Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nha khoa Parkway – Thông tin về sản phẩm liên chuyên khoa (phẫu thuật hàm hô/ móm kết hợp với chỉnh nha)

Khi nào cần tiến hành can thiệp phẫu thuật hàm hô/ móm kết hợp với chỉnh nha?

Hô/ móm có nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Hô/ móm do răng
  • Hô/ móm do hàm
  • Hô/ móm do răng lẫn hàm

Cần phân tích đúng nguyên nhân hô/ móm từ đó mới ứng dụng phương pháp khắc phục phù hợp để có thành quả thẩm mỹ cao và an toàn. Nếu hô/ móm do răng, việc niềng răng sẽ được áp dụng.

  • TH1: Trường hợp hô/ móm do hàm lẫn răng, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp phẫu thuật hàm hô/ móm kết hợp với chỉnh nha để có được kết quả như ý.
  • TH2: Ngoài ra, các trường hợp hô/ móm (các ca hạng 2 hạng 3) mà xương quá mỏng, cần nhổ răng để kéo bằng chỉnh nha nhưng nếu kéo thì ko an toàn, có rủi ro răng bị bật ra khỏi xương. Hặc bệnh nhân bị hô / móm nhưng bị nha chu đang tiến triển, hoặc một số bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh máu, cường giáp… mà các bệnh toàn thân này sẽ khiến BN gặp rủi ro khi phải chịu đựng sự căng thẳng đến từ liệu trình niềng răng.
  • TH3: Các ca hạng 2 hoặc hang 3 mà không thể chỉnh bù trừ về răng hoặc dù có chỉnh bù trừ bằng niềng răng thì cũng không được nhiều (<50%).
  • TH4: Các ca BN muốn đẹp nhanh.
Phẫu thuật hàm hô/hàm móm

Phẫu thuật hàm hô/ móm là gì ?

Phẫu thuật hàm hô/ móm là việc can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm mặt, thay đổi và điều chỉnh khuyết điểm hô/ móm. Phương pháp này thực hiện nhằm mang đến sự cân đối cho hai hàm, khớp cắn khít nhau.

Trong quá trình phẫu thuật hàm hô/ móm, ngoài việc mang lại sự cân đối cho hai hàm và khớp cắn khít nhau, bác sĩ phẫu thuật có thể kết hợp để tạo ra một số thay đổi khác theo yêu cầu của bệnh nhân:

  • Chỉnh góc hàm thon gọn, tạo hình dáng cằm V-line
  • Hạ xương gò má (do BN bị hô/ móm thường hay bị kết hợp gò má cao)
  • Chỉnh cằm cho cân đối.
  • Trượt cằm theo trục trước/ sau nhằm cải thiện tình trạng mặt lưỡi cày hay cằm lùi.

Phẫu thuật hàm hô/ móm có cần niềng răng không?

Tại sao phải phẫu thuật hàm hô/ móm kết hợp chỉnh nha: Muốn có kết quả điều trị ổn định lâu dài thì cần niềng răng để làm đều các răng, ổn định khớp cắn và tránh các răng di chuyển không đúng, hay nghiêng vào các khoảng trống giữa các răng sau phẫu thuật.

Sau khi chỉnh xương hàm, nếu răng chỉ lệch lạc ở mức độ nhẹ, thì có thể bọc răng sứ mà không cần niềng răng. Đây là sự lựa chọn khá tốt cho những khách hàng có công việc cần giao tiếp nhiều vì không cần phải mang khí cụ chỉnh nha.

Như vậy, phẫu thuật hô/ móm móm không cần niềng răng chỉ áp áp dụng với trường hợp răng ít lệch lạc và được thay thế bằng phương pháp bọc răng sứ. Còn với trường hợp răng lệch lạc nặng, vẫn phải niềng răng để đạt hiệu quả tối ưu. Sau phẫu thuật hàm móm, hô/ móm nếu răng vẫn khấp khểnh mà không niềng răng có thể sẽ cho kết quả không như ý.

Lộ trình điều trị phẫu thuật hàm hô/ móm kết hợp chỉnh nha như thế nào?

Có thể tiến hành phẫu thuật kết hợp với chỉnh nha theo 3 cách:

  • Cách 1: Phẫu thuật trước khi niềng răng: bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành phẫu thuật và BN nghỉ ngơi khoảng 2-3 tháng, sau đó thì niềng răng (chỉnh nha ca mức độ 1) trong khoảng 9 -18 tháng là kết thúc.
  • Cách 2: Bác sĩ chỉnh nha chỉnh nha khoảng 9-12 tháng, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm. Sau đó, BN nghỉ ngơi khoảng 2-3 tháng rồi bác sĩ chỉnh nha sẽ tiếp tục cho niềng 9-12 tháng nữa. Ca chỉnh nha được tính là một ca mức độ 2. Khi phẫu thuật không cần tháo mắc cài.

Cách 1 là cách thuận lợi cho cả bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ niềng răng. Tuy nhiên không phải ca nào cũng làm theo cách 1 được.

Sự thay đổi sau khi phẫu thu

Quy trình thực hiện giải pháp liên chuyên khoa – phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn với bác sĩ chỉnh nha. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các khớp cắn, kiểm tra hàm mặt cơ bản để xem xét, đánh giá mức độ hô/ móm. Từ đó xác định nguyên nhân và đề ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Lấy dấu răng và chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha.
  • Bước 2: Bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ phẫu thuật hàm sẽ tiến hành hội chẩn để tìm ra lộ trình điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.
  • Bước 3: Thống nhất phác đồ điều trị với khách hàng.
  • Bước 4: Thực hiện chỉnh nha tại cơ sở nha khoa trước nếu cần.
  • Bước 5: Thực hiện phẫu thuật.
  • Bước 6: Tiếp tục thực hiện chỉnh nha đến khi kết thúc.

Phẫu thuật hàm hô/ móm bao lâu thì lành? Chăm sóc sau phẫu thuật hàm mặt như thế nào?

Phẫu thuật hàm hô /móm không cần thiết phải truyền máu. Bệnh nhân có thể uống nước trong vòng 24h đầu sau phẫu thuật. Sau đó thực hiện chế độ ăn lỏng trong những ngày tiếp theo. Có thể thực hiện vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm và tăm nước trong vài ngày sau phẫu thuật. Tiếp tục thực hiện chế độ ăn mềm trong vòng 2 tuần. Sử dụng thuốc kháng sinh khoảng 7 ngày. Tháo chỉ thép 6 tuần sau phẫu thuật. Nghỉ ngơi 2-3 tháng trước khi bắt đầu / tiếp tục chỉnh nha.

Trong trường hợp kèm theo phẫu thuật cắt Lefort 1 và BSSO cần phải thực hiện cố định liên hàm trong vòng 6 tuần.

Phẫu thuật hàm hô có đau không?

Có nhiều người lo ngại về việc phẫu thuật hàm hô có đau không? Nhiều người lo lắng khi nghe chữ “phẫu thuật” sợ hãi đụng dao kéo sẽ đau đớn. Tuy nhiên các bạn hãy yên tâm, trong quá trình phẫu thuật và phục hồi không hề có gây đau đớn.

Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không?

Lựa chọn những bệnh viện, phòng khám uy tín đảm bảo chất lượng. Đây là những nơi có bác sĩ thực hiện là người đã có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật hàm hô, có tay nghề cao, trình độ chuyên nghiệp. Bác sĩ có kinh nghiệm phong phú sẽ có khả năng giải quyết tốt khi gặp mọi tình trạng bất ngờ.

Phẫu thuật hàm hô/ móm thực chất là cuộc phẫu thuật bình thường, hậu phẫu thường chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc bị sưng. Tuy nhiên, việc khám và tư vấn kĩ để ra phác đồ chính xác, đúng ý bệnh nhân rất quan trọng để có kết quả điều trị ưng ý.

Phẫu thuật cắt chỉnh sửa hàm móm (khớp cắn ngược) như thế nào?

Về quy trình báo giá và thu tiền + kết hợp với bác sĩ liên chuyên khoa:

  • Bước 1: Tư vấn với bác sĩ chỉnh nha (chụp ảnh / lấy dấu / có thể thu tiền 500k hoặc có đặt cọc làm chỉnh nha 2tr) >> Bác sĩ chỉnh nha lập phác đồ, đẩy lên nhóm chuyên môn. BÁc sĩ PTCM sẽ quyết định tiếp nhận để tư vấn tiếp nếu thấy ca này đủ đk để chỉnh nha kết hợp PT. Nếu ko đc thì trả lời cho bác sĩ CN lí do để nói với BN hoặc bác sĩ PTCM trực tiếp gọi cho BN.
  • Bước 2: Bác sĩ PTCM trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để cơ bản xác định phương hương sơ sơ về hướng điều trị + lộ trình điều trị cơ bản.
  • Bước 3: Nếu chốt thì gọi BN dề tư vấn chốt phác đồ điều trị liên chuyên khoa + thu tiền.
  • Chỉnh nha: trả full thì thu hết, trả góp thì thu đủ minimum.
  • Phẫu thuật thì thu 10tr sau đó hẹn bác sĩ phẫu thuật đến PW gặp BN để tư vấn. Khi bác đến và tư vấn xong thì đưa tiền 10tr này cho bac và bàn giao bn cho bác (có script bàn giao)
  • Trong quá trình điều trị, nếu bác sĩ PT cần trao đổi thì sẽ qua bác PTCM. Cho ngày phẫu, sau đó mình tự gọi cho BN hỏi thăm và hẹn lịch tái khám.
  • Sau khi phẫu lại thì bác sĩ tư vấn chỉnh nha sẽ tiếp nhận và lập phác đồ như 1 bn mới.
  • Còn nếu chỉnh 2 giai đoạn thì cũng thế, phải làm 2 lần.

Tin tức sự kiện khác

Nuốt nước bọt đau tai đau họng

Nuốt nước bọt đau tai, đau họng là bệnh gì? Những cách khắc phục hiệu quả

Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]

Xem chi tiết
Gắn hột xoàn vào răng có đắt không? Tất tần tật về đính đá lên răng

Gắn hột xoàn vào răng có đắt không? Tất tần tật về đính đá lên răng

Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?

Xem chi tiết
11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết