Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài
Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Khi nào cần mài răng ngắn lại?
Mài răng ngắn lại là một kỹ thuật sử dụng các loại khí cụ nha khoa để loại bỏ bớt đi một phần men răng bên ngoài. Việc mài ngắn răng là một hành động xâm lấn và cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tỷ lệ mài nhỏ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của răng.
Kỹ thuật mài răng ngắn lại thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
Mài ngắn răng để khắc phục khuyết điểm hô, vẩu ở mức nhẹ.
Răng to dài quá mức làm mất cân đối cần mài ngắn để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đối với việc niềng răng, nếu như hàm răng bị thiếu khoảng (khoảng cách giữa các răng quá sát), không đủ điều kiện để tiến hành niềng, bác sĩ có thể chỉ định cắt kẻ để tạo khoảng. Đây là một thủ thuật nhỏ, mài đi một phần men răng ở hai bên cạnh của răng để tạo khoảng trống giúp các răng dịch chuyển trong quá trình niềng răng.
Mài ngắn răng trong các trường hợp răng quá dài gây mất cân bằng hoặc nhằm phục vụ cho việc bọc sứ, niềng răng
Quy trình mài răng ngắn lại
Bước 1: Kiểm tra và lập kế hoạch
Trước khi thực hiện quy trình mài răng ngắn lại, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và lập kế hoạch phù hợp. Trong đó, bác sĩ sẽ xác định mức độ mài cần thiết và đảm bảo người bệnh hiểu rõ quy trình.
Bước 2: Mài răng
Nha sĩ sẽ sử dụng máy mài chuyên dụng để mài răng. Quy trình này không gây đau và thường chỉ mất vài phút cho mỗi răng.
Bước 3: Đánh bóng và hoàn thiện
Sau khi mài răng, nha sĩ sẽ đánh bóng răng để tạo bề mặt mịn màng. Đồng thời, họ cũng sẽ kiểm tra và đảm bảo bệnh nhân cảm thấy thoải mái sau khi mài răng.
8 cách chăm sóc răng sau khi mài
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Sau khi mài răng ngắn lại, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt để phòng ngừa sâu răng cũng như các bệnh nha chu khác. Trong đó, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng.
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn sau khi mài răng để phòng sâu răng và các bệnh nha chu
Kiêng ăn thức ăn cứng, dai
Sau khi mài răng, lớp men răng đã bị hao mòn và làm giảm sự chắc chắn của răng. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các món quá cứng hay quá dai trong khoảng thời gian này.
Tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Khi răng mất đi lớp men bên ngoài, có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Do đó, sau khi mài răng ngắn lại, bạn nên tránh ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế ê buốt có thể xảy ra.
Tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sau khi mài ngắn răng để hạn chế ê buốt, nhạy cảm
Hạn chế đồ uống có màu sậm
Lớp men răng bị mỏng đi sau quá trình mài khiến răng dễ bị nhiễm màu hơn so với bình thường. Vì vậy, bạn nên hạn chế các loại đồ uống có màu như rượu vang, nước ngọt, cà phê,… để giữ cho hàm răng được trắng sáng đều màu.
Không hút thuốc hoặc uống rượu bia
Thuốc lá hay rượu bia là những loại chất kích thích sẽ làmchậm quá trình hồi phục sau khi mài ngắn răng. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá, uống rượu bia trong khoảng thời gian sau khi mài để giúp vùng răng bị tác động hồi phục nhanh hơn.
Hạn chế hút thuốc hoặc uống rượu bia sau khi mài răng để khu vực răng bị tác động nhanh chóng phục hồi
Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ
Việc mài răng ngắn lại sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng miệng mỗi người cũng như mục đích điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, cách vệ sinh hoặc những loại thuốc cần dùng (nếu được kê đơn) để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng.
Chỉ sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn
Quá trình mài răng ngắn lại mặc dù không gây đau nhiều nhưng vẫn có thể khiến cho một số người cảm thấy ê ẩm, khó chịu và tự ý dùng thuốc giảm đau. Điều này là không nên và bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào sau khi mài răng.
Chỉ sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ sau quá trình mài ngắn răng
Theo dõi các dấu hiệu bất thường
Bên cạnh những cách chăm sóc răng sau khi mài kể trên, bạn cũng nên chú ý và theo dõi tình trạng răng để kịp thời thăm khám nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như:
Đau nhức, sưng tấy ở khu vực răng mài kéo dài và tăng dần.
Có mùi hôi phát ra từ miệng sau khi mài răng.
Xuất hiện tình trạng chảy máu.
Có triệu chứng sốt, khó nuốt hoặc sưng to vùng hàm mặt
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết “mài răng ngắn lại”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày!
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]