Răng hàm là nhóm răng rất dễ gặp tình trạng bị sâu bởi nơi đây rất ít được để ý đến. Chính điều này đã khiến cho bệnh lý răng miệng ngày càng trở nặng đến khi xuất hiện cảm giác đau nhức thì mới phát hiện. Vậy có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hay không, cùng nha khoa Parkway đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đó nhé!
Răng hàm là nhóm răng rất dễ gặp tình trạng bị sâu bởi ít được để ý đến
Vì sao răng hàm trên trong cùng dễ bị sâu?
Nhóm răng hàm bao gồm 3 chiếc răng cối lớn số 6, số 7 và số 8 mọc phía trong cùng của mỗi cung hàm. Những vị trí này đều đóng vai trò vô cùng quan trọng khi nhai, nghiền thức ăn. Tuy nhiên, vì nằm phía trong và có nhiều múi trên bề mặt nên răng hàm rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây hư hại men răng.
Khi những dấu hiệu đã trở nên rõ ràng hay ăn uống cảm thấy khó khăn thì tình trạng sâu răng đã ở mức độ khá nặng. Bởi vậy, nếu không điều trị kịp thời, nhanh chóng thì rất dễ lan sang các vùng răng xung quanh. Một khi đã ảnh hưởng đến tủy và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ phải chỉ định nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu.
Dấu hiệu răng hàm trong cùng bị sâu?
Những dấu hiệu dưới đây sẽ cảnh báo bệnh lý răng miệng này, thậm chí cần phải nhổ răng sâu hàm trên nếu sâu răng quá nặng. Cụ thể như sau:
- Đau răng có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng dù người bệnh có tác động vào răng hay không.
- Răng bị ê buốt khi nhai đồ ăn
- Răng bị ê buốt khi uống nước đá lạnh hoặc nước quá nóng
- Màu sắc răng thay đổi là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của răng hàm bị sâu. Bởi vậy, nếu thấy xuất hiện những đốm xám, nâu hay đen thì chứng tỏ răng của bạn đang bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.
- Khi răng bị sâu sẽ hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại. Bên cạnh đó, vì mọc tại vị trí khuất nên việc vệ sinh càng khó khăn hơn. Bởi vậy, nơi đây trở thành ổ vi khuẩn, tiết ra mùi hôi miệng khó chịu làm cản trở giao tiếp.
Khi nào cần nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu?
Nhổ răng sâu có bị ảnh hưởng gì hay không? Thực hiện nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu sẽ khiến khả năng ăn nhai ảnh hưởng rất nhiều. Bởi vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và không tự ý xử lý khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp phải nhổ răng sâu hàm trên để trị dứt điểm bệnh.
Một số trường hợp phải nhổ răng sâu hàm trên để trị dứt điểm bệnh
- Răng lung lay do chấn thương khi vị trí bị xê dịch so với ban đầu.
- Tình trạng sâu nặng đã ăn đến tủy gây viêm nhiễm, áp xe răng, tiêu xương hay hoạt tử tủy…
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngược đâm vào lợi gây cảm giác đau nhức.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có nên hay không?
Rất nhiều khách hàng đã băn khoăn có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu không bởi nơi đây gần với hệ thống dây thần kinh. Do đó, mọi tác động nhổ bỏ không đúng kỹ thuật sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Tuy nhiên, sâu răng làm phá vỡ cấu trúc răng nên nếu không điều trị ngay có thế dẫn đến nhiễm trùng, viêm tủy răng, rụng răng và nghiêm trọng hơn là tử vong trong trường hợp nặng. Bởi vậy, khi răng hàm trên bị sâu, người bệnh cần tìm cách khắc phục sớm nhất để tránh các biến chứng khó lường. Tuy nhiên vì vị trí này khá nhạy cảm nên bạn không tự ý xử lý mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Việc nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tay nghề của nha sĩ cũng như kỹ thuật áp dụng. Do đó, nếu tin tưởng và lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín như Parkway thì sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều. Tuy nhổ răng chỉ là một ca tiểu phẫu nhỏ nhưng mọi dụng cụ cần được đảm bảo vô trùng tuyệt đối để mang lại hiệu quả mỹ mãn và tránh dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo
Tại sao phải nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu càng nhanh càng tốt
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu càng sớm càng tốt là khuyến cáo chung của những chuyên gia nha khoa bởi những lý do sau:
Tại sao phải nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu càng nhanh càng tốt
- Răng hàm trong cùng nằm tại vị trí rất khó để vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Do đó, lúc ăn uống, các mảnh vụn thức ăn dễ dàng tích lũy, đặc biệt với các răng chỉ mọc lên một phần hay mọc lệch. Sự tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng và thậm chí là đau nhức, nhiễm trùng huyết.
- Nếu răng trong cùng bị sâu nặng không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cận, lan đến xương ổ răng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý răng miệng hiện nay như: viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng…
Nhổ răng sâu hàm trên có nguy hiểm gì hay không?
Răng hàm số 7 có cấu tạo gồm 4 chân răng nằm ngay gần xoang động mạch, tĩnh mạch. Vị trí này mọc trong cùng với kích thước lớn và mọc rất chắc chắn nên việc nhổ bỏ trở nên khá khó khăn.
Trước khi tiến hành nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, các bác sĩ sẽ chụp X-Quang để xác định răng, cấu trúc xương hàm cũng như ảnh hưởng các dây thần kinh. Trường hợp răng mọc gối lên dây thần kinh, nếu nhổ bỏ không đúng kỹ thuật sẽ bị tê rần môi cùng nguy cơ tê vĩnh viễn.
Ngoài ra, nếu có các bệnh lý khác thì người bệnh cũng cần thông báo tình hình sức khỏe cho bác sĩ như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn chức năng… Khi đó việc nhổ răng sâu hàm trên được cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Sau khi tiến hành thủ thuật, hàm răng sẽ tạo ra một khoảng trống làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bởi vậy, bạn nên lựa chọn phương pháp phục hình răng giải để đảm bảo nhu cầu ăn uống, thẩm mỹ của mình.
Phương pháp nhổ nhổ răng sâu hàm trên phổ biến nhất hiện nay
Sau khi đã thăm khám kỹ lượng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu. Hiện nay, với ứng dụng công nghệ máy siêu âm hiện đại tại các nha khoa giúp mọi khách hàng có thể yên tâm thực hiện tiểu phẫu.
Phương pháp nhổ nhổ răng sâu hàm trên phổ biến nhất được nhiều nha khoa áp dụng
Trong kỹ thuật nhổ răng hàm trên bằng máy Piezotome, người bệnh sẽ được gây tê để tránh cảm giác đau nhức. Sau đó, bác sĩ đưa đầu máy vào quanh chân răng nhằm làm đứt các liên kết dây chằng khiến răng lung lay. Tiếp đến, kìm sẽ được sử dụng để gắp bỏ răng sâu mà không làm ảnh hưởng đến nướu.
Phần sóng siêu âm chỉ tác động đến dây chằng nha chu và tránh xâm lấn các mô mềm quanh răng hay dây thần kinh. Điều này giúp việc lấy răng được diễn ra nhanh chóng, không đau nhức nhiều cũng như vết thương mau lành hơn.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu với máy Piezotome chỉ diễn ra trong vòng 10-15 phút với vết nhổ khá nhỏ. Đặc biệt, kỹ thuật này sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng đến nhóm dây thần kinh tại đây nên vô cùng an toàn.
Tuy nhiên, thuốc gây tê khi thực hiện nhổ răng sẽ có tác dụng trong khoảng 2-3 giờ. Sau đó, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức một vài ngày nhưng nhẹ hơn so với đau răng sâu. Bạn hãy thực hiện giảm đau bằng phương pháp chườm đá, nước nóng hay uống các loại thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ.
Các bước nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu
Tại các nha khoa uy tín như Parkway thì toàn bộ quá trình thăm khám, lên kế hoạch và nhổ răng sâu hàm trên đều được thực hiện theo một quy trình chuẩn. Các bước thực hiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Bộ y tế hiện hành, cụ thể như sau:
Các bước nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu theo quy trình chuẩn
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, hướng dẫn chụp X-Quang tại chỗ để xác định vị trí bất thường. Sau đó, tùy vào thực tế, người bệnh được chỉ định nhổ bỏ hoặc giữ lại sao cho phù hợp nhất. Bác sĩ cũng sẽ giải đáp cụ thể mọi thắc mắc từ phía khách hàng.
Bước 2: Làm sạch khoang miệng và điều trị các bệnh nha chu nếu có
Trước khi tiến hành nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, bạn sẽ được cạo vôi, loại bỏ mảng bám nơi kẽ răng, súc miệng sát khuẩn và điều trị các bệnh lý nha khoa nếu có. Không chỉ đảm bảo an toàn mà điều này còn giúp tránh được tình trạng lây nhiễm chéo khi nhổ răng.
Bước 3: Gây tê cục bộ
Bác sĩ sẽ gây tê nhẹ nhàng tại vị trí cần tiến hành thủ thuật trước khi nhổ răng. Điều này nhằm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, không bị đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 4: Tiến hành nhổ răng sâu hàm trên
Người bệnh sẽ được thực hiện nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu tại phòng vô trùng đạt chuẩn với đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại. Đầu tiên, bác sĩ cần rạch một đường nhỏ để lộ phần xương răng và sử dụng các dụng cụ nhổ chuyên dụng. Sau đó, vết thương sẽ được khâu lại bằng chỉ để nhanh lành hơn. Thông thường, thời gian cho một ca tiểu phẫu thường mất khoảng 15-20 phút tùy vào mức độ khó của răng cần nhổ.
Bước 5: Hướng dẫn sau khi nhổ răng
Kết thúc quá trình nhổ răng hàm trên sâu, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm sưng đau, kháng viêm. Đồng thời, bệnh nhân cũng được hướng dẫn quy trình chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà để giúp vết thương nhanh lành hơn.
Lưu ý cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu
Sau khi tiến hành tiểu phẫu nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, bạn cần lưu ý đến quá trình chăm sóc vết thương cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
Lưu ý cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu
- Khi cảm thấy đau nhức hay khó chịu, người bệnh có thể giảm đau bằng những cách như: chườm đá, nước nóng vào vùng má để bớt sưng. Hoặc sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau dữ dội.
- Nên ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt, hạn chế nhai tại nơi mới nhổ răng để vị trí đó được phục hồi hoàn toàn.
- Sử dụng cháo loãng nhưng không quá nóng trong mấy ngày đầu mới nhổ giúp giảm nhai thức ăn nhiều khiến vết thương lâu lành.
- Duy trì thói quen uống nhiều nước đều đặn vào mỗi ngày.
- Không ăn thực phẩm quá cứng, dày, nóng, lạnh, chua, cay cùng chất kích thích như bia, rượu, cafe…
- Tránh sử dụng các loại hạt, đồ ăn vặt dễ để lại mảnh vụn trên răng.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển mạnh hơn.
🟢🟢 Một vài điều bạn cần biết khi điều trị nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu:
Những thắc mắc thường gặp về nhổ răng sâu hàm trên
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, nha khoa Parkway sẽ trả lời một số thắc mắc có liên quan. Cụ thể như sau:
Có hết hôi miệng khi nhổ răng sâu không?
Câu trả lời là có nếu nguyên nhân hôi miệng là do sâu răng bởi khi bạn tiến hành nhổ răng hàm trên sâu thì cũng giúp loại bỏ đi những vi khuẩn gây bệnh tại chỗ. Nhờ đó, việc làm này sẽ ngăn chặn tình trạng bệnh có thể lây lan sang các vị trí răng kế cận.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện nhổ răng sâu, người bệnh vẫn có thể bị hôi miệng trở lại. Bởi trong quá trình ăn nhai, thức ăn sẽ mắc kẹt tại lỗ nhổ nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ. Lâu dài những mảng bám này bị phân hủy và gây ra mùi hôi khó chịu làm mất tự tin mỗi khi giao tiếp.
Bên cạnh đó, người mắc chứng hôi miệng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến như các bệnh lý về đường tiêu hóa, viêm họng, khô miệng… Do đó, việc nhổ răng hàm trên sâu cũng không thể chấm dứt được tình trạng ày. Bởi vậy, bạn cần đến các cơ sở y khoa để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân cùng cách điều trị phù hợp.
Răng có mọc lại sau khi nhổ không?
Việc nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu thì răng có thể mọc lại được hay không còn tùy vào răng đó là răng sữa hay răng vĩnh viễn. Nếu trẻ em trong độ tuổi từ 3 -13 tiến hành thủ thuật mà chưa thay răng lần nào thì hoàn toàn có thẻ mọc lại thành răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, khi răng hàm trên đã từng một lần thay thế mà bị sâu, khi nhổ bỏ sẽ không thể mọc lại được nữa. Lúc này, bạn có thể sử dụng biện pháp trồng răng giả để ổn định chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ cho thêm phần tự tin.
Lời kết
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu tuy không phải là kỹ thuật quá phức tạp nhưng cần được thực hiện tại các địa chỉ nha khoa uy tín như Parkway. Bởi nơi đây sẽ đảm bảo tính an toàn, thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây đau nhức hay những biến chứng nguy hiểm sau đó. Với vô số thế mạnh đang có, Parkway chắc chắn sẽ làm hài lòng bất kỳ khách hàng nào đến đây. Liên hệ trực tiếp đến nha khoa Parkway để được đón tiếp một cách chu đáo nhất nhé!