Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

8 mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả bạn nên biết

8 mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản

Đau răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải, là dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng răng,… Nhưng dù là từ nguyên nhân nào đi nữa, chung quy lại vẫn gây ra những cảm giác khó chịu, đau đớn, cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị đau răng bất chợt nhưng chưa có thời gian đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, với 8 mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản hiệu quả mà nha khoa Parkway chia sẻ qua bài viết sau đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

Đau răng là gì?

Đau răng là cảm giác đau buốt hoặc khó chịu xảy ra bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng. Đây là một triệu chứng phổ biến, có thể đau kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn.

Hình ảnh cô gái ôm mặt vì bị đau răng

Tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đau có thể khác nhau, có thể từ nhẹ đến nặng và có thể đau kéo dài. Dưới đây là những cảm giác điển hình mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Đau vùng nướu xung quanh răng
  • Đau nhói khi cắn xuống hoặc chạm vào răng
  • Sốt
  • Khó chịu khi nhai thức ăn, uống nước nóng hoặc lạnh

Nếu đau răng kèm theo những tình trạng như sốt, sưng to không thể há miệng được, bạn nên đến ngay những nha khoa uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi và điều trị nhé!

Nguyên nhân gây đau răng

Có nhiều nguyên nhân gây đau răng, sau đây là những nguyên nhân phổ biến:

Sâu răng và viêm tủy

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng. Khi vi khuẩn trong miệng phân hủy đường từ thức ăn, chúng tạo ra axit tấn công men răng, gây sâu răng và có thể gây đau khi sâu răng lan vào tủy răng.

Sâu răng và viêm tủy gây đau răng

Khi tình trạng viêm tủy răng xảy ra, giai đoạn đầu răng chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ hơn và kéo theo nguy cơ mất răng.

Áp xe răng

Áp xe răng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức răng kéo dài đi kèm với các cơn ê buốt, nó thường xuất hiện gần nguồn gốc của chân răng hàm hoặc ở viền nướu dưới dạng một túi mủ.

Hình ảnh trường hợp bệnh nhân bị áp xe răng

Túi mủ nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng, lan đến chân răng cũng như các bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này gồm: viêm tủy, mất răng, viêm xương, tiêu xương hàm,…

Mọc răng khôn

Răng khôn khi mọc lên có thể gây đau và sưng ở khu vực xung quanh răng. Nếu răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng, mọc ngầm,… không được nhổ bỏ sớm có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây đau nhức kéo dài.

Mọc răng khôn gây đau răng

Mặt khác, vì răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng của hàm nên rất khó để vệ sinh, dẫn đến những tình trạng như: sâu răng, đau răng khôn nặng hơn là nhiễm trùng.

Do đó, người bệnh cần nhổ răng khôn để khắc phục tình trạng đau răng và ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn khác.

Mòn men răng

Men răng là lớp bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ ngà răng trước những tác động từ bên ngoài và quá trình ăn uống. Mặc dù men răng rất dai và cũng là mô cứng nhất trong cơ thể con người những vẫn có thể xảy ra tình trạng mòn men răng.

Khi men răng bị bào mòn, răng dễ bị sâu và nhạy cảm hơn, gây ra những cơn đau nhức và khó chịu, đặc biệt là những khi sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Răng bị chấn thương

Các chấn thương mạnh làm răng bị gãy, nứt, sứt, mẻ hoặc tổn thương do va đập mạnh gây nên tình trạng đau nhức. Lúc này, bạn cần đến nha khoa sớm nhất để được thăm khám và điều trị.

8 mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Đau răng không phải là tình trạng hiếm gặp và đôi khi không thể sắp xếp đến gặp nha sĩ ngay được. Để giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn, mời bạn tham khảo 8 mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả sau đây:

Chườm lạnh

Sử dụng khăn vải bọc một ít đá lạnh hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng chườm lên vị trí đang đau nhức trong vòng 15 – 20 phút, đây là cách giảm đau răng hiệu quả tại nhà. Khi chườm lạnh, nhiệt độ thấp sẽ khiến cho các mạch máu ở khu vực đó co lại, lượng máu lưu thông đến chỗ đau sẽ bị hạn chế, từ đó giảm đau, sưng và viêm.

Chườm lạnh để giảm đau răng

Sử dụng tỏi

Tỏi là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong y học. Tỏi chứa chất allicin, có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, tỏi còn có thể hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau, giúp xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng.

Tỏi có tính kháng khuẩn có thể giảm đau răng

Sử dụng một tép tỏi tươi, nghiền nát và pha loãng với nước tạo thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng bị đau t trong vòng 10 – 15 phút hoặc bạn có thể nhai chậm một tép tỏi tươi.

Dùng lá ổi

Lá ổi có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có thể hỗ trợ chăm sóc răng hiệu quả. Bạn có thể nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi vào nước nấu sôi, sau đó sử dụng để súc miệng.

Lá ổi cũng giúp giảm đau răng

Dùng mật ong

Mật ong là một loại dược liệu có thể giảm tình trạng sưng nướu và đau răng. Trong mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, đặc biệt là chống oxy hóa giúp làm sạch khoang miệng.

Hình ảnh mật ong

Trước tiên, bạn cần xác định vùng răng bị đau nhức, lấy 1 thìa mật ong đắp lên vùng răng đó và ngậm khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước. Thực hiện vài lần như vậy thì cơn đau sẽ được khắc phục.

Súc miệng với nước muối

Muối có khả năng sát khuẩn cao, giúp giảm sưng và giảm đau. Trước tiên, bạn hòa tan ½ thìa muối với nước lọc hoặc nước ấm, sau đó bạn ngậm hỗn hợp này khoảng 10 – 15 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.Ngoài khả năng loại bỏ sạch vi khuẩn, nước muối còn có giúp điều trị các vấn đề răng miệng khác như: vết lở loét, dị ứng,…

Hình ảnh ly nước và muối

Sử dụng gel nha đam

Nha đam có chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất cần thiết như: Ca, Mg, P,… Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng đau răng, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Sử dụng gel nha đam để giảm đau răng

Để giảm đau bằng gel nha đam, trước tiên bạn cần chuẩn bị một lá nha đam tươi, sau đó cắt ra và lấy phần gel nha đam. Sử dụng gel này nhỏ vào răng bị đau, ngậm khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

Sử dụng trà bạc hà

Trà bạc hà có thể sử dụng để gây tê, giúp giảm đau và làm dịu vùng nướu nhạy cảm. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có hoạt chất tanin giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.

Trà bạc hà giảm đau răng

Trước tiên, ngâm lá bạc hà trong nước sôi khoảng 20 phút để lấy hết tinh dầu, sau đó để nguội và sử dụng để súc miệng hoặc uống.

Kê cao gối khi ngủ

Khi ngủ, bạn có thể sử dụng 1 đến 2 chiếc gối mềm để kê cao đầu. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng máu tụ ở chân răng, làm giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn không nên kê gối quá cao hoặc sử dụng gối quá cứng, bởi sẽ ảnh hưởng đến cột sống.

Những lưu ý khi chữa đau răng tại nhà

Chữa đau răng tại nhà có thể giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

Hạn chế ăn những loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc cứng: Thức ăn nóng, lạnh hoặc cứng có thể kích thích và tác động lên vết thương, gây tổn thương cho răng và tăng cảm giác đau nhức.

Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu tinh bột, đường: Tinh bột và đường là nguyên nhân chính hình thành nên các mảng bám trên răng, nếu răng không được vệ sinh kỹ sau khi ăn thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.

Nếu cơn đau kéo dài và liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến ngay nha khoa uy tín hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway

Đau răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, vì vậy nhiều người cho rằng đây là tình trạng bình thường nên hay chủ quan hoặc tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp giúp giảm đau tạm thời và tình trạng đau răng có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, ngoài việc giảm đau tạm thời tại nhà, bạn cũng cần lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám và điều trị để tránh những nguy cơ biến chứng.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi.

Khi thăm khám nha khoa tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Trên đây là nội dung bài viết 8 mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả bạn nên biết. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết