. Nhưng về lâu dài, các vết nứt có thể làm hỏng men răng của trẻ.
Nếu vết nứt nhỏ xuất hiện trên bề mặt răng, cha mẹ có thể theo dõi. Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, lợi sưng to, răng đau, răng bị đổi màu hoặc trẻ có hiện tượng sốt nhẹ thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Răng sữa bị gãy có ảnh hưởng gì không? Những hậu quả nghiêm trọng
Răng sữa khá yếu và rất dễ bị tổn thương, nhất là giai đoạn trẻ 2 – 4 tuổi. Khi đó, trẻ rất hiếu động và thích chạy nhảy nên trẻ dễ bị ngã khi vui chơi, sinh hoạt. Tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương của việc trẻ bị gãy răng sữa có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ như sau:
Tổn thương niêm mạc môi, lưỡi, nướu: trẻ bị gãy răng một phần, và phần góc sắc cạnh có thể va chạm làm môi, lưỡi. Xương ổ răng có thể tổn thương, phần thân răng còn lại lún xuống gây rách nướu, chảy máu và đau nhức cho trẻ.
Sung huyết tủy: tủy răng bị tổn thương, nếu trầm trọng do tắc nghẽn mạch máu ở vùng chóp gây hoại tử tuỷ.
Chảy máu tủy: Do sung huyết, các mao quản bị chảy máu để lại những mảnh vụn đọng lại trong ống ngà. Trường hợp nhẹ, máu sẽ tiêu đi và có sự đổi màu ít, sẽ nhạt dần sau vài tuần. Trong những trường hợp trầm trọng hơn, sự đổi màu tồn tại vĩnh viễn. Khi quan sát thân răng có thể có màu: đỏ nâu, xám, vàng. Sự đổi màu xảy ra sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau chấn thương là dấu hiệu hoại tử tuỷ.
Vôi hoá: Là tình trạng buồng tuỷ và ống tuỷ bị bít kín dần do ngà lắng đọng.
Tuỷ hoại tử: Một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của mạch máu tuỷ và gây hoại tử tuỷ.
Tiêu chân răng: Sau chấn thương, chân răng bị tổn thương và dần dần bị tiêu đi.
Các loại di chứng trên mầm răng vĩnh viễn: Răng sữa bị gãy khi răng vĩnh viễn sắp mọc sẽ làm mầm răng vĩnh viễn bị tác động. Răng vĩnh viễn có thể bị đổi màu thân răng trắng hoặc vàng – nâu, thiểu sản men, thân răng tách đôi, tách đôi chân răng, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối loạn mọc răng, dễ bị mọc lệch, mọc đâm sang các răng kế bên hoặc chìa ra ngoài.
Mất thẩm mỹ và tự ti giao tiếp: Trẻ bị ngã gãy răng sữa nếu là răng cửa sẽ làm mất thẩm mỹ, tự ti với bạn bè cùng trang lứa khiến trẻ ngại khi giao tiếp xã hội. Nếu tình trạng kéo dài, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến tự kỷ.
Răng bị gãy, gây mất thẩm mỹ có thể làm trẻ tự tị, ngại giao tiếp
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không?
Khi trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ thường thắc mắc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi khám và chụp phim X-quang để kiểm tra. Nếu trẻ có mầm răng vĩnh viễn bình thường thì khi đến tuổi thay răng, răng vĩnh viễn sẽ mọc ra. Tuy nhiên để răng vĩnh viễn mọc ra đúng vị trí, khoảng mất răng sữa cần được duy trì, tránh sự mọc chiếm chỗ của các răng bên cạnh.
Trẻ sẽ cần đeo hàm giữ khoảng cách. Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ được chụp phim X-quang và bác sĩ không phát hiện thấy mầm răng vĩnh viễn hoặc mầm răng mọc không đúng chỗ, bác sĩ có thể có phương án nắn chỉnh hoặc cấy implant.
Vì biết răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nhiều cha mẹ chủ quan với việc trẻ bị gãy răng sữa. Tuy nhiên, trẻ bị gãy răng sữa có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của răng vĩnh viễn như sau:
Răng vĩnh viễn mọc lên bất thường, chen lấn, xô đẩy, răng mọc sai vị trí hoặc mọc lệch lạc do trước đó trẻ bị gãy răng sữa, mất răng sữa sớm.
Răng sữa bị gãy, mất sớm có thể làm tổn thương đến khớp cắn, dẫn đến các tình trạng sai khớp cắn, làm giảm khả năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ khiến hàm bị lệch và khuôn mặt bị biến dạng theo.
Khi trẻ bị gãy răng sữa do chấn thương mạnh, có thể làm sung huyết tủy, chảy máu tủy, nhiễm trùng tủy, tiêu chân răng sữa và gây ra một số biến chứng làm hỏng mầm răng vĩnh viễn.
Nắn chỉnh răng để khắc phục việc trẻ bị gãy răng sữa
Trẻ bị gãy răng sữa nên xử lý như nào?
Để khắc phục hiệu quả nhất tình trạng trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ nha khoa để xác định và cách điều trị phù hợp.
Đối với tính trạng trẻ bị gãy răng sữa do tác động của lực
Trường hợp trẻ bị gãy răng sữa do va đập, chấn thương răng thì bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương của từng trường trường hợp gãy răng sữa
Đối với răng sữa bị gãy ít
Với trường hợp răng sữa của trẻ gãy ít, chỉ bị tổn thương phần men răng hoặc ngà răng, chưa tác động đến các bộ phận xung quanh, không gây ảnh hưởng đến tủy răng và việc ăn nhai của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định giữ nguyên tình trạng của răng hoặc hàn trám lại răng sữa bị gãy trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc lên.
Đối với răng sữa bị gãy nhiều và lộ tủy
Với trường hợp răng sữa bị gãy nhiều làm lộ tủy răng thì răng sữa cần được điều trị tủy răng. Sau đó, bác sĩ trám bít lại răng để bảo vệ tủy răng sữa, tránh tình trạng nhiễm trùng.
Đối với răng sữa bị gãy thân răng và tổn thương vào chân răng
Với trường hợp gãy thân răng và chân răng sữa bị tổn thương ở mức độ nhẹ, cha mẹ chỉ cần chăm sóc răng miệng tốt cho bé, tránh cho con ăn, cắn các thực phẩm cứng, tránh va chạm để chân răng sữa dần hồi phục.
Nếu thân răng và chân răng sữa tổn thương ở tình trạng nặng như: gãy nửa thân răng trở lên, chân răng chỉ còn góc nhỏ, chân răng sữa bị lún sâu gây hại cho xương ổ răng, răng bị lung lay mạnh, chảy máu và đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa bị gãy. Việc nhổ răng sữa bị gãy sẽ bảo vệ xương ổ răng được khỏe mạnh và không làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.
Đối với tình trạng trẻ bị gãy răng sữa do cấu trúc của răng sữa
Với nguyên nhân trẻ bị gãy răng sữa do men răng kém, lớp men răng và ngà răng mỏng thì cha mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng răng sữa bị mòn dần sau đó bị mất răng.
Răng sữa bị gãy ít mà không ảnh hưởng đến tủy răng thì bác sĩ sẽ chỉ định trám bít lại.
Nếu răng sữa bị gãy vào đến tủy răng thì bác sĩ sẽ xác định mức độ nặng nhẹ và thực hiện điều trị nội nha theo từng trường hợp hỏng tủy.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách tại nhà để tăng cường men răng cho trẻ. Khi trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ cần chú ý tránh cho trẻ phải ăn nhai nhiều thực phẩm quá cứng, bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng để bảo vệ xương và răng của trẻ chắc khỏe hơn.
Những lưu ý trong ăn uống đối với trẻ bị gãy răng sữa
Những thực phẩm nên ăn
Khi trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giúp trẻ mau chóng lành vết thương:
Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm lỏng như cháo, súp, đồ hầm vì ít sử dụng đến lực nhai, giúp răng không phải hoạt động nhiều sau khi răng vừa bị gãy.
Uống thêm sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp cung cấp lượng canxi đầy đủ cho răng, giúp răng chắc khỏe hơn, tránh trường hợp gãy các răng lân cận.
Ăn rau xanh và trái cây là thực phẩm luôn cần thiết cho cơ thể. Những thực phẩm này giúp cung cấp vitamin tổng hợp, có lợi cho răng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những thực phẩm nên kiêng
Khi trẻ bị gãy răng sữa, răng và nướu đang bị tổn thương và nhạy cảm. Vì thế cha mẹ lưu ý không cho trẻ ăn các đồ ăn quá cứng như sườn, sụn, kẹo cứng,… sẽ làm răng tổn thương nghiêm trọng hơn, khiến trẻ có thể rụng răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giải thích và nhắc nhở trẻ không được nhai đá cục, ăn kem, các đồ quá nóng, quá lạnh khiến răng gãy trở nên nhạy cảm và ê buốt hơn.
Bổ sung sữa và các thực phẩm nhiều canxi giúp răng chắc khỏe
Một vài lưu ý để tránh bị gãy răng ở trẻ em
Cha mẹ nào cũng mong muốn con được khỏe mạnh và phòng tránh các tổn thương không đáng có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hiểu được tâm lý này, nha khoa Parkway xin gợi ý một số lưu ý để phòng tránh gãy răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ như sau:
Xây dựng thói quen cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Cha mẹ hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách 2 lần/ngày với bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi
Sử dụng nước súc miệng và các dụng cụ làm sạch khoang miệng như chỉ nha khoa hoặc tăm nước… , giúp răng trẻ khỏe mạnh mà còn ngăn chặn tình trạng răng nứt, gãy, vỡ do sâu răng.
Bổ sung trong thực đơn của trẻ nhiều rau xanh, các thực phẩm nhiều canxi, khoáng chất để tăng đề kháng và phòng chống bệnh tật cho trẻ.
Cần tránh trẻ dùng răng để cắn xé, mở bao bì hay mở nắp chai, tránh làm ảnh hưởng xấu tới răng, khiến răng sữa dễ bị gãy khi phải sử dụng dùng lực quá mạnh.
Không nên cho trẻ ăn các đồ ăn quá cứng như đá viên, xương động vật, sườn… có thẻ gây sứt mẻ răng của trẻ.
Định kỳ cha mẹ cho trẻ đi khám nha khoa 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh lý và những bất thường trên hàm răng của trẻ.
Với bài viết này, hi vọng đã giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không và cách xử lý khi trẻ bị gãy răng sữa để tránh gây ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị gãy răng sữa hoặc các bất thường về răng miệng, cha mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa Parkway để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị càng sớm, răng trẻ càng có nhiều cơ hội hồi phục tốt hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cha mẹ. Với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nha khoa Parkway là lựa chọn được nhiều cha mẹ tin tưởng để chăm sóc và nâng niu hàm răng của trẻ.
Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]
Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]
Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]
Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]