Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nổi đẹn ở trẻ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nổi đẹn ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nổi đẹn có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường xuất hiện ở trẻ em do có sức đề kháng kém. Dù không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây ra cảm giác đau và khó chịu. Nếu không loại bỏ kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Vậy nổi đẹn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nổi đẹn như thế nào? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nổi đẹn là gì?

Nổi đẹn hay còn gọi là nấm miệng hoặc tưa lưỡi, là một tình trạng nhiễm nấm men phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện dưới dạng các mảng trắng hoặc vàng trên lưỡi, nướu, và má trong của miệng. Nguyên nhân chủ yếu do nấm Candida albicans gây ra, tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bỏ bú và có thể gây chậm tăng trưởng.

Hình ảnh em bé nổi đẹn ở lưỡi

Nổi đẹn là một tình trạng nhiễm nấm men phổ biến ở trẻ em

Bệnh nổi đẹn thường kéo dài, lâu khỏi và dễ tái phát. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để trẻ sớm được chữa là điều cần thiết mà ba mẹ cần lưu ý.

Nguyên nhân gây nổi đẹn

Nguyên nhân chính gây nổi đẹn ở trẻ là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans, vốn tồn tại trong khoang miệng và âm đạo. Khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu sẽ không thể kiểm soát được loại nấm này, gây nên tình trạng nổi đẹn.

Tình trạng nhiễm nấm Candida albicans gây nổi đẹn ở trẻ chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Nấm Candida albicans: Loại nấm này thường tồn tại trong môi trường âm đạo của phụ nữ. Do đó, trong quá trình chuyển dạ, trẻ có thể bị lây nhiễm loại nấm này từ mẹ khi chào đời.
  • Trẻ sử dụng ti giả hoặc bình sữa: Việc sử dụng ti giả hoặc bình sữa khiến miệng trẻ luôn ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nổi đẹn.
  • Ti mẹ không được vệ sinh đúng cách: Tình trạng nổi đẹn cũng có thể hình thành nếu vú mẹ không được vệ sinh và lau khô đúng cách sau khi cho con ti. Đây cũng là điều kiện cho nấm men phát triển và gây bệnh.
  • Cơ thể suy giảm hệ miễn dịch: Khi cơ thể bị ốm, hệ miễn dịch suy giảm, bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi nội tiết tố, sự cân bằng lợi khuẩn có thể bị xáo trộn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây nên tình trạng nổi đẹn.
Hình ảnh em bé đang cầm ti giả

Trẻ sử dụng ti giả không được tiệt trùng kỹ vô tình gây nên tình trạng nấm miệng

Triệu chứng khi nổi đẹn trong miệng

Bệnh nổi đẹn thường gây khó chịu cho em bé khi bú, gây biếng ăn, nôn trớ do đau. Những triệu chứng khi nổi đẹn trong miệng gồm:

  • Xuất hiện các mảng trắng bên trong miệng: Khi trẻ bị nổi đẹn, một mảng trắng sẽ xuất hiện trên mặt lưỡi sau đó lan rộng ra các vùng như nướu răng, niêm mạc má, vòm miệng và rất khó làm sạch.
  • Lở miệng: Khi bệnh tiến triển, các mảng trắng có thể biến thành các vết lở màu đỏ có kích thước khác nhau, gây đau và khó chịu cho trẻ.
  • Nứt lưỡi: Khi trẻ bị đẹn, một số đường nứt nhỏ màu đỏ trên lưỡi sẽ xuất hiện khiến trẻ đau rát và khó chịu.
  • Trẻ bỏ bú và quấy khóc: Nổi đẹn gây tổn thương lưỡi và khoang miệng khiến trẻ đau, khó chịu, bú ít, quấy khóc và có khi sốt nhẹ.
  • Khô và nứt nẻ miệng: Các mảng trắng xuất hiện trong khoang miệng và trên lưỡi trẻ gây khô, nứt nẻ trong các góc miệng hoặc niêm mạc.
Hình ảnh em bé bị nổi đẹn xung quanh miệng

Trẻ xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi và xung quanh khoang miệng

Lưu ý: Để phân biệt với cặn sữa, bạn hãy cố gắng lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm hoặc gạc. Nếu lưỡi trẻ sạch mảng trắng và hồng thì đó là cặn sữa, còn nếu như mảng trắng không bong ra, hoặc có bong nhưng để lại một mảng màu đỏ, gây đau và quấy khóc thì trẻ có thể đã bị nổi đẹn.

Làm gì khi trẻ bị nổi đẹn?

Khi trẻ bị nổi đẹn, trước hết, hãy vệ sinh miệng cho trẻ bằng cách sử dụng gạc đã nhúng ẩm bằng NaCl 0,9% lau nhẹ nhàng miệng và lưỡi của bé. Đồng thời, duy trì vệ sinh cá nhân tốt cho cả mẹ và bé, đặc biệt nếu bé còn bú mẹ. Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết và luôn đảm bảo vệ sinh bình sữa, núm vú sạch sẽ.

Cách xử lý tốt nhất khi trẻ bị nổi đẹn đó là bố mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc kháng nấm phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Hình ảnh vệ sinh miệng cho trẻ bằng gạc

Sử dụng gạc có thấm NaCl 0,9% để vệ sinh miệng trẻ

Trong thời gian này, trẻ cần được cho bú nhiều hơn bởi bên trong sữa mẹ có đầy đủ các vitamin và dưỡng chất sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập gây viêm nhiễm của vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Ngoài ra, việc bú đủ sữa cũng giúp cung cấp đủ nước cần thiết cho cơ thể bé lúc này.

Cách phòng ngừa tình trạng nổi đẹn ở trẻ

Mặc dù phương pháp xử lý khi bé bị nổi đẹn khá đơn giản, nhưng thời gian để khỏi hẳn thì khá dài và dễ tái phát. Do đó, việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là điều cần thiết.

Sau đây là 4 cách phòng ngừa tình trạng nổi đẹn ở trẻ:

  • Vệ sinh miệng và lưỡi đúng cách: Sử dụng gạc hoặc khăn mềm thấm nước muối NaCl 0,9% vệ sinh nướu, lưỡi và khoang miệng của trẻ 2 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn hoặc sau khi ti sữa.
  • Đối với trẻ bú bình: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bình sữa sau khi bé ti sữa xong, tiệt trùng bình sữa và để bình khô ráo trước khi pha sữa cho bé.
  • Đối với trẻ ti mẹ: Sau khi bé ti xong và trước khi cho bé ti, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ núm vú và bầu vú xung quanh bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
  • Đảm bảo vệ sinh đồ dùng của trẻ: Cần rửa sạch và khử trùng ti giả, đồ chơi của bé để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Hình ảnh mẹ đang vệ sinh đồ chơi cho trẻ

Vệ sinh đồ chơi của bé để ngăn ngừa vi khuẩn

Trên đây là những thông tin của bài viết nổi đẹn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày.

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Niềng răng silicon cho người lớn liệu có mang lại hiệu quả?

Niềng răng Silicon cho người lớn liệu có hiệu quả không?

Niềng răng Silicon hay còn gọi là hàm trainer là hoạt động tiền chỉnh nha phù hợp với trẻ em từ 5 – 10 tuổi. Có nhiều trường hợp, người trưởng thành cũng sử dụng hàm silicon để niềng răng giai đoạn đầu. Vậy liệu người lớn niềng răng silicon có hiệu quả không? Những […]

Xem chi tiết

Nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau như thế nào?

Việc răng khôn mọc khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người lo sợ nhổ răng khôn vì cho rằng cảm giác nhổ răng sẽ rất đau đớn. Liệu nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn như thế nào? Cùng Parkway […]

Xem chi tiết

Hàn răng sâu: Quy trình và những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa rất phổ biến hiện nay được sử dụng với mục đích lấp đầy các khu vực răng bị tổn thương, bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và phục hồi tính thẩm mỹ cho nụ cười. Vậy quy trình hàn sâu răng và những […]

Xem chi tiết
Cấy ghép implant là gì?

Quy trình cấy ghép implant là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng răng implant

Cắy ghép Implant chính là giải pháp tuyệt vời giúp khắc phục tình trạng mất răng, giúp cải thiện chức năng ăn nhai, khôi phục thẩm mỹ nụ cười. Vậy quy trình cấy ghép Implant sẽ diễn ra như thế nào? Bạn cần lưu ý những gì khi áp dụng kỹ thuật làm răng Implant […]

Xem chi tiết