Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

5 tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật và những lưu ý

5 tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật và những lưu ý

Trám răng là một trong những phương pháp nha khoa phổ biến và đơn giản nhất nhằm khôi phục chức năng và thẩm mỹ của răng bị hư hỏng. Tuy nhiên, việc trám răng không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về 5 tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật và những lưu ý để phòng tránh những rủi ro này qua bài viết sau đây nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa giúp lấp đầy các lỗ hổng hoặc vết nứt trên răng bằng vật liệu nhân tạo nhằm khôi phục lại hình dạng và chức năng của răng. Vật liệu trám có thể là composite, amalgam, vàng, hoặc sứ, tùy thuộc vào vị trí của răng và sự lựa chọn của bệnh nhân.

Hình ảnh hàm răng bị sâu đã được trám và đang được bác sĩ dùng gương nha để khám

Sau đây là những trường hợp bạn cần đi trám răng:

  • Sâu răng: Vi khuẩn tấn công men răng tạo ra vết đen hoặc lỗ hỏng. Nếu không điều trị sớm, sâu răng sẽ phát triển có thể ảnh hưởng đến lớp men bên ngoài của răng, lớp ngà bên trong và ảnh hưởng đến tủy.
  • Mòn răng: Răng bị mòn do nghiến răng hoặc đánh răng quá mạnh. Trám răng giúp bảo vệ lớp ngà răng, tránh ê buốt khi ăn những món nóng hoặc lạnh.
  • Sứt, vỡ hoặc nứt răng: Răng bị tổn thương do chấn thương hoặc cắn phải những vật cứng. Trám răng giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng ban đầu của răng.
  • Răng thưa hoặc có kẽ hở: Trám răng có thể giúp đóng các khoảng cách nhỏ giữa các răng.

5 tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật

Trám răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn nếu thực hiện sai kỹ thuật hoặc trám răng ở những cơ sở không uy tín, sai kỹ thuật, sử dụng vật liệu không an toàn. Sau đây là những tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật.

Đau răng và nhạy cảm

Một trong những hậu quả phổ biến nhất của việc trám răng sai kỹ thuật là cảm giác đau và nhạy cảm răng. Khi vật liệu trám không được đặt chính xác hoặc không tương thích với cấu trúc răng, nó có thể tạo ra áp lực không đều, gây ra đau nhức khi ăn uống hoặc tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi.

Hình ảnh bị đau răng do sâu sau khi trám

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện trám răng, nếu răng không được làm sạch trước khi thực hiện, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào lỗ sâu răng. Sau đó, dù răng đã được trám nhưng vi khuẩn vẫn sinh sôi nảy nở, gây nhiễm trùng răng từ bên trong hoặc sâu răng tái phát gây đau nhức

Vết trám bị bong tróc, hở

Việc trám răng sai kỹ thuật có thể tạo ra các khe hở, vật liệu trám dễ vỡ hoặc dễ bong tróc. Điều này có thể xảy ra nếu vật liệu trám không được đặt đúng cách hoặc không được xử lý cẩn thận trong quá trình làm. Điều này sẽ khiến thức ăn dễ bị mắc vào những kẽ hở, mảng bám tích tụ và tăng nguy cơ sâu răng, gây viêm và nhiễm trùng. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như áp xe răng.

Vết trám bị bong tróc tạo lỗ hổng trên răng

Làm hỏng men răng

Trám răng sai kỹ thuật, nếu vật liệu trám răng đặt không chính xác, nó có thể làm hỏng lớp men răng bên ngoài.

Trám sai kỹ thuật làm hỏng men răng

Xuất hiện các vết đen ở răng và nướu

Trong một vài trường hợp, sau khi trám răng một thời gian sẽ xuất hiện các vết đen trên răng và xung quanh vùng răng đó gây mất thẩm mỹ cho răng.

trên răng xuất hiện trên răng và nướu

Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Khi thực hiện trám răng sai kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Vật liệu trám quá cao hoặc quá thấp so với mặt nhai tự nhiên của răng có thể gây ra mất cân bằng khi nhai, dẫn đến đau hàm và các vấn đề về khớp cắn.

Răng đã được trám nhưng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Những lưu ý khi đi trám răng

Để đảm bảo quá trình trám răng diễn ra suôn sẻ và đề phòng những hậu quả do trám răng sai kỹ thuật gây ra, bạn nên lưu ý một vài điều như sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn cao, máy móc thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo chất lượng, an toàn và tránh những trường hợp trám răng sai kỹ thuật.
  • Thảo luận trước với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân: Trước khi bắt đầu quá trình trám răng, hãy thảo luận với Bác sĩ về tình trạng răng miệng và sức khỏe của bản thân và lựa chọn phương pháp phù hợp.
  • Lựa chọn vật liệu trám răng an toàn, phù hợp với cơ địa: Trên thị trường hiện nay, có nhiều vật liệu trám răng với những ưu điểm, nhược điểm và giá thành khác nhau.
  • Thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách: Sau khi trám răng, tránh ăn những thức ăn dai cứng, đậm màu, không nên dùng răng cắn đồ vật cứng bởi điều này dễ làm bong vết trám. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng, thực hiện đánh răng 2 lần/ ngày. Nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và rau xanh, uống đủ nước để hạn chế tích tụ các mảng bám.
  • Tái khám định kỳ: Nên kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm những tác hại của việc trám răng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hình ảnh răng trước và sau khi trám

Trám răng sâu tại nha khoa Parkway

Vì sao nên chọn trám răng sâu tại Parkway?

Sâu răng gây ra đau đớn, phiền toái và tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu. Do đó, ngoài việc nắm vững các dấu hiệu sâu răng sớm để kịp thời trám răng sâu thì bạn cũng cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Khi sử dụng các dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway, bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Xem thêm: 

Quy trình trám răng sâu tại nha khoa Parkway

Dưới đây là quy trình chung khi trám răng sâu tại nha khoa Parkway:

  • Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân để xác định vị trí và mức độ sâu của răng.
  • Gây tê: Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nước răng để bệnh nhân không cảm nhận đau đớn trong quá trình điều trị.
  • Loại bỏ vết sâu: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa để lấy đi phần sâu của răng bị sâu, nhằm loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của sâu răng.
  • Chuẩn bị vật liệu trám: Sau khi lấy bỏ vết sâu, bác sĩ sẽ chuẩn bị vật liệu trám phù hợp.
  • Tiến hành trám răng: Bác sĩ sẽ đặt vật liệu trám vào vị trí đã lấy bỏ vết sâu, tiến hành đông kín vật liệu trám và làm cho nó cứng lại.
  • Điều chỉnh hình dáng và mài nhẹ: Bác sĩ sẽ điều chỉnh hình dáng của vật liệu trám để nó phù hợp với cấu trúc răng và không gây cảm giác bất tiện, đảm bảo vật liệu trám không gây cản trở khi ăn nhai.
  • Kiểm tra lại và đánh bóng: Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại quy trình trám răng và đánh bóng bề mặt răng để làm cho nó mịn màng và tự nhiên.

Lưu ý: Sau khi trám răng, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng miệng và thường xuyên kiểm tra lại tại phòng khám nha khoa để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.

Trên đây là tất tần tật về 5 tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật và những lưu ý. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết