Nấm ở miệng hay tưa miệng là tình trạng người bệnh xuất hiện các vết sừng trắng hoặc vàng trong khoang miệng do vi khuẩn gây nên. Tuy không có nhiều nguy hiểm, nhưng bệnh này khiến mọi người gặp nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt. Do vậy, bạn có thể thử tự điều trị bằng những cách chữa nấm miệng bằng dân gian hiệu quả ngay tại nhà để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu ở miệng.
Những thông tin về nấm miệng bạn cần biết
Trước khi đến với các phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian và sử dụng được hiệu quả nhất, bạn cần biết chắc chắn rằng mình có bị bệnh này hay không. Cùng điểm qua những triệu chứng và nguyên nhân nổi bật của bệnh nấm ở miệng ngay dưới đây.
Các mảng màu trắng kem hoặc vàng xuất hiện trong khoang miệng
Nấm miệng có những biểu hiện như thế nào?
Thường ở giai đoạn đầu khi bị tưa miệng, bạn sẽ không có cảm nhận gì đặc biệt. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, khi tình trạng này đã trở nên tồi tệ hơn, mọi người sẽ nhận thấy một hoặc một vài các triệu chứng sau xuất hiện:
- Các mảng màu trắng kem hoặc vàng xuất hiện trong khoang miệng, ở một số vị trí như bên trong má, trên lưỡi, amidan, nướu hoặc cả môi.
- Ở vết sưng nếu bạn cọ xát hoặc cạo sẽ gây ra chảy máu.
- Luôn cảm thấy đau rát trong miệng, gây ra nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Cảm giác miệng luôn rất khô, nóng rát.
- Khóe miệng khô, nứt nẻ.
- Khó nuốt, mất vị giác.
- Khoang miệng có mùi khó chịu.
Trong một số trường hợp, bệnh tưa miệng cũng có thể lan đến thực quản. Tuy không phổ biến, nhưng bạn vẫn nên hết sức lưu ý nếu có các biểu hiện sau:
- Khó nuốt thức ăn và rất đau khi nuốt.
- Có cảm giác như thức ăn đang bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ở giữa ngực
- Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản, có thể bị sốt
Đối với trẻ nhỏ, nấm miệng cũng khiến các bé gặp khó khăn khi bú, do vậy thường xuyên quấy khóc, khó chịu. Trẻ bú mẹ bị tưa miệng có thể lan truyền sang vú mẹ và gây ra các biểu hiện như:
- Núm vú nhạy cảm, nổi đỏ, nứt hoặc ngứa.
- Da trên quầng vú bị căng bóng và bong tróc.
- Mẹ sẽ cảm thấy rất đau núm vú khi cho bú.
Ngoài ra, loại nấm gây bệnh tưa miệng này cũng có thể lây lan đến nhiều nơi trong cơ thể như máu, lan sang tim, mắt, não…. được gọi là candida hệ thống. Sự xâm nhập này thường diễn ra ở những người có hệ miễn dịch yếu, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như sốc nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân bị nấm miệng
Để có thể phòng tránh nấm miệng tốt nhất, cần hiểu rõ bệnh này hình thành do đâu? Tình trạng nấm ở vùng niêm mạc bao phủ trong khoang miệng bị gây ra do sự phát triển quá mức của một loại nấm men trong miệng là Candida albicans. Thông thường, ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, loại nấm này sẽ không gây nguy hại gì cho cơ thể.
👉 Xem thêm: 9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất
Những đối tượng nào thường dễ bị nấm miệng?
Nấm miệng sinh ra khi nấm Candida albicans trong khoang miệng phát triển mạnh mẽ. Môi trường thuận lợi nhất cho loại nấm này sinh sôi nhanh chóng là ở một số đối tượng có sức đề kháng yếu, như:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Người cao tuổi
- Người mắc các bệnh khiến suy giảm hệ miễn dịch
- Người bị ung thư, đang phải điều bệnh trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.
- Các bệnh nhân tiểu đường, đường huyết không ổn định.
- Người mắc các bệnh mãn tính phải sử dụng thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế hệ miễn dịch.
- Người bệnh thường xuyên phải sử dụng kháng sinh theo đường uống.
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong một thời gian dài.
- Người dùng răng giả, đeo niềng răng có kích thước không phù hợp.
- Những người nghiện hút, thường xuyên sử dụng thuốc lá.
- Những người có thói quen vệ sinh răng miệng không cẩn thận, sạch sẽ.
Người có hệ miễn dịch kém dễ bị nấm miệng
Cách chữa nấm miệng bằng dân gian hiệu quả tại nhà
Chữa nấm miệng bằng dân gian là phương pháp lâu đời, được khá nhiều người áp dụng do nguyên liệu dễ kiếm tìm, lại thân thiện, dễ dùng. Vậy đó là những loại thực phẩm, dược liệu nào, công dụng có nhanh chóng không? Cùng tìm hiểu những cách chữa nấm miệng bằng dân gian dưới đây:
Điều trị nấm miệng bằng rau ngót
Rau ngót là thực phẩm đã quá phổ biến với người Việt, chứa nhiều axit amin thiết yếu bên trong như canxi, photpho, vitamin C… có tác dụng như tiêu độc, thông huyết, chữa ho. Ngoài ra, rau ngót còn được biết đến là có khả năng trị nấm miệng khá hiệu quả. Cách sử dụng rau ngót trị tưa miệng trong các bài thuốc dân gian như sau:
Điều trị nấm bằng rau ngót
- Sử dụng khoảng 10g lá rau ngót tươi làm nguyên liệu. Sau khi rửa sạch, đem giã nát rồi vắt lấy nước.
- Lấy một miếng gạc nhúng vào nước rau ngót vừa giã, rồi lau nhẹ lên vùng lưỡi, khoang miệng và lợi bị nấm.
- Thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ ngày. Sau 3 ngày, nấm miệng sẽ giảm đáng kể.
Điều trị nấm từ lá trà xanh
Là một thức uống giải nhiệt phổ biến, trà xanh có thể xem là nguyên liệu rất sẵn trong mọi gia đình. Loại thực phẩm này được biết đến với công dụng như chống lão hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư…Bên cạnh đó, lá trà xanh cũng được sử dụng như một phương thuốc chữa nấm miệng theo các bài thuốc dân gian, cách làm như sau:
- Cho thêm vài hạt muối khi đun nước trà xanh.
- Khi nước trà nguội, sử dụng để đánh tưa lưỡi, miệng như cách đã làm với lá rau ngót.
- Chú ý phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi.
Điều trị nấm từ cỏ cọ nồi và mật ong
Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực rất phổ biến ở những vùng quê Việt, được sử dụng để: cầm máu, hạ sốt, chữa tóc bạc sớm, đau dạ dày…. Ngoài ra, y học cổ truyền cũng ghi nhận công dụng trị nấm miệng của loại dược phẩm này với bài thuốc:
Điều trị nấm từ cỏ cọ nồi và mật ong
- Giã nhuyễn, vắt lấy khoảng 10ml nước lá nhọ nồi.
- Trộn lẫn 10ml nước lá cỏ nhọ nồi vừa giã với khoảng 1ml mật ong để hỗn hợp sánh lại.
- Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp trên vào những đốm nấm trong miệng..
- Nên áp dụng đều đặn 2-3 lần/ngày và lưu ý lựa chọn loại mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng.
Điều trị nấm từ lá mít và mật ong
Lá mít được biết đến là bài thuốc y học cổ truyền với tính bình và khả năng tiêu độc. Loại lá này đã được dân gian ứng dụng chữa trị rất nhiều bệnh như: mụn nhọt, tăng huyết áp, viêm, tắc sữa sau sinh, nấm miệng…Cách sử dụng để khắc phục tình trạng tưa miệng như sau:
- Chọn lá mít đã được phơi vàng khô đốt thành than.
- Trộn than lá mít với mật ong vừa đủ để tạo được một hỗn hợp sánh, mịn. .
- Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp đó và các vết nấm miệng 2-3 lần/ngày.
Đối với trẻ nhỏ bị nấm miệng, nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Thức ăn đóng vai trò là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do vậy, ngoài những phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian, trẻ cũng cần được Khi bị nấm miệng, trẻ cần được bổ sung những chất thiết yếu để có sức đề kháng khỏe mạnh, nâng cao sức chiến đấu với mầm bệnh. Những thực phẩm nên sử dụng cho trẻ nhỏ khi mắc bệnh này như:
Chữa nấm miệng hiệu quả tại nhà với bông cải xanh
- Các loại hoa quả chứa ít đường, giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi…
- Các loại rau xanh: hành tây, cà chua, cải xanh…
- Bổ sung lượng protein nạc: thịt gà, trứng và cá.
- Sử dụng nguyên liệu từ một số loại hạt làm thức ăn: hạt hướng dương, hạnh nhân.
Hạn chết một vài loại thực phẩm không tốt, thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida. Chẳng hạn như: nhóm thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, đồ cay nóng hay hải sản.
Cách để ngăn ngừa nấm miệng quay trở lại
Sử dụng các phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian có thể khiến tình trạng này giảm thiểu và khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biểu hiện của bệnh có thế xuất hiện trẻ lại. Để ngăn ngừa tái phát, mọi người nên áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng tránh như:
Đánh răng 2 lần mỗi ngày giúp giữ khoang miệng sạch sẽ
- Mỗi ngày 2 lần, sử dụng kem đánh răng có chứa flour để làm sạch kĩ càng, không bỏ sót ngóc ngách nào trong khoang miệng.
- Dừng hút thuốc lá.
- Nếu bạn dùng răng giả, hãy bỏ chúng ra trong lúc ngủ và nhớ vệ sinh thật sạch sẽ.
- Điều trị tốt các bệnh nền gây nên sự suy yếu của hệ miễn dịch như: đường huyết, súc miệng thật sạch sau khi sử dụng bình xịt điều trị hen hoặc COPD,…
Bên cạnh đó, đối với những trẻ nhỏ bị nấm miệng đang bú mẹ, phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con và núm vú. Một vài các lưu ý được các bác sĩ khuyến nghị như:
- Giữ vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra và rơ lưỡi cho bé.
- Vệ sinh núm vú của mẹ và núm vú bình thường xuyên trước và sau khi cho trẻ bú.
- Cần điều trị phối hợp nếu mẹ bị nhiễm nấm để tránh lây lan cho bé.
Lời kết
Tưa miệng hay nấm lưỡi là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy lành tính nhưng gây ra những khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng những cách chữa nấm miệng bằng dân gian, để đảm bảo được điều trị kịp thời dứt điểm, bạn nên thăm khám tại các cơ sở uy tín. Liên hệ Parkway để được giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến răng miệng nhé!