Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Mất Răng Số 6 Có Nguy Hiểm Không?

Khái quát về răng số 6

Răng số 6 là một trong những răng quan trọng, giúp tạo lực nhai chính giúp nâng đỡ hàm cũng như khớp thái dương. Răng sẽ mọc khi một đứa trẻ được 6-7 tuổi và chỉ mọc một lần duy nhất. Tuy vậy răng số 6 lại ít được chú trọng hơn răng cửa, răng khôn…

Khi răng số 6 bị mất, hàm sẽ không co bóp thức ăn đồng đều và gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng. Đó cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các bệnh lý khác.

mất răng số 6

Hậu quả khi mất răng hàm số 6

Những hậu quả khó lường khi răng số 6 bị mất bao gồm:

  • Đầu tiên sẽ cảm thấy ăn nhai khó khăn. Việc ăn uống dần trở thành cực hình khi khớp cắn của hai bên bị lệch. Hàm co bóp thức ăn không đều khiến chúng ta khó chịu khi nhai và mất cảm giác ngon miệng.
hậu quả khi mất răng số 6
  • Vì răng này nằm gần răng số 7 và răng số 8 nên khoảng trống này dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Thức ăn bị nhét vào các kẽ răng, khó vệ sinh hơn trước. Tình trạng này lâu dần sẽ gây viêm nướu và sâu răng vô cùng nghiêm trọng.
  • Mặt khác, vấn đề này cũng gây ra những biến chứng xấu về thẩm mỹ. Ít ai ngờ tới rằng xô lệch hàm cũng đáng sợ đến vậy. Lực tác động không đều lên hai hàm răng khi nhai sẽ khiến cơ hàm bị thay đổi dần. Bị lệch hàm là điều khó tránh khỏi nếu không chữa trị kịp thời.
hậu quả khi mất răng số 6
  • Vậy tiêu xương răng thì sao? Việc răng bị mất lâu ngày dễ khiến xương răng ở vị trí này bị tiêu đi. Sự lỏng lẻo ở hệ thống chân răng cũng là nguyên nhân lớn khiến các bệnh về răng trầm trọng hơn. Lâu dài cũng khiến cơ mặt bị thay đổi.

Bên cạnh những ảnh hưởng đến răng miệng, mất răng số 6 còn gây ra những hậu quả khác:

  • Đồng thời, việc mất răng ở vùng cấm này còn gây ảnh hưởng không nhỏ cho hệ tiêu hóa. Thức ăn không được nhai kĩ sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn  để tiêu hóa. Bạn sẽ bị đau bụng, đau dạ dày hoặc các bệnh khác về đường tiêu hóa…
  • Như đã nói ở trên, răng số 6 giúp nâng đỡ hàm và khớp thái dương. Răng bị mất khiến lực nhai tác động không đồng đều. Gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối hai xương hàm, rất dễ gây đau đầu.

Mất răng số 6 điều trị như thế nào hiệu quả?

Có thể thấy, việc mất răng không hề đơn giản. Sớm muộn gì vấn đề này cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Tuy vậy ở một vài trường hợp vẫn bắt buộc phải nhổ răng vì bị sâu, bị viêm nặng,… Chi phí nhổ răng dao động từ 1 – 1,5 triệu đồng/răng tùy trường hợp. Sau khi nhổ, đồng nghĩa với việc mất răng, nên điều trị như nào mới hiệu quả?

Có 3 giải pháp chính là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant.

Hàm giả tháo lắp

Phương pháp dùng hàm giả tháo lắp vốn dĩ không còn xa lạ với nhiều người. Đây là phương pháp truyền thống, áp dụng trong hầu hết các trường hợp bị mất răng trước đây.

  • Ưu điểm: Nổi bật là giá thành thấp và đảm bảo được tính thẩm mỹ nhất định. Giúp cho việc ăn uống ổn định hơn.
  • Nhược điểm: Còn khá cồng kềnh, khi vệ sinh thì phải tháo cả hàm ra. Sức nhai cũng yếu hơn khiến cảm giác ngon miệng không được thật. Hàm giả tháo lắp được khuyến khích dùng cho người già hơn là người trẻ.

Trường hợp chỉ mất một răng có thể dùng răng giả tháo lắp một chiếc. Nhưng răng dễ bị sứt.  Phương pháp này chỉ là tạm che đi chỗ răng bị mất chứ không thật sự có tác dụng. Các phương pháp như cầu răng sứ , trồng răng implant đã ra đời để phù hợp hơn với bệnh nhân.

dùng răng giả tháo lắp

Cầu răng sứ

Đối với cầu răng sứ, chúng ta nên làm trong trường hợp một hay nhiều răng bị mất nhưng răng trụ ở hai đầu vẫn còn.

  • Ưu điểm: Cầu răng có thể thay thế khoảng trống đã mất của răng số 6, gắn với răng thật, trong trường hợp này lại trở thành trụ của cầu răng, khả năng phục hình răng rất nhanh, chi phí cũng thấp hơn so với trồng răng implant.
  • Nhược điểm: Các răng làm trụ phải mài để lắp cầu răng nên dễ bị yếu, hơn nữa cầu răng chỉ thay thế được phần thân răng bị mất, còn không can thiệp đến xương hàm, dễ gây tụt nướu, lộ chân răng
cầu răng sứ

Có 3 loại cầu răng sứ chính là cầu răng sứ kim loại, cầu răng sứ cánh dán và cầu răng sứ nhảy.

Vị trí của răng số 6 nên dùng cầu răng sứ kim loại hoặc cầu răng sứ cánh dán hơn là cầu răng sứ nhảy. Còn việc lựa chọn loại nào thì phải dựa vào tình trạng răng hiện tại cũng như chi phí mới cũng như quyết định của người bệnh mới có thể quyết định được.

Quy trình cầu răng sứ trải qua hai bước là mài răng và lắp cầu răng sau đó sẽ được tái khám và điều chỉnh để phù hợp với sức khỏe răng của từng người.

Sau khi bị mất răng số 6, thì từ 1- 3 tháng thì có thể cầu răng sứ được.

Trồng răng implant

Còn đối với trồng răng implant, thời gian chờ đợi để có một chiếc răng mới như ý có thể lâu hơn, kéo dài đến 6 tháng vì việc trồng răng implant thường phức tạp hơn.

  • Ưu điểm:  là giải pháp ưu tiên số một nếu chúng ta có đủ chi phí để thực hiện vì nó ngăn chặn trực tiếp tình trạng tiêu xương, giúp bảo toàn răng thật, cùng vô vàn lợi ích mà những phương pháp khác không có được.
  • Nhược điểm: Quy trình trồng răng implant sẽ mất thời gian hơn so với các phương pháp trên và có thể gây đau nhiều hơn, chi phí cao.

Trồng răng implant gồm 3 bước chính là phẫu thuật cấy ghép implant, đặt abutment lên trụ implant và phục hình răng sứ.. Tuy nhiên, việc tác động các lực lên răng sẽ luôn có sự hỗ trợ của thuốc tê và còn phụ thuộc vào thời gian sau khi răng mất và cơ địa của từng người.

Địa chỉ uy tín để chữa trị mất răng số 6

Những người bị mất răng số 6 có thể bớt lo lắng phần nào khi đọc đến đây vì có khá nhiều phương pháp để lựa chọn nhưng lại băn khoăn địa chỉ uy tín để “ chọn mặt gửi vàng” cho hàm răng của mình.

Nha khoa Parkway, với những dịch vụ tốt nhất cùng các bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao, cũng là một điểm đến lý tưởng giúp bạn tái tạo, phục hồi răng hiệu quả để tự tin, rạng rỡ hơn trong cuộc sống của mình.

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, hi vọng bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình thật tốt trước khi cần đến những tác động hỗ trợ khác từ bên ngoài.

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết