Bà bầu có nên đi hàn răng? Quá trình hàn trám răng có gây nguy hiểm cho thai nhi?
Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ thường có nguy cơ bị sâu răng do thiếu hụt canxi và rối loạn hormone. Bệnh lý này không chỉ gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống mà còn có thể dẫn đến sinh non. Vậy bà bầu có nên đi hàn răng để khắc phục sâu răng không? Hàn trám răng trong thai kỳ có ảnh hưởng gì không? Hãy để Nha khoa Parkway giải đáp giúp bạn qua bài viết sau đây nhé!
Vì sao mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?
Phụ nữ mang thai thường mắc các bệnh răng miệng trong giai đoạn đầu thai kỳ, phổ biến nhất là viêm lợi. Giải thích cho vấn đề này, chuyên gia sức khỏe cho biết khi mang thai, mao mạch ở lợi có xu hướng phình to ra, giảm tính đàn hồi do sự tăng đột biến của 2 nội tiết tố progesterone và estrogen. Từ đó dẫn đến hiện tượng tăng tính thẩm thấu ở thành mao mạch kèm thêm huyết dịch ứ đọng khiến lợi dễ bị nhiễm khuẩn và viêm.
Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai hàm lượng canxi trong cơ thể thay đổi thất thường khiến các bà mẹ càng dễ mắc bệnh răng miệng. Tình trạng này có thể nặng hơn theo sự phát triển của thai kỳ. Nếu phụ nữ mang thai không chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách thì viêm lợi càng trở nên trầm trọng tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Các bệnh lý răng miệng sẽ biến mất sau sinh khi mà lượng hormone progesterone và estrogen giảm xuống và duy trì ở mức ổn định.
Hàn răng là gì?
Hàn răng hay trám răng là phương pháp phục hình trong nha khoa nhằm khắc phục những tổn thương của răng do bệnh lý, chấn thương gây ra. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng, từ đó khôi phục chức năng nhai và hình dáng vốn có cho răng.
Bà bầu có nên đi hàn răng không?
Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nha khoa đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về cơ sở vật chất và công nghệ khám chữa bệnh. Hiện nay có rất nhiều nhiều phương pháp điều trị nha khoa an toàn phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Tuy nhiên bà bầu có nên đi hàn răng không còn tùy thuộc vào công nghệ của từng phương pháp, không phải loại nào cũng được khuyến khích áp dụng.
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu bà bầu không may bị sâu răng thì hoàn toàn có thể hàn răng được. Bởi sâu răng không điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đến tủy gây viêm, đau nhức dữ dội. Tốt nhất bà bầu nên xử lý tình trạng này sớm để tránh hậu hoạ kéo dài về sau, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và chất lượng sinh hoạt.
Thời điểm hàn răng thích hợp nhất là khoảng 3 tháng giữa thai kỳ vì lúc này sức khỏe mẹ bầu bắt đầu ổn định hơn, có thể can thiệp được các thủ thuật khó như nhổ răng nếu cần thiết.
Hàn răng có gây ảnh hưởng tới thai nhi?
Hàn răng là thủ thuật nha khoa đơn giản khá an toàn với sức khỏe con người, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh cần phải chụp X-quang và tiêm tê trước khi tiến hành điều trị. Đây cũng là điều khiến nhiều mẹ bầu lo lắng liệu có gây ảnh hưởng tới thai nhi không.
Về thuốc tê: Khi thực hiện các thủ thuật, bác sĩ thường chỉ sử dụng lượng thuốc tê vừa đủ để tiến hành gây tê tại chỗ cho người bệnh. Bản chất của thuốc tê trong nha khoa chỉ có tác dụng tạm thời, khoảng hơn 1 tiếng sau là hết. Mặc dù thuốc tê được nghiên cứu là an toàn với sức khoẻ nhưng bà mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng. Bởi thời gian này bào thai đang trong quá trình hình thành cơ thể nên không thể lường trước nguy cơ thuốc xảy ra tác dụng phụ.
Về chụp X-quang: Hầu hết trường hợp hàn răng không cần phải làm đến kỹ thuật này. Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế tối đa chụp Xquang mặc dù tia X trong nha khoa có mật độ thấp. Đối với trường hợp bắt buộc phải chụp Xquang thì cũng không lo lắng vì Xquang không tiêm thuốc cản quang sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết bà bầu có được hàn răng không (Nguồn: Internet)
Nói chung, trong thời gian mang thai, người bệnh nên thận trọng và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trong sử dụng thuốc điều trị bệnh. Tốt nhất trước khi có dự định mang thai, phụ nữ nên đi kiểm tra nha khoa tổng quát để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.
Chăm sóc răng miệng cho bà bầu sau khi hàn răng như thế nào?
Phụ nữ mang thai thường mắc các bệnh về răng miệng vì trong giai đoạn này cơ thể thường thay đổi thất thường. Vậy sau khi hàn răng, bà bầu nên làm gì để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh nha khoa. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho bà bầu trong việc chăm sóc răng miệng.
Vệ sinh cá nhân
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần chải ít nhất 2 phút.
Chải răng bằng lực nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn bàn chải để những sợi lông đi sâu làm sạch từng kẽ răng.
Không sử dụng tăm xỉa răng, thay thế hoàn toàn bằng chỉ tơ nha khoa kết hợp súc miệng.
Lựa chọn bàn chải có lông mềm, chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.
Chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride hoặc loại phù hợp với tình trạng răng nếu răng của bạn nhạy cảm, ê buốt.
Bà bầu nên chú ý chế độ chăm sóc răng miệng sau trám răng (Nguồn: Internet)
Chế độ dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất có trong rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, chế phẩm từ sữa,…
Uống nhiều nước vừa thanh lọc cơ thể vừa hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn cư trú trong khoang miệng.
Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh,…
Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề bà bầu có nên đi hàn răng. Răng miệng có quan hệ mật thiết với sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hãy luôn chú ý chăm sóc răng miệng và đừng “lười” đi khám nha khoa định kỳ nhé.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]