Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trám răng cho bé nên hay không? Khi nào bé cần trám răng?

Hiện nay trám răng là một trong những phương pháp điều trị và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, tiết kiệm được nhiều khách hàng lựa chọn. Quy trình trám răng không đau và khá đơn giản nên phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Vậy có nên trám răng cho bé không? Khi nào bé cần trám răng. Tại bài viết dưới đây nha khoa Parkway sẽ giúp bạn giải đáp nhé.

trám răng cho bé

Có nên hàn răng sữa cho bé là mối quan tâm, lo ngại của nhiều bậc phụ huynh

1. Trám răng cho bé nên hay không?

Răng sữa có vai trò đặc biệt đối với sức khỏe của trẻ. Khác với người trưởng thành, hệ răng ở trẻ phần lớn là răng sữa có màu trắng ngà với cấu trúc men răng mỏng, yếu, buồng tuỷ lớn. Lợi dụng yếu điểm này, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công khoang miệng gây ra sâu răng. Ổ sâu nếu không nhanh chóng được xử lý sẽ nhanh chóng lan tới tủy dẫn đến viêm nhiễm nặng và chết tủy không thể phục hồi. Lúc này, trẻ bắt buộc phải nhổ chiếc răng đó đi mà điều này không tốt cho quá trình hoàn thiện cấu trúc khuôn hàm sau này của trẻ.

Hơn nữa, răng vĩnh viễn có mọc cân đối đúng vị trí hay không phụ thuộc khá nhiều vào răng sữa. Nếu răng sữa rụng quá sớm thì lỗ răng sẽ bị bít lại, gây cản trở cho quá trình mọc răng vĩnh viễn, có thể khiến răng mọc lệch, mọc chậm và nhiều vấn đề phức tạp khác. Vì vậy, trám răng đặc biệt cần thiết đối với trẻ nhỏ vì phương pháp này không chỉ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà còn giúp bảo toàn trọn vẹn tủy răng.

2.Những trường hợp trẻ cần trám răng

Để xác định có nên hàn răng sữa cho bé hay không, trước hết bác sĩ cần khai thác lịch sử  và kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng. Thông thường, phương pháp này áp dụng trong trường hợp: Sâu răng, mòn cổ răng, răng thưa, răng bị chấn thương nhẹ,…

3. Phụ huynh nên chọn phương pháp trám răng nào cho trẻ?

Mặc dù có rất nhiều phương pháp trám răng nhưng loại nào phù hợp nhất với trẻ có lẽ là vấn đề mà đa số phụ huynh thắc mắc. Thực tế, bác sĩ cần kiểm tra và xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định điều này.

Trám răng phòng ngừa

Đối với trẻ em men răng yếu có nguy cơ bị sâu răng cao hoặc đã bị chớm sâu, chấn thương nhẹ như sứt, vỡ, mẻ,… thì trám Sealant sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp kín hố rãnh trên bề mặt nhai của răng. Nhờ đó, các khiếm khuyết và chức năng nhai được cải thiện đáng kể, đồng thời bảo vệ thân răng tránh khỏi sự ăn mòn và phá huỷ của vi khuẩn có hại.

Trám răng điều trị

Đối với trẻ em bị sâu răng nặng đã ảnh hưởng tới tủy, trước tiên bác sĩ sẽ vệ sinh răng và loại bỏ hoàn toàn ổ viêm rồi mới tiến hành trám răng. Trong trường hợp này, trám amalgam và trám composite là hai phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đây là hai vật liệu có độ bền cao giúp bít kín bề mặt răng bị khiếm khuyết, từ đó khôi phục lại hình dáng ban đầu cho răng. Tuy nhiên, trám composite được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em của mình hơn vì nó đáp ứng được cả 2 yếu tố về hiệu quả và thẩm mỹ.

giá trắm răng sữa cho bé

Trám răng bao gồm 2 loại: Trám răng phòng ngừa và trám răng điều trị

4. Bảng giá trám răng cho bé

Trám răng được đánh giá là phương pháp phục hình có chi phí khá phải chăng. Tại Nha khoa Parkway, mọi chi phí điều trị chuyên khoa đều được niêm yết công khai nên khách hàng có thể yên tâm cân nhắc lựa chọn dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính của mình. Dưới đây là bảng giá trám răng sữa cho bé chi tiết:

Tên dịch vụ Đơn vị Giá niêm yết
Dịch vụ khám, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ em Lần Miễn phí
Dịch vụ trám Sealant bít hố rãnh dự phòng chống sâu răng Một hàm 250.000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt nhai Vết trám / Cavity 330.000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt bên Vết trám / Cavity 450.000 ₫
Dịch vụ hàn trám cổ răng Vết trám / Cavity 450.000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng thẩm mỹ đóng kín khe hở răng cửa, phục hình răng cửa mẻ góc Vết trám / Cavity 850.000 ₫

5. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ

Giống như nhiều người bệnh khác, trẻ em sau khi trám răng cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Dưới đây là một số thông tin về chăm sóc sau trám răng cho bé mà phụ huynh nên biết.

  • Kiêng ăn trong 2 giờ đầu sau khi kết thúc thủ thuật để tạo điều kiện cho vết trám ổn định và bám chắc vào bề mặt răng.
  • Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ nếp, đồ ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…
  • Nên cho bé ăn đồ mềm, rau xanh, hoa quả giàu canxi, vitamin C và khoáng chất thiết yếu.
  • Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chú ý lực chải
  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn gây bệnh.
trám răng sữa cho bé

Hãy hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách từ những thói quen nhỏ nhất

6. Địa điểm trám răng cho trẻ đáng tin cậy

Thủ thuật trám răng không phức tạp nhưng nếu thực hiện sai cách sẽ  không thể đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Vậy trám răng cho bé ở đâu thì an toàn và hiệu quả? Trong lĩnh vực nha khoa, Parkway là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về chăm sóc và điều trị các bệnh lý răng miệng được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao mà còn được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại nhất ngày nay.

Trước khi khám, trẻ sẽ được hướng dẫn nằm vào ghế nha khoa có thiết kế dành riêng cho trẻ em tạo cảm giác vừa vặn và thoải mái. Đối với mỗi trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng bộ khay dụng cụ vô trùng riêng biệt nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, đảm bảo hiệu quả điều trị nha khoa cao nhất. Vì vậy, nha khoa trẻ em còn là một thế mạnh của nha khoa Parkway được nhiều phụ huynh biết đến và công nhận.

7. Một vài câu hỏi liên quan đến trám răng cho trẻ em

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách như thế nào?

  • Kiêng ăn trong 2 giờ đầu sau khi kết thúc thủ thuật để tạo điều kiện cho vết trám ổn định và bám chắc vào bề mặt răng.
  • Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ nếp, đồ ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…
  • Nên cho bé ăn đồ mềm, rau xanh, hoa quả giàu canxi, vitamin C và khoáng chất thiết yếu.
  • Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chú ý lực chải
  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn gây bệnh.

Khi nào thì trẻ cần trám răng?

  • Thông thường, phương pháp này áp dụng trong trường hợp: Sâu răng, mòn cổ răng, răng thưa, răng bị chấn thương nhẹ,…
  • Trẻ bị sâu răng nặng có thực sự cần trám không?
  • Trám răng đặc biệt cần thiết đối với trẻ nhỏ vì phương pháp này không chỉ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà còn giúp bảo toàn trọn vẹn tủy răng.

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết