Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Thực đơn cho người niềng răng nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi niềng răng, để quá trình niềng diễn ra thuận lợi và được hiệu quả cao nhất, người niềng cần ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách. Vậy sau khi niềng răng nên ăn gì và kiêng gì? Khám phá thực đơn cho người niềng răng cùng Parkway qua bài viết dưới đây nhé!

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến việc niềng răng thế nào?

Răng và hàm của người niềng sẽ trở nên yếu hơn trong quá trình sử dụng khí cụ niềng. Bởi hệ thống khí cụ đang tạo lực để đưa các răng lệch lạc về vị trí cần thiết và điều chỉnh đúng khớp cắn. Bên cạnh đó, mắc cài và dây cung được gắn chắc chắn lên bề mặt răng cũng gây ra cảm giác đau nhức, ê nhẹ, vướng víu cho người niềng trong thời gian đầu. 

Trong thời gian này, nếu người niềng ăn những món phù hợp thì việc ăn uống sẽ thuận lợi và ngon miệng hơn. Không chỉ vậy, áp dụng thực đơn cho người niềng răng sau khi niềng còn góp phần giảm nguy cơ lệch niềng, mắc cài bung tuột.

Nếu mắc cài, dây cung bị bung ra thì người niềng có thể sẽ bị trầy xước vùng môi, má gây chảy máu và đau đớn. Sau đó bệnh nhân sẽ phải đến nha khoa để bác sĩ khắc phục, rất tốn thời gian và công sức. Việc mắc cài, dây cung bị bung nhiều lần cũng sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động niềng răng. 

Do đó, ăn uống đúng cách, phù hợp với việc niềng răng chính là cách hỗ trợ quá trình niềng và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta. Ngoài ra, chế độ ăn phù hợp còn giúp bệnh nhân dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn. Ở một số trường hợp thì bệnh nhân có thể rút ngắn thời gian niềng nhờ việc ăn uống cẩn thận và chăm sóc răng miệng hợp lý. 

Sau khi niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Một người niềng răng và những món ăn nên kiêng sau khi niềng: Bắp rang, đá lạnh, bánh kẹo ngọt

Niềng răng nên ăn gì và kiêng gì?

Thực đơn cho người niềng răng

Sau khi lắp khí cụ niềng từ 2 – 3 tuần

Niềng Khi mới lắp khí cụ niềng răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và không thoải mái vì chưa quen. Lúc này thì bệnh nhân nên ăn thực phẩm mềm, được nấu nhừ hoặc đồ ở dạng lỏng, đồ ít mảnh vụn, dễ tiêu hoá và chứa nhiều dinh dưỡng. Vậy niềng răng ăn gì tốt? Cụ thể là những thực phẩm như sau: 

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: sữa chua, sữa chua uống, phô mai mềm, bánh ngọt, bơ,…
  • Trứng và các món mềm từ trứng như trứng hấp, trứng flan, trứng sốt,…
  • Thực phẩm có tính xốp: đậu phụ, bánh xốp, bột ngũ cốc,…
  • Tinh bột thì nên ăn cháo, súp hoặc cơm nát, bún phở chần kĩ
  • Thịt đỏ, thịt trắng, cá và các loại rau củ thì nên xay nhuyễn hoặc ninh nhừ 
  • Hoa quả nên được chế biến thành sinh tố hoặc hoa quả dầm

Khi quá trình niềng răng đã diễn ra ổn định

Cơ thể bệnh nhân sẽ quen dần với khí cụ niềng răng sau khoảng 3 tuần, việc ăn uống bắt đầu dễ thở hơn. Tuy nhiên người niềng răng vẫn cần ăn đồ mềm và ăn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng.

Vậy ở thời điểm này niềng răng nên ăn gì và kiêng gì? Các loại tinh bột nên được nấu mềm. Thịt, cá, rau củ thì cần nấu kỹ và bỏ xương. Bệnh nhân nên tích cực bổ sung hoa quả tươi, sữa và uống đủ nước mỗi ngày. Người niềng răng nên cắt nhỏ thức ăn để dễ nhai hơn và không phải dùng quá nhiều lực cắn, xé khi ăn. 

Những thực phẩm sau khi niềng răng cần kiêng: Đá lạnh, ngô, đồ ăn nhanh, cà rốt, bánh mì, hạt óc chó

Ăn uống đúng cách sẽ có lợi cho việc niềng răng

Nên kiêng ăn gì khi niềng răng

Niềng răng phải kiêng ăn gì? Bên cạnh các món nên ăn sau khi niềng thì có một số món bệnh nhân cần tránh xa để không gây hại cho quá trình chỉnh nha. Người niềng tuyệt đối không được ăn đồ quá cứng, dính hoặc dai, giòn. Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân nên kiêng hoàn toàn trong 3 tuần đầu và hạn chế ăn trong suốt thời gian niềng răng:

  • Đồ ăn dai: thịt khô, hải sản khô, hoa quả sấy dẻo, kẹo cao su,…
  • Đồ ăn kết dính: xôi, kẹo ngọt, bỏng ngô,…
  • Thực phẩm giòn: các loại đồ chiên giòn, đồ nướng kỹ,…
  • Đồ ăn cứng: Mía, sườn, bắp ngô,…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kiêng các món ăn chứa quá nhiều đường và màu sắc nhân tạo. Hạn chế sử dụng đồ uống có gas và không ăn đồ quá lạnh, quá nóng. 

Cô gái ăn kẹo sau khi niềng răng

Lưu ý những việc không nên làm khi niềng răng

Để việc niềng răng đạt hiệu quả, bệnh nhân cần tránh những hành động sau: 

  • Sử dụng răng mở nắp chai: Hành động này có thể làm hỏi khí cụ niềng răng, gây tổn thương cho răng và khiến răng bị chạy lệch hướng. 
  • Tuyệt đối không tự ý kéo hoặc bẻ cong khung niềng, điều này có thể gây ra tổn thương lớn cho răng. Nếu cần điều chỉnh thì hãy tới nha sĩ. 
  • Đánh răng quá mạnh: Việc đánh răng quá mạnh có thể khiến mắc cài bị bung. 
  • Không đi tái khám: Bệnh nhân bắt buộc phải tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo quá trình niềng răng không gặp vấn đề bất thường. 

Nên ăn chậm và cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng. Về vệ sinh răng miệng thì bệnh nhân nên dùng bàn chải chuyên dụng cho niềng răng và vệ sinh răng ngay sau khi ăn uống. Bệnh nhân có thể kết hợp thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng hiệu quả. 

Giải đáp các thắc về vấn đề ăn uống khi niềng răng

Niềng răng có thể ăn kem được không?

Kem là một trong những thực phẩm lạnh mà bạn nên hạn chế ăn trong quá trình đeo niềng răng. Có thể sử dụng một số loại kem hộp có độ mềm mịn và không quá lạnh để hạn việc chế nhai, cắn khiến khí cụ bị hư hỏng hoặc bung, tuột.

Sau niềng răng bao lâu thì ăn cơm được?

Việc ăn cơm được hay không sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, sau khi gắn khí cụ niềng răng thì tốc độ phục hồi của mỗi người sẽ khác nhau. Một số trường hợp có thể ăn cơm ngay sau khi gắn khí cụ còn có người có thể mất vài ngày.

Niềng răng có thể uống bia không?

Việc niềng răng về vấn đề vệ sinh đã rất khó rồi nên việc uống bia cần phải kiêng cử để bảo vệ hàm răng trắng tự nhiên của mình. Ngoài ra việc uống bia lạnh có thể gây nên tình trạng tê răng, gây ê nhức khi đeo niềng. Về lâu dài sẽ để lại những biến chứng không mong muốn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

Niềng răng có được ăn mì không?

Mì là loại thực phẩm mềm, dễ ăn, trong lúc ăn sẽ không sử dụng quá nhiều lực nhai và ít bị dính bám, đa phần đều đạt được hết những tiêu chí được kể ở trên, vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong quá trình niềng răng của mình.

Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Parkway về chủ đề niềng răng nên ăn gì và kiêng gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 8059 để chuyên viên tư vấn của nha khoa Parkway tư vấn cho bạn nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết