Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Chữa sâu răng số 8 như thế nào là đúng cách?

Chữa răng sâu số 8 là một trong các dịch vụ hot nhất hiện nay tại phòng khám nha khoa Parkway. Đây là căn bệnh phổ biến dễ mặc phải nhưng không phải ai cũng biết cách chữa trị sao cho đúng cách. Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin bổ ích về cách chữa trị bệnh lý này.

1. Vì sao răng số 8 hay bị sâu hơn các răng khác?

Răng số 8 (răng khôn) nằm tại vị trí cuối cùng góc hàm ở mỗi cung răng. Thay vì mọc từ khi còn bé và thay răng sữa như những răng khác, răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành. Do ở độ tuổi trưởng thành, cấu trúc xương hàm đã phát triển hết, cứng cáp với các lớp mô phủ đầy. Chính vì vậy, răng khôn thường bị mọc lệch hoặc mọc ngầm trong hàm, gây đau nhức và vô cùng khó chịu.

chữa sâu răng số 8

Lý do tại sao răng khôn hay bị sâu hơn những răng còn lại

Do răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng góc hàm nên việc vệ sinh răng khó khăn hơn so với những răng khác. Đây chính là lý do khiến cho mầm bệnh sâu răng có điều kiện phát triển thuận lợi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp răng mọc ngược hoặc một số trường hợp răng số 8 bị mọc lệch, mọc ngầm, gây ra hiện tượng trùm lợi, dễ bị tích thức ăn lâu ngày trong hốc răng, gây viêm lợi và sâu răng số 8. Nhiều trường hợp, sâu răng số 8 còn lây vi khuẩn cho răng bên cạnh và làm lây lan sâu răng diện rộng.

2. Răng sâu số 8 để lâu gây hậu quả gì?

Sâu răng số 8 hàm trên hoặc sâu răng số 8 hàm dưới không chỉ gây mất thẩm mỹ cho cung răng, gây hôi miệng mà còn gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như sau:

Tích tụ vi khuẩn xấu, gây đau nhức răng và sưng tấy lợi. Không chữa sâu răng số 8 lâu ngày, dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm hoặc nhiễm trùng chân răng,…

Khi răng số 8 bị sâu lâu ngay, dễ bị lây vi khuẩn với các răng bên cạnh, đặc biệt là răng hàm – răng có chức năng nhai và nghiền nhuyễn thức ăn.

Hiện tượng sâu răng số 8 lâu ngày mà không được điều trị cũng sẽ khiến mảng sâu lan rộng, và làm vỡ răng, gây nhiễm trùng mạnh.

Nếu không chữa sâu răng số 8, tình trạng trở nặng sẽ khiến răng bị viêm tuỷ, hỏng tuỷ, viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng gây đau đớn và vô cùng nguy hiểm.

Theo đó, nếu đang có những triệu chứng đau nhức góc trong hàm, hôi miệng,… bạn nên đi kiểm tra tại các phòng khám nha khoa uy tín và áp dụng phác đồ điều trị để chữa dứt điểm sâu răng số 8.

3. Trường hợp nào nên nhổ răng sâu số 8?

Răng sâu số 8 có nên nhổ không là câu hỏi phổ biến đối với những bạn đang gặp bệnh lý răng miệng này. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà bạn đang mắc phải, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị cho bạn một cách an toàn và hợp lý nhất. Nếu răng số 8 của bạn đang ở giai đoạn đầu với tình trạng nhẹ và mọc chuẩn thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp chữa răng sâu phổ biến: trám răng, chữa tuỷ, điều trị bằng thuốc,…

Song, nếu răng sâu số 8 đã qua giai đoạn đầu và dần trở nặng cùng với các triệu chứng sau thì bạn nên lựa chọn phương pháp nhổ răng số 8 hàm trên hoặc nhổ răng số 8 hàm dưới, tuỳ thuộc vào vị trí bị sâu.

3.1 Viêm nhiễm tủy nặng và hoại tử tủy

Khi răng sâu số 8 bước vào giai đoạn 3 và 4 – giai đoạn vi khuẩn đã lấn sâu vào tủy, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc hoại tử tuỷ. Với trường hợp này cần lựa chọn loại bỏ răng bởi sự chần chừ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng:  hoại tử tủy, nặng hơn là viêm chóp răng, mủ chân răng, áp xe răng,…

3.2 Răng số 8 mọc ngầm

Răng số 8 mọc ngầm khiến bạn đau ê buốt và sưng tấy nướu, chân răng. Đồng thời nó gây hơi thở khó chịu, dễ ảnh hưởng đến răng số 7 và gây sâu răng cho những răng bên cạnh. Khi mọc ngầm, răng số 8 có thể đẩy chân răng số 7 làm lệch chân răng hoặc là tiêu thân và chân răng khiến răng dễ bị lung lay và rụng răng.

3.3 Răng số 8 mọc lệch

Răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch khỏi hàm khiến kẽ răng giữ chúng và chiếc răng liền kề xít lại hơn. Điều này đã khiến cho các mảng bám thức ăn, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và mắc lại khiến tình trạng răng dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, do răng số 8 mọc lệch, do đó nó chèn ép và đẩy các răng bên cạnh khiến cấu trúc hàm răng bị xô lệnh, sai vị trí.

3.4 U, nang xương hàm

Quá trình phát triển của răng khôn đã làm xuất hiện các khu vực nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng và túi răng còn sót lại. Việc này làm xuất hiện các khối u nang xương hàm. Trường hợp xấu nhất xảy ra có thể là tiêu xương hàm và gẫy xương hàm nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.

3.5 Răng số 8 sâu khiến vùng miệng bị viêm nhiễm

Các góc hàm nơi răng số 8 mọc là những nơi khó vệ sinh nhất và dễ xảy ra tình trạng tích tụ thức ăn, sưng mủ viêm,… Nếu không được xử lý và vệ sinh đúng cách, các ổ viêm sẽ tấn công sang các vùng lân cận như má, cổ , mang tai, viêm xương hay viêm màng tim.

4. Quy trình nhổ răng sâu số 8

Chữa răng sâu số 8 bằng phương pháp nhổ bỏ vô cùng tối ưu đối với những chiếc răng đang trong tình trạng nghiêm trọng và có những triệu chứng nếu trên. Dù không mang nhiều chức năng nghiêm trọng, nhưng răng khôn lại gây ra nhiều tác hại. Việc loại bỏ phần sâu răng số 8 hàm trên và phần sâu răng số 8 hàng dưới được bác sĩ khuyến khích thực hiện.

sâu răng số 8 hàm dưới

Quy trình nhổ răng khôn quy chuẩn tại Parkway

Việc chữa răng sâu số 8 bằng phương pháp nhổ bỏ sẽ được thực hiện như sau:

4.1 Thăm khám và chẩn đoán

Để đảm bảo cho quá trình chữa răng sâu số 8 diễn ra an toàn. Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra sức khoẻ cơ thể người điều trị để xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ răng miệng để đánh giá mức độ bệnh lý răng miệng. Các tiêu chí đánh giá đạt chuẩn bao gồm:

  • Tình trạng sức khoẻ tổng thể của người bệnh
  • Không có tình trạng mắc nhiều bệnh lý ngoài
  • Xác định tình trạng răng và mức độ sâu răng
  • Kiểm tra và đánh giá các răng liền kề răng số 8 bị sâu

4.2 Vệ sinh răng miệng và gây tê

Sau khi đa hoàn thành bước thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ nha khoa sẽ vệ sinh khoang miệng trước khi tiến hành phẫu thuật và chữa răng sâu số 8. Sau đó, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp gây tê niêm mạc để bệnh nhân không cảm thấy đau khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm, trong suốt quá trình phẫu thuật bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nhưng hoàn toàn tỉnh táo để theo dõi quá trình bác sĩ phẫu thuật.

4.3 Thao tác nhổ răng khôn thích hợp với các trường hợp khác nhau

  • Răng mọc thẳng và lệch 45 độ: Trường hợp dễ nhổ nhất và có thể tiến hành bằng những phương pháp thông thường
  • Răng sâu số 8 liền kề với răng số 7: Với chiếc răng khôn số 8 bị xít với răng số 7, bác sĩ sẽ gỡ kẹt cho 2 chiếc răng và nhổ răng từ từ để tránh gây tổn thương cho răng và lợi bên cạnh.
  • Răng mọc ẩn dưới lợi: Đây là kiểu răng bị xương và nướu che phủ, thông thường sẽ không nhìn thấy chúng. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật lật vạt, mở cửa sổ xương để răng số 8 lộ ra. Sau đó, chiếc răng khôn sẽ được chia nhỏ ra nhiều phần và được lấy ra từ từ để tránh gây tổn thương.

Sau quá trình nhổ bỏ sâu răng số 8 hàm trên hoặc sâu răng số 8 hàm dưới , các bác sĩ sẽ nạo ổ nhổ, bơm rửa sạch và vệ sinh. Sau đó, bác sĩ sẽ bịt lại vết thương bằng cách khâu chúng lại bằng chỉ tự tiêu.

5. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng số 8 bị sâu

Để đảm bảo vết thương hở sau sâu răng luôn sạch sẽ và không nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn miếng bông y tế, có tiệt trùng để ngăn chặn máu chảy nhiều và làm khô máu trong khỏn 30-45 phút. Trong 1 ngày sau khi nhổ răng, bạn nên tránh tác động mạnh vào chỗ răng mới nhổ như súc miệng, đánh răng hoặc hút thuốc lá.

răng sâu số 8 có nên nhổ không

Phương pháp cắn bông y tế sau nhổ nhằm cầm máu

Nhiều bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn sẽ cảm thấy ê lợi và buốt răng. Tuỳ thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để bạn có thể giảm bớt tình trạng này. Các loại thuốc bạn có thể sử dụng để giảm đau và có thể tìm dễ dàng ở hiệu thuốc là Paracetamol. Không dùng Aspirin vì chúng sẽ gây ra tình trạng chảy máu âm ỉ và kéo dài.

Sau khi chữa sâu răng số 8 tại các phòng nha khoa, bạn nên dùng túi đá để chườm lạnh tại vết thương để giảm tình trạng sưng. Ngoài ra trong quá trình sinh hoạt, bạn nên uống nước bằng ống hút để giảm áp lực lên răng mới nhổ, ăn những đồ ăn mềm, lỏng và tránh dùng đồ nóng. Sau 1 ngày, bạn có thể vệ sinh vết thương bằng cách súc miệng  bằng nước muối ấm. Cảm giác đau nhức sẽ giảm dần sau từ 3 ngày – 2 tuần.

Trên đây là bài viết cung cấp cho các bạn các thông tin hưu ích về cách chữa sâu răng số 8 đúng cách. Parkway mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc trả lời câu hỏi sâu răng số 8 có nên nhổ không và cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
Nếu bạn cần thêm thông tin về  bảng giá các dịch vụ nha khoa hoặc tìm địa chỉ nha khoa uy tín, hãy liên hệ ngay với Parkway để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết