Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sealant trong nha khoa và những điều bạn cần biết

Sealant trong nha khoa va những điều cần biết

Sealant trong nha khoa là lớp nhựa mỏng được phủ lên bề mặt răng, thường là răng hàm, để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Đây là biện pháp phòng ngừa đơn giản, không đau, nhưng mang lại hiệu quả bảo vệ răng tối ưu, đặc biệt đối với trẻ em trong giai đoạn thay răng. Vậy sealant thực sự có lợi ích gì, thời điểm nào thích hợp để trám bít hố rãnh, và quy trình chăm sóc sau khi trám sealant ra sao? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết về phương pháp này.

Sealant trong nha khoa là gì?

Sealant trong nha khoa hay còn gọi là trám bít hố rãnh, là một lớp nhựa mỏng được phủ lên bề mặt nhai của răng, thường là răng hàm. Lớp nhựa này có tác dụng lấp đầy các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng, ngăn ngừa thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây sâu răng. Sealant là phương pháp phòng ngừa phổ biến, không gây đau, phù hợp với cả trẻ em và người lớn.

Sealant trong nha khoa là gì

Sealant là một lớp nhựa mỏng được phủ lên bề mặt nhai của răng (Nguồn: Internet)

Lợi ích của sealant trong nha khoa

Sealant mang lại nhiều lợi ích trong nha khoa, cụ thể như sau:

  • Phòng ngừa sâu răng hiệu quả: Sealant tạo ra một “lá chắn”, lấp đầy các hố rãnh, khe trên bề mặt răng, bảo vệ răng và ngăn không cho, thức ăn và mảng bám bám vào răng.
  • Giảm nguy cơ hư hại răng lâu dài: Sealant phóng thích fluor, làm bề mặt răng rắn chắc, giúp duy trì sức khỏe răng miệng trong thời gian dài.
  • An toàn và tiết kiệm: Đây là phương pháp phòng ngừa có chi phí thấp hơn so với điều trị sâu răng hoặc phục hồi răng bị hư tổn.

Lưu ý: 

  • Hiệu quả của sealant: Sealant có thể duy trì hiệu quả trong nhiều năm, tuy nhiên vẫn cần được nha sĩ kiểm tra định kỳ để đảm bảo lớp sealant còn nguyên vẹn.
  • Không thay thế việc chăm sóc răng miệng hàng ngày: Trám sealant chỉ là một biện pháp hỗ trợ, việc chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và đi khám răng định kỳ vẫn rất quan trọng.

Khi nào nên trám bít hố rãnh bằng sealant?

Thời gian nên trám sealant ở trẻ em

Nên trám sealant trẻ em càng sớm càng tốt ngay khi răng vĩnh viễn của bé vừa mọc, thường là trong giai đoạn từ 6-7 tuổi. Những răng hàm vĩnh viễn còn lại cũng nên được trám ngay khi trẻ từ 11-14 tuổi để tối ưu hóa hiệu quả phòng ngừa.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, răng sữa cũng cần được trám sealant theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt khi hố rãnh trên răng sữa có nguy cơ sâu răng cao.

trám răng sealant cho trẻ em

Trám răng sealant cho trẻ em thường từ 6-7 tuổi (Nguồn: Internet)

Những trường hợp cần trám sealant ở người lớn

  • Những răng có hố rãnh sâu: Dù là người lớn, nếu răng có nhiều rãnh sâu và khó vệ sinh, trám sealant vẫn là một giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa sâu răng.
  • Những người có thói quen ăn uống đồ ngọt: Đồ ngọt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Vì vậy, trám sealant sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn.
  • Người có thói quen nghiến răng: Nghiến răng làm mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Trám sealant sẽ giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.

Lưu ý: Trám bít hỗ rãnh chỉ áp dụng trên răng chưa có tình trạng sâu. Nếu răng đã bị sâu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là hàn trám răng sâu. 

Quy trình trám bít hố rãnh – trám sealant

Trám bít hố rãnh – trám sealant trong nha khoa là một quá trình đơn giản, quy trình cụ thể diễn ra như sau:

  • Thăm khám và kiểm tra tổng quát: Trước khi tiến hành trám sealant, bác  sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tổng quát trình trạng răng của khách hàng. Việc này giúp xác định răng nào cần được trám sealant và đảm bảo không có dấu hiệu sâu răng hay vấn đề khác.
  • Vệ sinh răng miệng: Tiếp theo, răng sẽ được bác sĩ làm sạch để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn. Đây là bước quan trọng giúp lớp sealant bám chắc hơn và đảm bảo hiệu quả phòng ngừa sâu răng.
  • Làm khô bề mặt cần trám: Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ làm khô bề mặt răng cần trám bằng cách sử dụng bông gòn hoặc dụng cụ hút ẩm. Việc giữ bề mặt răng khô ráo là điều kiện cần thiết để lớp sealant kết dính tốt hơn.
  • Bôi axit và tiến hành trám sealant: Một lớp dung dịch axit nhẹ được bôi lên bề mặt răng để làm nhám, tạo độ bám dính tối ưu cho sealant. Sau đó, bác sĩ sẽ phủ lớp nhựa sealant lên hố rãnh và sử dụng đèn quang trùng hợp để làm cứng lớp nhựa trong vài giây.
  • Kiểm tra và đánh đóng: Sau khi lớp sealant đã cố định, bác sĩ kiểm tra xem lớp trám có che phủ đều bề mặt răng và không gây cản trở khi ăn nhai. Nếu cần, bác sĩ sẽ điều chỉnh và đánh bóng để đảm bảo bề mặt mịn màng và thoải mái cho khách hàng.
Bác sĩ thăm khám và kiểm tra răng bé

Trước khi tiến hành trám sealant, bác  sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tổng quát trình trạng răng (Nguồn: Internet)

Trám bít hố rãnh sealant có an toàn không?

Trám bít hố rãnh bằng sealant là một giải pháp nha khoa an toàn, hiệu quả và được các chuyên gia trên toàn thế giới khuyến nghị rộng rãi.

Sealant là một loại nhựa nha khoa chuyên dụng, đã qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và hoàn toàn không độc hại. Các dòng sealant hiện đại được thiết kế không chứa BPA, hoặc chỉ chứa một lượng vi lượng không đáng kể, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Đặc biệt, quá trình trám bít không yêu cầu mài mòn hay tác động đến cấu trúc tự nhiên của răng. Lớp sealant chỉ bao phủ bề mặt nhai, tạo ra một lớp bảo vệ mà không làm thay đổi hình dạng hay chức năng của răng thật.

trám răng sealant không ảnh hưởng đến sức khỏe

Sealant là một loại nhựa nha khoa chuyên dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn: Internet)

Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho trẻ em khi răng vĩnh viễn vừa mọc, giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả từ sớm. Ngoài ra, người lớn có nguy cơ sâu răng cao cũng có thể sử dụng sealant như một biện pháp bảo vệ toàn diện.

Khi được áp dụng và làm cứng, sealant tạo thành một lớp bảo vệ mỏng, không gây cảm giác cộm hay khó chịu trong quá trình ăn nhai. Hơn nữa, các phản ứng dị ứng với sealant rất hiếm khi xảy ra.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám sealant như thế nào?

Trám sealant chỉ là một phần trong chiến lược phòng ngừa sâu răng lâu dài cho trẻ, đóng vai trò hỗ trợ trong việc bảo vệ răng miệng. Lớp trám sealant tạo ra bề mặt trơn láng, giúp việc làm sạch mặt răng trở nên dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, sealant không thể thay thế hoàn toàn thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ ngày giúp răng sạch và chắc khỏe. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, đánh răng đúng kỹ thuật theo hướng dọc lên xuống nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.

Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt và khám răng định kỹ vẫn là điều quan trọng cần làm để duy trì một nụ cười tươi sáng và một hàm răng khỏe mạnh.

sử dụng kem đánh răng có chưa flour

Sử dụng kem đánh răng chứa fluor giúp kiến tạo men răng, cho răng chắc khỏe (Nguồn: Internet)

Dịch vụ trám sealant ngừa sâu răng tại Nha khoa Parkway

Sealant trong nha khoa là một vật liệu trám răng hỗ trợ phòng ngừa sâu răng một cách hiệu quả. Lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và vật liệu đạt tiêu chuẩn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả trám sealant.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu. Sử dụng dịch vụ nha khoa thẩm mỹ tại Parkway bạn chắc chắn sẽ hài lòng bởi:

  • Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.

Nha khoa Parkway vừa gửi đến bạn những thông tin cần biết về sealant trong nha khoa. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 19008059 được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

tư thế ngủ khi niềng răng - 2

Tư thế ngủ khi niềng răng như thế nào là đúng?

Niềng răng là một quyết định quan trọng cải thiện thẩm mỹ nụ cười, chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tối ưu nhất, bạn có thể phải thay đổi một vài thói quen nhỏ, đặc biệt là tư thế ngủ. Vậy […]

Xem chi tiết
Răng chết tủy tồn tại được bao lâu

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Cách xử lý răng chết tủy an toàn

Nhiều bệnh nhân mắc viêm tủy răng nhưng không điều trị kịp thời sẽ khiến cho răng bị chết tủy hoàn toàn. Vậy răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Xử lý răng chết tủy như thế nào để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như an toàn cho sức khỏe? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Xem chi tiết
ê buốt răng

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ê buốt răng

Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, gây cảm giác khó chịu cho những ai gặp phải tình trạng này. Đây là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Nguyên nhân từ đâu […]

Xem chi tiết
Cắm chốt răng là phương pháp giúp tái tạo cùi răng sau điều trị tủy

Cắm chốt răng là gì? Trường hợp nào có thể cắm chốt tủy phục hình răng?

Cắm chốt răng là một quy trình thường được nhắc đến sau khi bệnh nhân đã điều trị tủy thành công. Theo đó, việc cắm chốt nhằm mục đích gia cố và chuẩn bị cho bước tái tạo cùi răng rồi phủ chụp mão sứ lên trên, giúp phục hình răng toàn diện.

Xem chi tiết