Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì

Đau răng là một cảm giác khó chịu mà ai cũng có thể gặp phải. Khi bị đau răng, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng để giảm thiểu cơn đau nhức và giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Vậy đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết  sau đây nhé!

Đau răng kiêng ăn gì?

Sau đây là những loại thực phẩm bạn nên kiêng khi bị đau răng:

  • Thực phẩm dai, giòn cứng hoặc dẻo: Những thực phẩm cứng như hạt điều, đậu phộng, hoặc kẹo cứng có thể gây áp lực lên răng và làm tăng cảm giác đau nhức.
  • Những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Răng đau nhạy cảm có thể bị kích thích bởi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, khiến cơn đau ngày càng khó chịu hơn.
  • Những loại ồ uống lạnh có gas, cồn: Các loại đồ uống có gas như soda, nước ngọt, và nước có chứa axit như nước cam, nước chanh có thể làm mòn men răng và khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn
  • Thực phẩm ngọt chứa đường và tinh bột: Đường và tinh bột được xếp vào nhóm thực phẩm có hại cho răng. Đặc biệt, không được ăn đường trước khi đi ngủ, nếu ăn phải đánh răng hoặc súc miệng sạch sẽ để tránh gây hại cho răng.
Hạn chế sử dụng thực phẩm cứng, chứa nhiều đường, đồ uống có gas
  • Một số loại thực phẩm làm gia tăng sưng tấy, đau nhức cho răng nhiều hơn: xôi, đồ nếp,…
  • Ngoài ra, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ gây kích ứng lên nướu và răng, càng thêm đau răng.

Đau răng nên ăn gì?

Đau răng nên sử dụng thực phẩm gì
  • Răng đau rất bất tiện trong ăn uống. Vì vậy, bạn nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, canxi, flour.
  • Bổ sung đồ ăn có chứa các chất xơ: rau, hoa quả, thịt nạc,… Thực phẩm này có tác dụng làm sạch cặn bã thức ăn, làm giảm sự xâm nhập vi khuẩn. Hơn thế nữa, các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho việc tuần hoàn máu ở răng, chân răng.
  • Đừng quên bổ sung canxi, vitamin B giúp chân răng chắc khỏe, giảm ê buốt. Các loại thực phẩm chứa canxi và vitamin B như: sữa, tôm, cua, xương hầm, cá, thịt dê,….
  • Đặc biệt, các thực phẩm như: rau bina, khoai tây, dưa chuột, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu đỏ, rau thơm bạc hà, củ nghệ còn có tác dụng chữa đau răng. Bạn có thể bổ sung nhiều các thực phẩm này vào chế độ ăn của mình.

Lưu ý vệ sinh răng miệng để hạn chế đau răng?

  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ những cặn thức ăn thừa dính trên răng sau khi ăn.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa trên răng.
  • Súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì? gửi đến bạn đọc. Nha khoa Parkway luôn khuyến khích người bệnh đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám nha khoa để tìm ra cách giải quyết hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Tham khảo:

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết