Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

10 Cách làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn và trẻ em

Chú ý vệ sinh lưỡi sạch sẽ hàng ngày cũng quan trọng như việc vệ sinh răng miệng, điều này nhằm làm giảm mùi hôi miệng và ngăn ngừa các bệnh lý về răng. Nhưng trên thực tế, đây lại không phải điều nhiều người áp dụng. Hãy tham khảo bài viết này để biết những cách làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn và trẻ em ngay tại nhà mà Nha khoa Parkway đã tổng hợp.

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 1

Tại sao việc vệ sinh lưỡi đúng cách rất quan trọng?

Vệ sinh lưỡi không chỉ giúp loại bỏ cặn bẩn trong miệng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Dưới đây là những tác dụng của việc làm sạch lưỡi bị trắng mà bạn nên tìm hiểu. 

Giúp thay đổi vẻ ngoài của lưỡi

Khi mảng bám tích tụ trên lưỡi quá nhiều sẽ khiến lưỡi có các mảng màu trắng đục, màu nâu rất mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, các mảng bám không đều nhau còn khiến lưỡi chúng ta lốm đốm màu nâu, vàng. 

Lưỡi bám bẩn, có màu không đẹp mắt là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp, ăn uống hàng ngày. Vệ sinh lưỡi sẽ giúp bạn loại bỏ những mảng bám xấu xí này. 

Loại bỏ vi khuẩn

Vi khuẩn Mutans streptococci và  lactobacilli tồn tại trong khoang miệng khá nhiều nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chúng là yếu tố gây sâu răng và khiến hơi thở của chúng ta có mùi hôi khó chịu. Do vậy, chúng ta cần làm sạch lưỡi bị trắng thường xuyên để loại bỏ hai loại vi khuẩn gây hại này khỏi khoang miệng. 

Vệ sinh lưỡi giúp giảm hôi miệng

Mùi hôi miệng xuất hiện do quá trình phân huỷ thức ăn đọng trong khoang miệng. Khi nhai, thức ăn bị nghiền vụn thành nhiều mảnh nhỏ và rơi lên niêm mạc miệng. Thông thường, nước bọt của chúng ta sẽ rửa trôi những mảnh vụn thức ăn này. 

Tuy nhiên, nhiều vụn thức ăn bám lại mà nước bọt không thể rửa trôi, chúng kết hợp cùng hàng triệu vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng, giải phóng mùi hôi khó chịu. 

Vệ sinh lưỡi sẽ loại bỏ những mảnh vụn thức ăn đọng trên niêm mạc miệng và các loại vi khuẩn gây hại. Nếu hơi thở của bạn đang có mùi thì hãy vệ sinh lưỡi đúng cách và thường xuyên nhé. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 2

Vệ sinh lưỡi sạch sẽ giúp hạn chế tình trạng hôi miệng (Nguồn: Internet)

Ngăn ngừa sự hấp thu các độc tố

Trong lúc ngủ, cơ thể của chúng ta sẽ đào thải hoá chất và độc tố. Những mảng trắng dày bám trên lưỡi của chúng ta chính là độc tố mà cơ thể đã loại bỏ khi ta ngủ. Nếu không biết cách làm sạch lưỡi bị trắng thì độc tố vẫn bám trong miệng và khi chúng ta nuốt nước bọt, ăn nhai sẽ dễ dàng nuốt lại những độc tố đó. Vì vậy, bạn nên dành thời gian mỗi sáng để vệ sinh lưỡi, loại bỏ độc tố khỏi lưỡi. 

Kích thích các cơ quan

Hoạt động mát xa cơ thể giúp kích thích các cơ quan, tuyến và các hệ thống khác bên trong cơ thể của chúng ta. Việc làm sạch lưỡi bị trắng cũng tương tự bạn đang mát xa cho lưỡi. Khi chà lưỡi, chúng ta sẽ kích thích các đầu dây thần kinh trong lưỡi. Từ đó kích thích tới các vùng phủ tạng bên trong như tim, lá lách, túi mật, gan,…vv. 

Tăng cường sức khỏe răng miệng

Nếu lưỡi của bạn phủ đầy vi khuẩn thì có thể gây hại đến các bộ phần khác trong miệng. Vi khuẩn từ lưỡi sẽ tấn công vào răng, nướu,…dẫn đến viêm nướu, nhiễm khuẩn răng, sâu răng,…

Thậm chí, nguy hiểm hơn, vi khuẩn sẽ di chuyển xuống vùng cổ họng hoặc đi theo đường hô hấp kéo theo tình trạng nhiễm khuẩn hệ hô hấp. Do vậy, có thể thấy vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của chúng ta tốt hơn. 

Mang đến cảm giác tươi mới

Việc loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn khỏi lưỡi sẽ mang đến cảm giác tươi mới, sảng khoái cho bạn. Bạn sẽ không còn cảm thấy có mùi hôi trong miệng, cảm giác khó chịu do vi khuẩn tồn đọng nữa. 

Vệ sinh lưỡi làm giảm mảng bám

Việc vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng thường xuyên giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu do vi khuẩn tồn đọng trên lưỡi, từ đó giúp khoang miệng sạch sẽ và giảm nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. 

Cải thiện cách bạn cảm nhận hương vị

Lưỡi là nơi chứa nhiều hạt vị giác, chúng ta ăn uống ngon miệng hay không đều nhờ sự cảm nhận do lưỡi mang lại. Nếu lưỡi bị bao phủ bởi các cặn bẩn màu trắng đục, nâu vàng thì hạt vị giác sẽ khó tiếp xúc với thức ăn và bạn sẽ ít cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn hơn. 

Nếu bạn áp dụng đúng cách làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn và trẻ em, gạt bỏ cặn bẩn thì sẽ không còn gì cản trở vị giác của chúng ta và hạt vị giác được hoạt động tốt hơn, bạn sẽ ăn ngon miệng hơn. 

Giảm tình trạng lưỡi trắng

Lưỡi trắng là do vụn thức ăn, vi khuẩn, cặn bẩn bám lại ở các kẽ niêm mạc của lưỡi. Lưỡi có màu trắng đục không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gia tăng rủi ro mắc các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng.  

Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn uống

Cơ chế tiết nước bọt ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận khi ăn uống của chúng ta. Nếu lưỡi của chúng ta bị bẩn, bốc mùi thì sẽ ngăn cản cơ chế tiết nước bọt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận vị giác khi ăn. Thậm chí, nếu để lưỡi bị bám cặn bẩn quá dày, bạn có thể sẽ bị mất vị giác, không cảm nhận được mùi vị của món ăn. 

Chính bởi điều này mà việc vệ sinh lưỡi đúng cách là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc tạo cảm giác ăn uống ngon miệng, kích thích vị giác. Làm sạch lưỡi giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của các món ăn. 

Kích thích các cơ quan khác trong cơ thể

Nạo lưỡi không chỉ làm sạch bề mặt của lưỡi mà còn kích thích tuyến nước bọt làm việc hiệu quả hơn, từ đó sản sinh agni giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ quan tiêu hoá. Nhờ vậy mà các cơ quan khác cũng được kích thích và hoạt động tốt hơn. 

Top 10 cách làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn và trẻ em đơn giản tại nhà

Có rất nhiều cách vệ sinh lưỡi ngay tại nhà để bạn lựa chọn. Dưới đây là những phương pháp làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn và trẻ em phổ biến. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng bằng dụng cụ cạo lưỡi 

Dụng cụ cạo lưỡi là thiết bị chuyên dụng cho việc loại bỏ mảng bám ở bề mặt lưỡi. Trong lần đầu tiên sử dụng dụng cụ cạo lưỡi, bạn có thể sẽ thấy nôn nao, khó chịu. Đây là phản ứng của cơ thể khi gặp lực tác động lên lưỡi. Bạn đừng quá lo lắng, chỉ sau vài lần cạo lưỡi, cảm giác này sẽ dần biến mất. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 3

Dùng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch các mảng bám (Nguồn: Internet)

Dụng cụ cạo lưỡi đang ngày càng phổ biến hơn, bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, hiệu thuốc,…Hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ cạo lưỡi để bạn lựa chọn theo nhu cầu. Các bước vệ sinh lưỡi như sau: 

  • Bước 1: Thè lưỡi đúng cách 

Nhiều người có thói quen đưa dụng cụ vệ sinh lưỡi vào trong miệng và không thè lưỡi ra ngoài. Điều này sẽ khiến lưỡi không được làm sạch toàn diện, do vậy khi vệ sinh lưỡi, bạn cần thè lưỡi ra ngoài hết cỡ. Hãy để bề mặt lưỡi lộ ra bên ngoài hoàn toàn để tiện cho việc làm sạch triệt để, đồng thời thè lưỡi hết cỡ cũng giúp bạn tránh không bị nôn khi vệ sinh lưỡi.

  • Bước 2: Cạo hoặc chải lưỡi từ bên trong ra bên ngoài

Bạn đưa dụng cụ cạo lưỡi từ trong ra ngoài và cố gắng chải từ phần lưỡi sâu phía trong ra phía ngoài. Khu vực sâu phía trong lưỡi tồn đọng rất nhiều vi khuẩn gây mùi, vì vậy đừng bỏ qua khu vực này nhé. 

Sau khi cạo lưỡi lần một, bạn hãy súc miệng để trôi các mảng bám vừa cạo rồi tiếp tục chải đến khi lưỡi không còn các mảng trắng. Khi cạo lưỡi hãy nhẹ tay, không ấn quá mạnh để tránh gây tổn thương lưỡi. 

  • Bước 3: Súc miệng

Nước súc miệng và nước muối có công dụng rửa trôi các mảng bám trên lưỡi. Vì vậy sau khi làm sạch lưỡi bạn không thể bỏ qua bước súc miệng. Hãy dùng lưỡi đưa nước súc miệng di chuyển khắp khoang miệng nhằm đảm bảo mảng bám trôi hết ra bên ngoài. 

Sử dụng nước súc miệng để vệ sinh lưỡi

Nước súc miệng không chỉ hỗ trợ làm trôi các mảng bám trên bề mặt lưỡi mà còn mang đến hơi thở thơm tho cho người sử dụng. Bạn nên chọn loại nước súc miệng có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và có khả năng kháng viêm. 

Dùng lô hội để vệ sinh lưỡi

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây lô hội chứa một lượng lớn hợp chất có tính kháng khuẩn, ngừa viêm. Do vậy việc tận dụng lô hội để làm sạch lưỡi sẽ mang lại hiệu quả cao. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 4

Ngậm nước ép nha đam để làm sạch lưỡi bị trắng (Nguồn: Internet)

Bạn hãy mua nha đam tươi, sau đó rửa sạch, tách bỏ lớp vỏ và ép phần thịt bên trong lấy nước. Bạn ngậm phần nước ép nha đam trong miệng vài phút. Tiếp theo, nhổ bỏ và súc miệng kỹ càng bằng nước ấm. Phương pháp này thích hợp để thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày. 

Cách làm sạch lưỡi bằng Mật ong 

Mật ong là nguyên liệu lành tính, hữu hiệu trong việc làm sạch lưỡi và răng miệng. Mật ong sở hữu nhiều hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Không chỉ vậy, mật ong còn chứa chất chống oxy hóa với công dụng ngăn cản gốc tự do tấn công cơ thể. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 5

Cách làm sạch lưỡi bằng mật ong (Nguồn: Internet)

Để áp dụng cách làm sạch lưỡi bị trắng bằng mật ong, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây: 

  • Hoà 1 – 2 thìa mật ong vào một ly nước ấm.
  • Súc miệng bằng nước mật ong ấm trong vài phút.
  • Nhổ bỏ nước mật ong và súc lại miệng bằng nước sạch.

Bạn hãy thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần một ngày để làm sạch lưỡi hiệu quả nhé!

Sử dụng muối để làm sạch lưỡi

Công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm của muối từ lâu đã được công nhận. Muối được sử dụng rộng rãi trong hoạt động làm sạch. Đối với răng miệng, muối mang đến rất nhiều lợi ích. Hạt muối sẽ mài mòn và triệt tiêu vi khuẩn gây hại, tế bào chết đọng ở bề mặt lưỡi. 

Bạn rắc trực tiếp muối lên bề mặt lưỡi, nên chọn loại muối hạt to. Tiếp theo, bạn dùng lông bàn chải mềm để chà lưỡi trong một phút. Bước cuối cùng là súc miệng bằng nước sạch. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch. Việc làm sạch lưỡi bằng muối nên được thực hiện hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng bằng thuốc

Nếu bạn gặp phải tình trạng nấm lưỡi do lâu ngày không vệ sinh lưỡi đúng cách thì việc sử dụng các phương pháp làm sạch lưỡi cơ bản sẽ không thể khắc phục được. Lúc này, bạn sẽ cần sử dụng những loại thuốc do bác sĩ kê đơn như: Nystatin, Miconazol, Fluconazol, Clotrimazol,…

Lưu ý: Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để không gặp phải tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng bằng tinh bột nghệ 

Tinh bột nghệ có chức năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm vô cùng hiệu quả. Do vậy, việc sử dụng tinh bột nghệ để làm sạch lưỡi là lựa chọn tuyệt vời. Cách thực hiện làm sạch lưỡi bằng tinh bột nghệ như sau:

  • Bước đầu, bạn hòa tinh bột nghệ với nước ép cam quýt theo tỉ lệ 1:3. 
  • Tiếp theo, chà xát bề mặt lưỡi cùng hỗn hợp bột nghệ – nước ép cam quý trong 2 phút rồi nhổ bỏ. 
  • Súc miệng bằng nước sạch, thực hiện liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày. 
Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 6

Cách làm sạch lưỡi bị trắng bằng tinh bột nghệ (Nguồn: Internet)

Cách làm sạch lưỡi bị trắng bằng baking soda

Baking Soda vệ sinh răng nướu vô cùng hiệu quả. Để dùng Baking Soda cho hoạt động làm sạch lưỡi, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: 

  • Rắc đều Baking Soda lên bàn chải đánh răng. 
  • Dùng bàn chải có Baking Soda chà nhẹ bề mặt lưỡi trong 1 phút. 
  • Súc miệng bằng nước sạch.

Baking Soda có tính tẩy khá mạnh nên chỉ thích hợp để làm sạch lưỡi 1 – 2 lần một tuần. 

Cách làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răng 

Nhiều loại bàn chải đánh răng được thiết kế thêm mặt lưng có chức năng chải lưỡi. Sau khi chải răng, bạn chỉ cần lật bàn chải lại, dùng mặt lưng của bàn chải chà xát lưỡi để làm sạch. Cách này cũng mang đến hiệu quả nhất định nhưng không làm sạch kỹ bằng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. 

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 7

Cách làm sạch lưỡi bằng bị trắng bằng bàn chải đánh răng (Nguồn: Internet)

Dùng tỏi để làm sạch lưỡi

Ít ai biết rằng tỏi có khả năng làm sạch lưỡi. Tuy rằng tỏi là một nguyên liệu nặng mùi và có vị cay nồng nhưng tỏi lại có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tuyệt vời. Một số bài báo trên trên trang Medical News Today đã khẳng định tỏi tươi chính là một vị thuốc tự nhiên, có thể chống virus và nấm.  Hãy ngậm tỏi sống hoặc súc miệng bằng nước ngâm tỏi hàng ngày để làm sạch khoang miệng nhé!

Cách làm sạch lưỡi bị trắng - 8

Dùng tỏi để làm sạch lưỡi (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi làm sạch lưỡi

Thực hiện xong các bước kể trên là bạn đã hoàn thành việc làm sạch lưỡi rồi đó. Tuy nhiên, trong quá trình vệ sinh lưỡi bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé! 

Thay hoặc vệ sinh dụng cụ cạo lưỡi

Tương tự như bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh lưỡi cũng cần được làm sạch hàng ngày và thay mới 3 tháng/lần. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong các dụng cụ này. 

Cạo hoặc chải nhẹ nhàng

Lưỡi là bộ phận mềm, dễ bị tổn thương, do đó khi cạo lưỡi bạn chỉ nên thực hiện thật nhẹ nhàng, dùng lực vừa đủ để loại bỏ mảng bám mà không gây trầy xước, chảy máu lưỡi. 

Duy trì thói quen thường xuyên

Bạn nên cạo lưỡi 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đánh răng. Bởi nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên thì vi khuẩn sẽ liên tục tích tụ trên bề mặt lưỡi, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Do vậy, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh lưỡi hàng ngày. 

Một số thắc mắc thường gặp khi vệ sinh lưỡi

Việc vệ sinh lưỡi cần được thực hiện đúng cách bởi lưỡi là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Dưới đây là những chia sẻ của Nha khoa Parkway về các thắc mắc thường gặp khi vệ sinh lưỡi. 

Một ngày nên làm sạch lưỡi bao nhiêu lần?

Nhiều người cho rằng một tuần chỉ cần vệ sinh lưỡi vài lần là được. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế, việc làm sạch lưỡi cần thực hiện với tần suất tương tự hoạt động đánh răng. 

Bởi vi khuẩn sẽ tích tụ liên tục trên lưỡi của bạn sau mỗi lần ăn uống, việc đánh răng không thể loại bỏ toàn bộ số vi khuẩn này. Do vậy, chúng ta nên làm sạch lưỡi khoảng 2 lần một ngày. 

Chải lưỡi bằng bàn chải hay dùng dụng cụ cạo lưỡi tốt hơn?

Dụng cụ cạo lưỡi là sản phẩm được thiết kế chuyên dụng cho việc vệ sinh lưỡi, vì vậy chải lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi sẽ tốt hơn bằng bàn chải. Cạo lưỡi giúp bạn làm sạch phía sâu trong lưỡi mà không đụng chạm tới vòm miệng, hạn chế cảm giác buồn nôn, khó chịu. 

Việc vệ sinh lưỡi có an toàn không?

Vệ sinh lưỡi với lực vừa phải và đúng cách thì hoàn toàn an toàn với cơ thể. Bạn nên sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi và cạo từ giữa lưỡi với lực nhẹ nhàng. Dụng cụ vệ sinh lưỡi không được có góc cạnh sắc nhọn và cần được làm sạch sau mỗi lần sử dụng. 

Phải làm gì nếu bị tổn thương trong khi làm sạch lưỡi?

Nếu làm sạch lưỡi quá mạnh tay thì bạn có thể sẽ bị trầy xước, chảy máu lưỡi. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên ngừng cạo lưỡi trong vài ngày và kiêng ăn đồ chua, cay, nóng. Sau đó thử cạo lưỡi một cách nhẹ nhàng hơn. 

Nước súc miệng có thể làm sạch lưỡi của bạn không?

Nước súc miệng có thể hỗ trợ vệ sinh lưỡi nhưng không thể làm sạch hoàn toàn bộ phận này. Vì vậy, cần kết hợp nước súc miệng với dụng cụ vệ sinh lưỡi để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Một số thực phẩm giúp làm sạch lưỡi tốt nhất

Có không ít loại thực phẩm quen thuộc có thể giúp bạn làm sạch lưỡi hàng ngày. Cụ thể là những loại thực phẩm dưới đây: 

  • Sữa chua: Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá và răng miệng của con người vì thực phẩm này cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn tốt. Thường xuyên sử dụng sữa chua sẽ giúp chúng ta có một khoang miệng sạch sẽ, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. 
  • Nước chanh: Cốt chanh tươi chứa nhiều axit nên vừa kích thích lưỡi tiết nước bọt vừa hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn. Không chỉ vậy, nước chanh còn có hương thơm thanh mát, giúp giảm thiểu mùi hôi trong khoang miệng. Bạn nên uống một ly nước chanh mỗi ngày. 
  • Bánh mì + Nước lọc: Bánh mì có khả năng hút ẩm, hút mùi. Vì vậy ăn bánh mì và uống thêm một chút nước lọc sẽ giúp lưỡi của chúng ta sạch sẽ hơn. 
  • Táo: Táo là loại hoa quả cung cấp nhiều axit kích thích hoạt động tiết nước bọt của miệng. Khi chúng ta ăn táo thì nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn, vi khuẩn trên lưỡi sẽ bị rửa trôi đáng kể. 

Bài viết trên đây đã hướng dẫn mọi người cách làm sạch lưỡi bị trắng cho người lớn và trẻ em rất chi tiết và rõ ràng. Nha khoa Parkway hy vọng giúp bạn đọc quan tâm hiểu hơn về một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến. Chúc mọi người luôn có hàm răng và khoang miệng khỏe mạnh.

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết