Niềng răng mắc cài kim loại thường và 4 ưu điểm bạn cần biết
Niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp niềng được ưa chuộng nhất từ trước đến nay bởi 4 ưu điểm xuất sắc có thể bạn chưa biết. Nha khoa Parkway sẽ giúp bạn khám phá 4 ưu điểm đó qua bài viết dưới đây.
Niềng răng mắc cài kim loại thường là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại thường là kỹ thuật chỉnh nha dùng khí cụ niềng bao gồm: mắc cài, dây cung, dây thun,…Dây cung và mắc cài được chế tác từ các hợp kim được kiểm định an toàn với sức khỏe con người. Niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ tạo ra một lực siết lên răng để thúc đẩy toàn bộ răng dịch chuyển về vị trí bạn mong muốn.
Hiệu quả chỉnh nha của niềng răng mắc cài kim loại thường đã được khẳng định bởi hàng triệu ca niềng thành công khắp thế giới. Phương pháp niềng này có thiết kế và cấu tạo rất chắc chắn, lực siết mạnh nên hiệu quả niềng cao. Những trường hợp răng có khiếm khuyết nặng nên áp dụng phương pháp này. Khi hoàn tất quá trình niềng, răng của bạn sẽ về đúng vị trí mà phác đồ đặt ra.
Nhiều kiểu thiết kế để lựa chọn
Mắc cài kim loại thường cần đến thun chỉnh nha để tạo lực siết cho răng. Thun này hiện nay có rất nhiều loại khác nhau với màu sắc đa dạng. Bạn có thể lựa chọn mẫu thun niềng răng phù hợp với cá tính và sở thích của mình. Đây cũng là cách hay để tạo sự khác biệt cho bộ niềng răng của bạn.
Thời gian niềng được rút ngắn
So với niềng răng mặt trong hay niềng răng mắc cài sứ thì niềng răng mắc cài thường giúp bạn tiết kiệm thời gian niềng hơn khá nhiều. Bởi tổ hợp khí cụ niềng tạo ra lực kéo mạnh mẽ và có độ ổn định liên tục. Trong suốt thời gian niềng, răng sẽ chịu một lực kéo khá lớn không ngừng nghỉ nên tốc độ dịch chuyển nhanh hơn. Thời gian niềng răng mắc cài kim loại thường trung bình từ sáu tháng đến một năm tuỳ từng trường hợp niềng.
Chi phí niềng răng hợp lý
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại thường chắc chắn là thấp nhất trong số các loại niềng răng. Vật liệu hợp kim của loại niềng răng này không quá hiếm và đắt đỏ, kỹ thuật niềng cũng không quá phức tạp nên giá thành cũng rẻ hơn. Như vậy có thể thấy niềng răng mắc cài kim loại thường vừa có giá thành hợp lý lại mang đến hiệu quả cao.
Một số hạn chế của mắc cài kim loại thường
Mắc cài kim loại thường tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm dưới đây:
Dễ bị bung mắc cài
Niềng răng mắc cài kim loại thường có một điểm trừ rất lớn đó là mắc cài dễ bị bung ra trong quá trình sử dụng. Khi có ngoại lực tác động, nếu ngoại lực này đủ lớn thì mắc cài sẽ rơi xuống gây gián đoạn quá trình niềng răng. Để gắn lại mắc cài, bạn sẽ phải tới nha khoa. Một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra chính là mắc cài có thể sẽ bị rơi xuống họng khiến bạn bị nghẹn, trầy xước cuống họng,… Vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận, tránh tạo ra ngoại lực lớn kích thích bung tuột mắc cài.
Thức ăn dễ bị mắc vào mắc cài
Một nhược điểm nữa của mắc cài chính là chúng rất dễ dính thức ăn. Khi thức ăn bị dính vào mắc cài, chúng sẽ tạo ra các vi khuẩn gây hại. Nếu không làm sạch thì răng có thể bị sâu, viêm nướu khiến bạn phải tháo bỏ toàn bộ khí cụ niềng để điều trị bệnh lý răng. Việc vệ sinh mắc cài cũng rất mất công và cần tỉ mỉ trong từng bước. Ngoài việc đánh răng, bạn còn cần sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn trong mắc cài. Khi ăn uống cũng cần phải chú ý xắt nhỏ thức ăn để giảm cơ hội bám dính thức ăn lên khí cụ niềng.
Tính thẩm mỹ không cao
Vật liệu kim loại có màu bạc, khác biệt hoàn toàn với màu sắc của răng nên khí cụ niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu về yếu tố thẩm mỹ. Bạn chắc chắn sẽ bị lộ mắc cài và điều này có thể khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
Có thể gây đau nhức
Mắc cài kim loại có thiết kế góc cạnh nên khá vướng víu trong miệng và gây ra ma sát với các vùng mềm trong miệng. Sự ma sát này sẽ gây tổn hại tới các vùng mềm đó gây ra cảm giác đau nhức cho bạn. Sau một thời gian, cảm giác đau nhức này sẽ dần chấm dứt vì cơ thể chúng ta đã quen với sự xuất hiện của mắc cài.
Nên sử dụng mắc cài kim loại thường hay không?
Niềng răng mắc cài kim loại thường chính là phương pháp phù hợp nhất với những bệnh nhân muốn niềng răng hiệu quả với chi phí tiết kiệm. Bạn nên sử dụng phương pháp này nếu ngân sách cho việc niềng răng không cao và muốn rút ngắn thời gian niềng.
Biện pháp bảo vệ răng khi dùng niềng răng mắc cài thường
Sau khi đeo mắc cài, bạn cần chú trọng làm sạch răng miệng để hạn chế viêm nhiễm.
Vệ sinh sau khi niềng
Như đã nêu ở trên, niềng răng mắc cài kim loại đòi hỏi các thao tác vệ sinh phải tỉ mỉ và cẩn thận. Bước đầu tiên là bạn cần chuẩn bị những dụng cụ làm sạch răng niềng chuyên dụng như bàn chải cho răng niềng, bàn chải kẽ, tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,… Các bước vệ sinh răng cụ thể như sau:
Bạn dùng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám ẩn sâu trong các kẽ răng, dùng tăm nước để xối sạch mắc cài và kẽ răng.
Đánh răng bằng bàn chải loại sản xuất riêng cho răng niềng. Khi đánh răng không dùng lực quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng mắc cài.
Để đảm bảo toàn bộ khoang miệng được vệ sinh triệt để và giúp bạn có hơi thở dễ chịu thì bạn nên dùng thêm nước súc miệng. Súc miệng 2 lần, không pha loãng nước súc miệng và súc nhẹ nhàng, đẩy dòng nước di chuyển quanh miệng bạn nhé!
Chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết tới hiệu quả niềng răng và độ bền của mắc cài. Hãy lưu ý những điều sau:
Ăn vừa phải các thực phẩm có nhiều tinh bột vì chúng bám dính lên mắc cài. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn các thực phẩm được chế biến sẵn, đồ hộp, đồ đông lạnh vì chúng chứa nhiều axit, đường dễ bám dính vào khí cụ niềng.
Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa lượng đường cao để hạn chế phát sinh sâu răng trong quá trình niềng.
Răng phải chịu lực siết nên có thể sẽ yếu đi, để đảm bảo men răng được khỏe mạnh thì bạn hãy tránh xa các chất kích thích nhé!
Bổ sung canxi, các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để răng phát triển khoẻ mạnh trong quá trình phải chịu lực kéo từ mắc cài và dây cung. Các thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà bạn nên ăn là sữa, trứng gà, thịt, cá, rau củ quả,…
Khi ăn nên xắt nhỏ thực phẩm và nên ăn các đồ mềm, lỏng để không phải nhai quá nhiều. Không ăn đồ quá cứng, quá dai vì chúng dễ gây bung mắc cài và khiến răng yếu đi.
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại thường tại nha khoa Parkway
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại thường giữa các nha khoa luôn có sự chênh lệch. Sau đây là bảng giá niềng răng mắc cài truyền thống của nha khoa Parkway:
Tên dịch vụ
Đơn vị
Giá niêm yết
Gói niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm – Mức độ 1
Ca
27,000,000 ₫
Gói niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm – Mức độ 2
Ca
32,000,000 ₫
Gói niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm – Mức độ 3
Ca
34,000,000 ₫
Niềng răng mắc cài kim loại thường tại nha khoa Parkway được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, từng tu nghiệp qua nhiều khoá đào tạo chuyên sâu. Toàn bộ khí cụ niềng đều thuộc dòng chất lượng tốt và được thiết kế phù hợp với đặc điểm răng của bạn. Sử dụng dịch vụ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống tại nha khoa Parkway, chắc chắn bạn sẽ an tâm và nhận hiệu quả cao.
Liên hệ nhận tư vấn miễn phí tại 1900 8059. Chúc bạn có một nụ cười khỏe đẹp!
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]
Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]