Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Tại sao 18 tuổi chưa thay răng sữa? Có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng 18 tuổi nhưng vẫn chưa hề thay răng sữa là khi bạn đã tới 18 tuổi nhưng vẫn chưa trải qua quá trình thay răng vĩnh viễn. Vậy liệu 18 tuổi vẫn chưa thay răng sữa có bị ảnh hưởng gì không? Cùng Parkway tham khảo bài viết dưới đây để được cung cấp thông tin một cách chính xác nhất nhé

Quá trình hình thành răng của trẻ em đầu tiên

Nếu bạn cho rằng sau khi chào đời răng mới bắt đầu hình thành và phát triển thì đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Răng được hình thành ngay từ quá trình em bé còn trong bụng mẹ. 

Bắt đầu từ tuần thứ 6,7 của thai kỳ đã bắt đầu hình thành những mầm răng sữa nhỏ và mỏng, đây chính là nền móng cho những chiếc răng sữa sau này. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, những mầm răng nhỏ đó bắt đầu hình thành ở cả hàm trên và dưới. 

Hình ảnh hàm răng chưa mọc của em bé

Quá trình này vẫn tiếp tục cho đến khi tuần 36 của thai kỳ, lúc này nướu đã cứng cáp hơn và răng sẽ nằm trong lợi cho đến khi em bé chào đời được 6 tháng tuổi thì bắt đầu nhú dần ra và bắt đầu quá trình mọc răng chính thức. 

Quá trình mọc răng của trẻ sau khi sinh ra. 

Đây là một quá trình quan trọng của các bé mà phụ huynh cũng dành rất nhiều sự quan tâm. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận quan trọng trên cơ thể, ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều cơ quan trên cơ thể của bé.

Tuy rằng hầu hết các bé đều phát triển mầm răng ngay từ trong bụng mẹ, nhưng phải đến tầm tháng thứ 6 sau khi được sinh ra bé mới bắt đầu quá trình mọc răng của bản thân.

Nhưng cũng có một số trường hợp vô cùng hiếm gặp với tỉ lệ 1/2000 là ngay từ khi sinh ra, trẻ đã mọc răng luôn chứ không cần đến tháng thứ 6. Điều này là vô cùng hiếm thấy và chỉ xuất hiện với xác xuất cực kỳ nhỏ. 

Thứ tự mọc răng

Nếu bé nhà bạn có quá trình mọc răng tương tự như dưới đây, thì em bé đang mọc răng đúng theo chu kỳ bình thường. 

  • Từ 5 đến 8 tháng tuổi: mọc răng cửa ở giữa hàm dưới. 
  • Từ 7 đến 9 tháng tuổi: mọc răng cửa ở giữa hàm trên. 
  • Từ 7 đến 14 tháng tuổi: mọc răng cửa bên hàm dưới. 
  • Từ 8 đến 12 tháng tuổi: mọc răng cửa bên hàm trên. 
  • Từ 12 đến 20 tháng tuổi: mọc răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới. 
  • Từ 14 đến 20 tháng tuổi: mọc răng hàm sữa thứ nhất hàm trên. 
  • Từ 16 đến 20 tháng tuổi: mọc răng nanh sữa hàm dưới. 
  • Từ 18 đến 24 tháng tuổi: mọc răng nanh sữa hàm trên. 
  • Từ 24 đến 30 tháng tuổi: mọc răng hàm sữa thứ hai hàm trên và hàm dưới.

Dấu hiệu mọc răng

Nếu em bé nhà bạn bắt đầu có những biểu hiện như bài viết dưới đây thì chắc hẳn bé đang bắt đầu quá trình mọc răng. Hãy theo dõi và có biện pháp ứng phó để làm giảm sự khó chịu từ những dấu hiệu trên nhé. 

  • Bắt đầu thích cắn, mút tay hoặc bất kì vật dụng gì trẻ bắt được. 
  • Chảy nước dãi
  • Cằm và quanh miệng một số bé sẽ xuất hiện những nốt ban. 
  • Bé trở nên dễ cáu kỉnh hơn, đôi lúc từ chối bú mẹ 
  • Bị tiêu chảy 
  • Xuất hiện tình trạng ho, sốt. 
  • Một số bé xuất hiện tình trạng tiêu chảy. 
  • Ngủ không ngon
  • Có khả năng xuất hiện nổi cục ở lợi, đây là một dấu hiệu khó có thể phát hiện, phụ huynh cần kiểm tra kĩ mới có thể phát hiện ra. 
  • Thường có một số biểu hiện như kéo tai, dùng tay chà vào má để làm giảm bớt cơn ngứa khi răng bắt đầu mọc. 

Quá trình thay răng vĩnh viễn ở trẻ em

Sau thời kì mọc răng sữa, bé bắt đầu quá trình thay răng vĩnh viễn. Khi bé lên 6 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng dần, được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. 

Quá trình và các độ tuổi mọc răng của trẻ em

Quá trình này có thể diễn ra chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy thuộc vào từng trẻ, thông thường trẻ gái sẽ thay răng sữa nhanh hơn các trẻ trai. Việc này sẽ kết thúc trong độ tuổi từ 12 đến 13 tuổi, đây sẽ là thời gian hoàn thành việc thay răng vĩnh viễn ở trẻ. 

Với trình tự thông thường, răng sữa sẽ lung lay và rụng theo thứ tự mà nó mọc, nhưng trong trường hợp trẻ mất một răng sữa sớm hơn do bị sâu răng hay do tai nạn bất đắc dĩ thì răng vĩnh viễn có thể mọc trước thời gian trên, điều này dẫn đến việc có thể chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc khểnh do không đủ chỗ, mọc chen với răng sữa. 

Ở bài viết này, sẽ cung cấp cho bạn đọc thời gian chi tiết thay răng của trẻ em, phụ huynh có con nhỏ đang trong thời kì thay răng có thể xem xét và đối chiếu với thời gian dưới đây để đảm bảo bé đang thay răng theo đúng quá trình thông thường: 

Thứ tự thay răng của hàm dưới: 

  • Đối với răng cửa giữa: Trong khoảng thời gian khi bé bước vào giai đoạn từ 6 – 7 tuổi.
  • Đối với răng cửa bên: Trong độ tuổi từ 7 – 8 tuổi 
  • Đối với răng hàm 1: Trong khoảng thời gian khi bé lên 9 – 10 tuổi
  • Đối với răng nanh: Khi bé bước sang độ tuổi từ 10 – 11 tuổi 
  • Đối với răng hàm 2: Diễn ra khi bé bước sang tuổi 11

Thứ tự thay răng của hàm trên: 

  • Đối với răng cửa giữa: Xảy ra khi trẻ lên 7 tuổi 
  • Đối với răng cửa bên: Xảy ra trong quá trình trẻ bước sang tuổi thứ 8 
  • Đối với răng hàm 1: Xảy ra trong khoảng thời gian từ 11 – 12 tuổi của trẻ
  • Đối với răng nanh: Cũng xảy ra trong thời gian tương tự với răng hàm một, trong khoảng từ 11 – 12 tuổi. 
  • Đối với răng hàm 2: Diễn ra trong khoảng thời gian 12 tuổi của bé 

Đối với một số trẻ, quá trình thay răng là một trải nghiệm thú vị nhưng đối với một số em khác thì quá trình này khá đáng sợ. Phụ huynh cần chú ý quan sát tâm lí trẻ để có cách xử lí hay an ủi trẻ cho phù hợp.

Trong trường hợp trẻ muốn nhổ răng, phụ huynh cần quan sát cho đến khi răng trẻ lung lay thật mềm rồi mới tiến hành nhổ để tránh mang lại cảm giác đau đớn cho trẻ và khả năng răng nhổ sớm lại lâu mọc. 

Để có thể tự nhổ răng tại nhà đối với những chiếc răng đã lung lay khá nhiều, phụ huynh cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: nước muối để trẻ có thể xúc miệng sát khuẩn và làm đông máu nhanh hơn, băng hoặc gạc sạch để có thể bọc lại đảm bảo vệ sinh cho khoang miệng, tránh khả năng nhiễm trùng. 

Nhưng để đảm bảo an toàn, và tránh gây nhiễm trùng khi có răng lung lay tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đến những nha khoa uy tín để tiến hành việc nhổ bỏ hay tiếp tục theo dõi răng lung lay. 

Tại sao 18 tuổi chưa thay răng sữa

Trong chu kỳ mọc răng bình thường, khi bước sang tuổi thứ 6 trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những trường hợp đến 18 tuổi vẫn chưa thay răng sữa. 

Răng cửa hàm dưới của trẻ em bị gãy

Có thể bạn ít nghe tới trường hợp này, nhưng đây không phải điều gì hiếm lạ, thường có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, đó là do không có mầm răng vĩnh viễn trong hàm hay răng vĩnh viễn bị mọc lệch 

Do không có mầm răng vĩnh viễn trong hàm

Đây là một trong những lý do dẫn đến tình trạng 18 tuổi vẫn chưa thay răng sữa. Mầm răng vĩnh viễn của mọi người thường sẽ hình thành trong tầm từ 6-7 tuổi, khi đó chúng bắt đầu xuất hiện và nhú lên, đẩy răng sữa ra ngoài. 

Nhưng trong một số trường hợp, do sự ảnh hưởng của gen di truyền, mầm răng vĩnh viễn này lại không xuất hiện khiến răng sữa không bị đẩy đi và sẽ nằm nguyên ở đó gây nên tình trạng răng sữa còn nguyên ở đó và không có quá trình thay răng vĩnh viễn. 

Nhưng do cấu tạo khác biệt, những chiếc răng sữa này thông thường sẽ rụng đi khi người mắc phải triệu chứng này bước vào tuổi trưởng thành. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ hay phát âm của bệnh nhân. 

Do răng vĩnh viễn mọc bị lệch 

Một lý do nữa gây nên  tình trạng 18 tuỗi vẫn chưa thay răng sữa, là do răng vĩnh viễn bị mọc lệch, tức là thay vì mọc ở đúng vị trí và đẩy răng sữa đi, mầm răng vĩnh viễn lại mọc lệch đi những hướng khác và tồn tại song song với răng sữa. 

Bởi không có sự tác động từ mầm răng vĩnh viễn, răng sữa của bé sẽ không bị lung lay và vẫn tồn tại song song với răng vĩnh viễn, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé và tạo thành môi trường có lợi cho sự phát triển của những vi khuẩn gây hại cho răng miệng. 

Thời gian răng sữa không rụng tồn tại được bao lâu?

Khác với răng vĩnh viễn, phần chân răng của răng sữa thường yếu và nông, dễ dàng rụng đi, điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ không tồn tại mãi mãi như răng vĩnh viễn. 

Hàm răng sữa dưới của trẻ em

Trong trường hợp răng sữa không được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn trong chu kỳ thay răng thì chúng sẽ rụng trong khoảng thời gian bước sang tuổi trưởng thành trong khoảng tầm 18 tuổi.

Sau đó người xuất hiện tình trạng này sẽ phải đối mặt với một vấn đề khá lớn, đó là sau khi răng sữa rụng sẽ không hề mọc lên răng vĩnh viễn. Từ đây hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng sẽ xảy ra như: tình trạng thiếu răng, những bệnh lý về răng miệng phát sinh do việc thiếu răng, gặp khó khăn trong việc nhai nuốt,vv..vv..v

18 tuổi chưa thay răng sữa thì có ảnh hưởng gì?

Việc 18 tuổi chưa thay răng sữa là một việc khá nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà nó còn gây nên nhiều những khó khăn trong đời sống thường ngày cho những người gặp phải tình trạng này.. 

Do là hầu hết sau khi bước vào tuổi 18 những chiếc răng sữa sẽ tự động rụng đi và không hề mọc lại được răng vĩnh viễn, điều này xảy ra sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Có thể kể đến những tác hại tiêu biểu dưới đây như: 

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Hệ lụy đầu tiên phải kể đến khi 18 tuổi chưa thay răng sữa, trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch sẽ khiến việc răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song, mọc chen chúc nhau. Điều này sẽ khiến hàm răng của bạn trở nên khó đảm bảo được tính thẩm mỹ

Hàm răng sữa của bé gái

Còn nếu mầm răng vĩnh viễn không xuất hiện, răng sữa không bị đẩy ra và còn nguyên, cho đến khi 18 tuổi những chiếc răng này sẽ tự rụng đi. Lúc này hàm răng sẽ xuất hiện những khoảng trống do sau khi rụng răng sữa thì răng vĩnh viễn cũng không hề mọc lên. 

Những khoảng trống này sẽ khiến hàm răng mất đi sự đồng đều vốn có, khiến hàm răng của bạn trở nên mất cân đối,  kém duyên và không được ưa nhìn cho lắm. 

Với một hàm răng khiếm khuyết, chắc hẳn sẽ khiến chủ nhân dần dần mất đi sự tự tin, e ngại giao tiếp hay không còn đủ can đảm để cười thoải mái do lo lắng sẽ có người chú ý tới sự thiếu hụt mà hàm răng của bản thân gặp phải. Từ đây chất lượng cuộc sống hay công việc sẽ đều sẽ đi xuống.

Ảnh hưởng đến phát âm

Không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng tới thẩm mỹ, việc 18 tuổi chưa thay răng sữa cũng gián tiếp ảnh hưởng tới phát âm của người mặc phải triệu chứng này. Một khi răng rụng đi và không mọc lại sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng phát âm. 

Như chúng ta đã biết, để phát ra âm thanh thì không chỉ có cổ họng mà còn cần sự phối hợp của răng. Khi âm thanh bị thoát ra từ lỗ hổng từ phần răng bị rụng sẽ gây ra tình trạng khó phát âm chính xác được từng từ dễ dẫn đến khả năng bị nói ngọng hay nói đớt. 

Khi mất răng cũng khiến việc nhai nuốt gặp nhiều trở ngại, thức ăn sẽ không được nghiền đủ nát, lâu dần sẽ gây ra những bệnh liên quan đến tiêu hóa như: khó tiêu, đau dạ dày, vv..v..

Làm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc

Khi xảy ra tình huống chân răng sữa quá chắc chắn, khiến răng vĩnh viễn buộc phải mọc lệch so với vị trí đúng của răng, điều này khiến răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng không tốt và dễ dẫn đến các biến chứng khôn lường. 

Tăng khả năng mắc các bệnh răng miệng

Trong trường hợp đến 18 tuổi chưa thay răng sữa và sau đó răng sữa rụng đi, răng vĩnh viễn không mọc lên sẽ tạo thành khoảng trống. Khoảng trống này không chỉ làm mất đi tính thẩm mĩ của hàm răng, chọc và nướu hay lưỡi làm tổn thương những bộ phận này mà còn là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn răng miệng hoạt động và sinh sôi. 

Còn nếu răng sữa chắc chắn, không bị lung lay khiến mầm răng vĩnh viễn mọc xen kẽ sẽ khiến việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng tương đối khó khăn. Khi ăn uống, những chiếc răng này cũng tạo thành những nơi chứa chấp mảng bám hay thức ăn thừa hoàn hảo. 

Lâu dài, những chiếc răng này sẽ trở thành nơi để vi khuẩn sâu răng phát triển do việc vệ sinh khó và tích tụ mảng bám, dần dẫn đến hiện tượng sâu răng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

Làm gì khi răng sữa không rụng

Dựa vào những kiến thức trên, có thể thấy việc 18 tuổi chưa thay răng sữa là điều khá nghiêm trọng, gây ra những tình trạng không tốt cho cơ thể người gặp phải và ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống cá nhân của người đó. 

Hàm răng mọc đều của bé gái

Chắc hẳn điều này sẽ khiến bạn có nhiều băn khoăn và lo lắng, nhưng đừng lo hiện này ngành công nghiệp nha khoa đã vô cùng tân tiến, có thể dễ dàng để xử lí vấn đề này giúp bạn. 

Trẻ em

Tình trạng không rụng răng sữa khi đã đến tuổi xảy ra vô cùng phổ biến ở trẻ em, phụ huynh cần theo dõi quá trình thay răng của trẻ, để khi xảy ra vấn đề trên có thể xử lí kịp thời. 

Trong trường hợp trên, thông thường nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng mọc răng của từng trẻ mà đưa ra những phương án như sau: 

  • Đối với trẻ có mầm răng vĩnh viễn bên dưới, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa của trẻ để răng vĩnh viễn có thể phát triển tại đúng vị trí của nó, tránh tình trạng mọc xiên, mọc lệch.
  • Nếu trong quá trình thăm khám, nha sĩ nhận thấy trẻ không hề có mầm răng vĩnh viễn bên dưới thì sẽ chỉ định phụ huynh tiếp tục theo dõi và giữ lại răng sữa cho trẻ đến khi chúng rụng thì sẽ xem xét những hướng giải quyết phù hợp hơn. 

Nhưng cho dù là cách giải quyết nào thì ngay khi nhận thấy dấu hiệu răng sữa không hề rụng thì phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, tuyệt đối không nên nhổ răng hay tự chữa trị bằng những phương pháp tại nhà. 

Người lớn

Trong những năm gần đây, việc xảy ra tình trạng 18 tuổi chưa thay răng sữa là không hề hiếm, nếu bạn mắc phải trường hợp này, không cần quá lo sợ, dưới đây là một số cách điều trị mà nha sĩ có thể dùng để khắc phục tình trạng này cho bạn. 

  • Khi răng sữa của bạn đến tuổi trưởng thành mà chưa hề rụng, khi tới khám tại nha khoa thì nha sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X – quang để có thể nắm rõ tình hình răng của bạn. Thông thường sau khi chụp X – quang xong, bạn sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sữa và trồng răng giả. 
  • Còn trong trường hợp sau khi chụp X – quang mà phát hiện răng vĩnh viễn mọc ngầm bên dưới thì sẽ phải tiến hành phương pháp gắp răng ra ngoài rồi mới tiến hành trồng lại răng. 
  • Một trong những biện pháp tốt nhất hiện nay để xử lí tình huống 18 tuổi chưa thay răng sữa là cấy ghép Implant. Đây là một trong những phương pháp hiện đại nhất và đảm bảo cho bạn có được hàm răng đẹp và chắc, cũng như tránh được tình trạng tiêu xương hàm. 
  • Trong trường hợp răng của bạn không bị xô lệch quá nặng, nha sĩ sẽ gợi ý phương pháp niềng răng để đảm bảo hàm răng của bạn tự nhiên nhất có thể. Trong quá trình niềng răng, những chiếc răng sẽ được dàn đều và rất khó để nhận ra là bạn bị thiếu răng hay không. 

Làm thế nào để khắc phục tốt tình trạng răng sữa không thay?

Mặc dù hiện tượng răng sữa không rụng khi bước vào tuổi thay răng hay là 18 tuổi vẫn chưa thay răng sữa không còn hiếm lạ, nhưng bạn cũng không thể tùy tiện tìm một phương pháp nào đó để chữa tại nhà mà vẫn cần đến những địa chỉ nha khoa để nha sĩ chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng trên một cách an toàn và hiệu quả. 

Ảnh thực tế hàm răng sữa của trẻ em

Để có thể lựa chọn được một nha khoa uy tín, đủ khả năng đáp ứng và xử lý tốt tình huống trên, cơ sở nha khoa cần đáp ứng được những tiêu chí sau: 

Có hoạt động kinh doanh rõ ràng, đảm bảo được giấy phép: Đây là một trong những điều kiện tiên quyết và bắt buốc để quyết định mức độ uy tín của địa chỉ nha khoa. Những nha khoa đáp ứng được điều kiện trên là những nha khoa hợp pháp, đã thông qua kiểm định về mức độ an toàn để người sử dụng dịch vụ có thể an tâm. 

Sở hữu hệ thống phòng khám đạt chuẩn, đảm bảo được sự hiện đại: Một trong những tiêu chuẩn thiết yếu của phòng khám nha khoa là cần có hệ thống phòng khám đạt chuẩn và đảm bảo sự hiện đại, cung cấp môi trường lý tưởng cho việc khám chữa bệnh của bệnh nhân để đảm bảo cho bệnh nhân được trải nghiệm những gì thuận lợi và thoải mái nhất. 

Phải có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm: Để đảm bảo được cho trải nghiệm khám chữa của bệnh nhân đạt được mức lý tưởng, thì việc sở hữu một đội ngũ y bác sĩ lành nghề và thân thiện là một yêu cầu tất yếu. Đội ngũ y bác sĩ này sẽ quyết định trực tiếp đến xác xuất khỏi bệnh và giải quyết được những vấn đề răng miệng cho bệnh nhân. 

Có trang bị đầy đủ các công nghệ, ứng dụng nha khoa hiện đại nhất: Không chỉ có cần có đội ngũ y bác sĩ lành nghề, trang thiết bị cũng là một điều đáng chú ý. Bởi đây là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ y bác sĩ khi giải quyết những ca bệnh từ đơn giản cho đến khó khăn của bệnh nhân. Trang thiết bị cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng hồi phục của những bệnh nhân mắc phải các hội chứng về răng miệng. 

Phải có chế độ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chính sách bảo hành rõ ràng: Đây là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi và lợi ích của chính bản thân người tiêu dùng. Nếu những cơ sở nha khoa đáp ứng đủ những điều kiện trên nhưng còn yếu ở điều kiện này thì bạn cũng cần xem xét lại có nên đến bệnh viện này để khám chữa hay không, bởi đây là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cá nhân của chính bạn. 

Nha khoa uy tín để có thể xử lí cho hiện tượng 18 tuổi chưa thay răng sữa? 

Chắc hẳn khi gặp phải tình trạng trên, bạn sẽ bối rối trong việc lựa chọn được địa chỉ tin cậy để “chọn mặt gửi vàng”, thấu hiểu được nỗi băn khoăn này, bài viết sẽ gợi ý cho bạn một nha khoa uy tín, nhận được nhiều ưu ái từ người tiêu dùng. 

Không còn nha khoa nào khác, Nha khoa ParkWay chính là nơi cực kì phù hợp cho lựa chọn của bạn. Không chỉ sở hữu toàn bộ những tiêu chuẩn cần và đủ cho một nha khoa chính quy, hiện đại nơi đây còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ, nhân viên chăm sóc lành nghề, giỏi chuyên môn và được đạo tạo những khóa chăm sóc dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất. 

Đây là một trong những nha khoa top đầu tại Việt Nam được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn làm địa chỉ tin cậy để có thể xử lí các vấn đề về răng miệng một cách an toàn và hiệu quả nhất. 

Tham khảo: Bảng giá các dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway

Trên đây là một thông tin cơ bản để có thể giải đáp cho những thắc mắc như vì sao 18 tuổi vẫn chưa thay răng sữa? Hiện tượng này có gây ảnh hưởng gì lên sức khỏe răng miệng không? Hướng giải quyết khi gặp phải tình trạng này?

Có thể nhận thấy đây là một tình trạng không quá nghiêm trọng, dễ dàng có thể xử lí khi phát hiện kịp thời. Đối với những phụ huynh có con nhỏ cần quan sát kĩ trẻ trong giai đoạn này để phát hiện sớm và điều trị sớm, tránh để xảy ra những hệ lụy khôn lường. 

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết