Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Viêm tủy răng không hồi phục và hồi phục có gì khác biệt?

Tủy răng được ví như “mạch sống” của răng, mang đến sự liên kết giữa các dây thần kinh và mạch máu giúp nuôi dưỡng cho răng. Tuy nhiên, xuất hiện những lý do khiến cho men răng bị tổn thương rồi viêm nhiễm với 2 tình trạng phổ biến nhất: Viêm tủy răng không hồi phục và hồi phục. Vậy giữa 2 loại này có sự khác biệt thế nào?

Phân biệt viêm tủy răng hồi phục và viêm tủy răng không hồi phục

Sự khác biệt giữa 2 tình trạng viêm tủy răng này sẽ được Nha khoa Parkway tổng hợp trong đoạn sau đây:

Viêm tủy răng hồi phục

nhẹ, chủ yếu xảy ra do những nguyên nhân: Người bệnh bị sâu răng nhưng chưa chạm tới dây thần kinh, mòn răng, chạm ngà, tổn thương lớn men răng; vệ sinh răng miệng sai cách.

Thông thường ở giai đoạn này, người bệnh không bỞ giai đoạn này, răng mới viêm nhiễm ở mức độị cảm giác khó chịu nên quan sát bằng mắt thường cũng khó phát hiện. Nếu bệnh chuyển nặng hơn thì bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ những cơn ê buốt, đồng thời khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Để tiến hành điều trị bệnh này cần xác định được nguyên nhân và tiến hành loại bỏ thì hàm răng sẽ trở lại bình thường.

viêm tủy răng không hồi phục

Xác định nguyên nhân và triệu chứng viêm tủy răng để tìm được cách điều trị tốt nhất

Viêm tủy răng không hồi phục

Viêm tủy răng không phục hồi báo hiệu về tình trạng viêm nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, là quá trình sau khi viêm tủy răng phục hồi không được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra cũng tồn tại những yếu tố khiến gia tăng mắc bệnh như:

  • Nha sĩ tiến hành loại bỏ nhiều ngà răng vì vị trí quá gần tủy răng, đồng thời do kích thước lớn của mảng sâu răng.
  • Tắc nghẽn tuần hoàn máu đến răng từ những tác động của quá trình nắn chỉnh cơ mặt, siết răng khi thực hiện chỉnh nha làm chậm lưu thông máu tới các vị trí của răng, có thể biến chứng đứt mạch máu não làm chết tủy.
  • Những ai bị sâu răng nặng làm cho các vi khuẩn đi qua men răng rồi ăn mòn tủy.

Khi có những biện pháp soi xét kỹ từ bác sĩ thì phát hiện được lỗ sâu đang phát triển, phần đáy chứa nhiều ngà mủn, ngà mềm, có điểm hở ở tủy răng, rạn nứt răng sua khi sang chấn mạnh, nhạy cảm và ê buốt dù chỉ là những tác động nhiệt nhẹ nhất.

Tình trạng này không thể tự khỏi mà nha sĩ cần lấy sạch tủy để loại bỏ vi khuẩn, độc tố và những chất kích thích ở ống tủy, cuống tủy, buồng tủy để giữ lại những phần lành của răng.

Viêm tủy cấp

Viêm tủy răng cấp là giai đoạn bệnh lý với những dấu hiệu nhận biết rõ ràng, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều:

  • Bị đau nhiều ở phần tủy răng bệnh và lây lan sang những vùng khác.
  • Cơn đau dai dẳng, ngày một nặng hơn và kéo dài nhiều giờ liền.
  • Nướu sưng tấy và trong răng có mủ.
  • Bị hôi miệng khó chịu.
  • Thường xuyên ê buốt, nhất là khi có thức ăn hay vật nào đó kích thích,…

Viêm tủy mạn

Viêm tủy mạn là khi người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ, hàng giờ liền không dứt, cơn đau này cách cơn đau khác chỉ 1 thời gian ngắn và về đêm sẽ đau hơn. Chỉ là những kích thích cơ học cũng có thể làm gia tăng cơn đau.

Viêm tủy răng hoại tử tủy

Đây chính là giai đoạn bệnh nặng nhất, bệnh nhân không còn cảm giác đau mà thấy không còn cảm giác gì do tủy răng đã chết. Theo đường đi của những lỗ chóp răng, dịch tủy sẽ đi ra ngoài mang lại mùi hôi và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, những loại dịch này còn làm lây lan vi khuẩn cho những vùng mô mềm xung quanh răng, làm chân răng bị chảy máu, viêm xương, nặng hơn nữa là mất răng.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về viêm tủy răng

Răng đã lấy tủy có thể dùng tiếp bao nhiêu năm?

Một chiếc răng đã chữa tủy thì sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng hàng ngày nữa, hay còn được gọi là răng chết. Trung bình răng chữa tủy sẽ tồn tại được từ 15 – 25 năm tùy thuộc vào sự chăm sóc và cơ địa của mỗi người. Lúc đó, bệnh nhân buộc phải trám răng để tăng cường chức năng ăn nhai.

Viêm tủy răng có tự khỏi không?

Bệnh viêm tủy răng không hồi phục không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp của nha sĩ. Bác sĩ sẽ dùng những biện pháp chuyên nghiệp để xử lý phần tủy răng sao cho ít tổn hại nhất có thể, giúp răng có chức năng ăn nhai thích hợp.

Răng lấy tủy có cần bọc lại không?

Hiện nay, răng lấy tủy chỉ được trám lại khi có những lỗ hổng nhỏ. Nếu lỗ sâu to, đa phần các bác sĩ đều khuyên nên bọc răng sứ để kéo dài tuổi thọ cho răng, tái tạo tính thẩm mỹ, phòng ngừa những bệnh lý về răng và giúp cho bệnh nhân ăn nhai tốt hơn.

điều trị viêm tủy răng không hồi phụ

Sau khi điều trị tủy cầm trám bít cẩn thận để tình trạng viêm tủy không tái phát

Điều trị viêm tủy răng có vĩnh viễn không?

Điều trị viêm tủy răng sẽ giúp bảo tồn răng tốt hơn. Tuy nhiên, không thể khẳng định sẽ khỏi vĩnh viễn và có thể tái phát trong những giai đoạn khác mà người bệnh không lường trước được.

Tư vấn điều trị viêm tủy răng không hồi phục

Quy trình điều trị tủy răng không hồi phục sẽ bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thăm khám răng tổng quát và đưa ra tư vấn

Bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường và những hình ảnh qua phim X-quang để chẩn đoán tình trạng răng thực tế. Sau đó, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng sạch sẽ bằng cách súc miệng, lấy cao răng,… rồi thực hiện gây tê trong buồn vô trùng. Mục đích của việc này làm giảm thiểu cảm giác đau đớn khi lấy tủy răng.

Bước 3: Điều trị tủy răng

Sử dụng đế cao su để tách nướu và răng ra rồi đưa mũi khoan chuyên dụng vào bên trong, dần dần làm sạch những vùng tủy bị tổn thương. Sau đó, một lần nữa vệ sinh sạch lại. Cuối cùng, nha sĩ tiến hành chụp X-quang lại để kiểm tra kết quả.

Bước 4: Trám bít ống tủy

Kỹ thuật trám bít sử dụng nhựa nha khoa gutta percha trám thật khít để lấp đầy được hệ thống tủy. Nha sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc răng miệng tại nhà và kết thúc quá trình điều trị.

viêm tủy răng có tự khỏi không

Điều trị viêm tủy răng không hồi phục

Bài viết đã nêu ra sự khác biệt giữa viêm tủy răng không hồi phục và hồi phục cũng những tư vấn hữu ích cho bạn đọc quan tâm. Chúc mọi người luôn có hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp.

Tin tức sự kiện khác

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Top 10 địa chỉ nha khoa uy tín hàn răng Bình Dương dành cho bạn

Bạn muốn trám răng nhưng không biết nha khoa hàn răng Bình Dương nào uy tín? Dưới đây là top 10 địa chỉ nha khoa uy tín tại Bình Dương.

Xem chi tiết

Chân nướu răng bị đen, nướu răng bị đỏ: Nên làm gì để không hỏng răng?

Chân nướu răng bị đen nếu không điều trị kịp thời sẽ trở thành hiểm hoạ đối với sự sự sống của răng vĩnh viễn. Vậy nên làm gì khi chân nướu răng bị đen? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Trẻ bị cam miệng chữa thế nào an toàn? Có nên sử dụng thuốc nam?

Trẻ bị cam miệng chữa thế nào an toàn? Có nên sử dụng thuốc nam hay không? Hãy xem giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây

Xem chi tiết