Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp cắt giảm cơn đau nhức răng hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác tốt cho sức khỏe. Vậy người bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục? Hãy cùng nha khoa Parkway giúp bạn giải đáp kỹ lưỡng hơn về vấn đề này.
1. Chế độ ăn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như thế nào?
Theo nghiên cứu, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng đó là chế độ ăn uống không khoa học. Quan niệm “thích gì ăn nấy” đã tạo thành thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn diện.
Như chúng ta đã biết, khoang miệng là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiêu hoá đảm nhiệm vai trò tiếp nhận và nghiền nát thức ăn trước khi hấp thu vào cơ thể. Việc “nghiện” ăn những thực phẩm có hại chính là con đường dẫn lối cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công khoang miệng. Ngược lại, nếu chúng ta biết lựa chọn những đồ ăn tốt cho sức khoẻ thì nó sẽ trở thành liều thuốc “kháng sinh tự nhiên” giúp cơ thể chống chọi lại với mọi căn bệnh nguy hiểm.
Không ngẫu nhiên mà dân gian ta có câu “bệnh từ miệng mà ra” nên hãy luôn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa những thực phẩm có hại cho sức khỏe bạn nhé.
2. Bị sâu răng nên ăn gì, không nên ăn gì?
Có thể thấy rằng chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng. Việc tuân thủ theo chế độ ăn uống khoa học không chỉ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh mà còn tăng cường sức đề kháng cho răng miệng. Vậy người bị sâu răng nên ăn gì và viêm răng nên ăn gì để nhanh hồi phục. Dưới đây một số món ăn cho người đau răng mà bạn nên biết.
2.1 Những thực phẩm nên ăn khi bị sâu răng
Rau xanh: Rau xanh rất giàu chất xơ và chất khoáng thiết giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu quanh răng và làm sạch mảng bám gây hại. Một số loại rau người bị sâu răng nên ăn là bông cải xanh, rau bắp cải, củ cải trắng,…
Hoa quả tươi: Đau răng nên ăn hoa quả gì là câu hỏi khiến nhiều người bệnh đau đầu. Người bị sâu răng nên ưu tiên ăn các loại quả giàu vitamin C để tăng cường khả năng chống viêm và diệt khuẩn như dâu tây, cam, quýt, bưởi,…
Các chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn bổ sung hàm lượng canxi dồi dào giúp phục hồi bề mặt răng bị tổn thương và tăng cường độ chắc khỏe cho khuôn hàm.
Đồ mềm: Súp, cháo,… là món ăn cho người đau răng được bác sĩ khuyên dùng. Ăn đồ ăn mềm không chỉ giúp người bệnh dễ tiêu hoá mà còn giảm áp lực tránh cho răng phải làm việc quá tải.
2.2 Thực phẩm nên kiêng khi bị sâu răng
Đồ ngọt: Bánh kẹo, hoa quả sấy khô, đồ ăn vặt… là những cái tên đứng vị trí hàng đầu trong danh sách “cấm kỵ” đối với người bị sâu răng. Bởi hàm lượng đường lớn có trong những loại đồ ăn này sẽ là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến men răng bị phá huỷ và bào mòn nhanh chóng.
Đồ nhiều gia vị: Đồ ăn quá cay, chiên rán nhiều dầu mỡ khiến răng trở nên nhạy cảm và gia tăng mức độ đau nhức trầm trọng hơn..
Đồ quá cứng hoặc quá dai: Người bị sâu răng nên hạn chế ăn đồ nếp, thịt bò, thịt gà, đồ ăn nhanh… vì chúng có độ bám dính cao, rất khó vệ sinh và loại bỏ hoàn toàn.
Đồ uống có cồn: Trong thời gian điều trị sâu răng, người bệnh nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá. Nồng độ acid trong những loại thực phẩm này có nguy cơ phá hoại men răng cao gấp nhiều lần so với những loại thực phẩm khác.
3. Phương pháp chăm sóc răng sâu tại nhà
Bên cạnh việc tiếp nhận phương pháp điều trị chuyên khoa, người bị sâu răng nên làm gì để giảm đau nhanh chóng. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc răng miệng đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả tại nhà mà mọi đối tượng người bệnh nên áp dụng.
3.1 Chải răng đúng cách
Chải răng là hoạt động thường nhật nhưng cũng cần tuân theo các trình tự nhất định như sau:
Bước 1: Làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng với nước lọc
Bước 2: Sau khi làm ướt bàn chải, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ cho lên bàn chải.
Bước 3: Đáng răng bề mặt ngoài cả hàm trên, hàm dưới bằng cách xoay tròn bàn chải hoặc chải theo chiều ngang từ trên xuống. Làm tương tự theo cách này với mặt bên trong hàm.
Bước 4: Làm sạch mặt nhai của răng hàm bằng cách đặt bàn chải song song với mặt nhai rồi chải một cách nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
Bước 5: Dùng bàn chải hoặc dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch lưỡi.
Bước 6: Súc miệng lại bằng nước để làm sạch khuôn miệng không để bị dính kem đánh răng.
3.2 Sử dụng chỉ nha khoa
Sau khi ăn, nhiều người có thói quen dùng tăm để loại bỏ dị vật hoặc thức ăn thừa dính trong kẽ răng. Tuy nhiên hành động này khiến răng bị thưa và nguy cơ tổn hại đến nướu. Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm và đánh răng thông thường. Bởi chỉ tơ có khả năng luồn lách vào từng kẽ răng để loại bỏ đáng kể cặn bẩn mà không gây hại đến nướu.
Cách dùng chỉ nha khoa cũng khá đơn giản và có thể áp dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Lưu ý dùng chỉ nha khoa không nên dùng lực quá mạnh vì có thể khiến nướu chảy máu, tổn thương.
3.3 Dùng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng là một thói quen mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, súc miệng không đúng cách có thể gây phản tác dụng dẫn đến hậu quả tai hại. Vậy chúng ta nên súc miệng như thế nào để phát huy hiệu quả đối đa nhất?
Không súc miệng ngay sau khi chải răng, tốt nhất nên súc miệng sau 30 phút.
Lựa chọn nước súc miệng phù hợp với lứa tuổi.
Ngậm nước súc miệng ít nhất 30 giây, không được nuốt.
Trên đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho người bị sâu răng nên ăn gì, kiêng gì trong thời gian điều trị bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này thì đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Parkway để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]