Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Điều trị tủy răng khi mang thai có nên không? Bác sĩ giải đáp

Mang thai là khoảng thời gian quan trọng đối với phụ nữ, tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe răng đều cần chú ý tìm hiểu và thực hiện đúng phương pháp để không ảnh hưởng đến em bé. Vậy điều trị tủy răng khi mang thai có nên không? Cùng đi tìm câu trả lời với Nha khoa Parkway.

Giai đoạn an toàn để điều trị tủy răng cho bà bầu

Bà bầu bị viêm tủy răng nên điều trị vào giai đoạn nào sẽ an toàn là trăn trở của rất nhiều chị em đang mang thai. Các bác sĩ khuyên rằng: Điều trị tủy răng khi mang thai nên được thực hiện ở 3 tháng giữa (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6) khi sức khỏe của 2 mẹ con đang ổn định, việc di chuyển trong thời gian này cũng dễ dàng hơn.

Với mốc 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ tuyệt đối không thực hiện điều trị tủy răng. Ở giai đoạn đầu, thai nhi chưa phát triển ổn định, những biến đổi trong vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến em bé. Còn ở giai đoạn cuối thai kỳ, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng là điều quan trọng, nên nếu điều trị tủy răng sẽ có thể gây cản trở. Hơn nữa, giai đoạn trước sinh mọi điều trị liên quan đến sức khỏe đều phải cần thận.

Điều trị tủy răng khi mang thai có nên không?

Bà bầu có được điều trị tủy răng không?

Bà bầu có nên đặt thuốc diệt tủy răng?

Thuốc gây tê là loại thuốc cấm không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Do vậy, trong trường hợp các mẹ bầu bị viêm tủy răng, các nha sĩ thường đặt thuốc diệt tủy răng thay vì phương pháp điều trị tủy răng thông thường.

Kết quả điều trị của phương pháp đặt tủy răng ra sao còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Đặc biệt, bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để quyết định bà bầu có nên đặt thuốc tủy răng không?

tư vấn bác sĩ có nên điều trị tủy răng khi mang thai

Đặt thuốc tủy răng hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả khám trực tiếp với bác sĩ

Chữa viêm tủy răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Điều trị viêm tủy răng khi mang thai gây ra một số ảnh hưởng cho sức khỏe của 2 mẹ con:

  • Khi thăm khám bắt buộc phải tiến hành chụp X-quang để kiểm tra mức độ hư hại của tủy. Ảnh hưởng từ những tia bức xạ có khả năng gây sảy thai hoặc làm chậm phát triển thai nhi. Nhưng, tình trạng này sẽ được khắc phục bằng cách điều chỉnh tần suất chiếu và liều chiếu xạ.
  • Khi sử dụng thuốc gây tê cho bà bầu dễ để lại một số tác dụng phụ nữ: Đau nhức, hạ huyết áp, rối loạn tim, suy giảm hô hấp, khó thở, kích động, hôn mê, co giật cơ, gây tê môi, gây ngứa môi hoặc đầu lưỡi, khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn.

Cách trị nhức răng cho bà bầu an toàn

Sau đây là một vài cách trị nhức răng cho bà bầu rất hiệu quả và an toàn:

Chữa viêm tủy răng khi mang thai bằng phương pháp thiên nhiên

  • Điều trị tủy răng khi mang thai bằng muối

Muối có tác dụng khử trùng và giảm đau răng nhanh chóng. Cách thức này rất dễ thực hiện và mẹ bầu nên áp dụng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Thực hiện: Sau khi đánh răng sạch sẽ, mẹ bầu súc miệng lại bằng nước ấm và ngậm trong miệng 30 giây. Nước muối thâm nhập vào trong khoang miệng sẽ diệt khuẩn, giảm đau họng, xử lý khu vực tủy răng có vấn đề. Mẹ bầu nên sử dụng nước muối có độ mặn vừa phải để phát huy công dụng tốt nhất.

  • Điều trị viêm tủy răng cho bà bầu bằng lá lốt

Lá lốt có tác dụng gây ức chế sự phát triển của sâu răng, đồng thời giảm đau nhức cho mẹ bầu. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, ancaloit, benzyl axetat có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Mẹ bầu chế biến bài thuốc này bằng cách rửa sạch lá, thân, rễ lá lốt rồi đem đi sắc lấy nước đặc. Ngậm hỗn hợp này trong miệng, áp dụng 3 – 4 ngày là nhận được những tín hiệu tích cực.

Điều trị tủy răng khi mang thai bằng lá lốt

Lá lốt thích hợp chữa viêm tủy răng cho mẹ bầu

Điều trị tủy răng cho bà bầu bằng Nha khoa

Khi các mẹ bầu đến nha khoa để được trị tủy răng sẽ được thăm khám hết sức cẩn thận. Khi xác định đủ điều kiện an toàn thì mới tiến hành điều trị tủy. Nếu sức khỏe không đảm bảo, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu những biện pháp tự chăm sóc răng miệng nhằm giảm viêm nhiễm và giảm đau nhức. Sau khi mẹ bầu sinh xong mới tiến thực hiện chữa tủy.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai

Để mẹ bầu có sức khỏe răng miệng tốt nhất trong toàn bộ thai kỳ, hãy thực hiện những điều lưu ý sau đây:

  • Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày (vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ).
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn uống.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước ấm thông thường sau khi ăn.

Định kỳ lấy cao răng và kiểm tra răng miệng.

Điều trị tủy răng khi mang thai, những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Thực hiện lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Bà bầu nên đi đâu để điều trị tủy răng an toàn?

Nha khoa Parkway là một trong những địa chỉ điều trị tủy răng cho mẹ bầu an toàn và uy tín hàng đầu với:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao đảm bảo can thiệp tủy răng đúng chỗ và nhanh gọn nhất.
  • Công nghệ điều trị cao cấp, có camera dẫn truyền tín hiệu giúp xác định chính xác vị trí và mức độ viêm tủy…
  • Thực hiện khâu vệ sinh vô trùng an toàn, sạch sẽ,…

Tin tức sự kiện khác

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Vì sao chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức, khó chịu?

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết