Chảy máu chân răng có bị HIV nếu hôn sâu, oral sex?
Chảy máu chân răng là tình trạng nhiều người gặp phải khi chưa chăm sóc răng miệng đúng cách. Do đó, có nhiều bạn gặp phải thắc mắc, chảy máu chân răng có bị HIV nếu hôn sâu hay oral sex? Chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway giải đáp vấn đề này nhé.
1. Chảy máu chân răng có bị HIV nếu hôn người mắc HIV?
HIV chỉ lây qua đường tình dục và lây trực tiếp từ đường máu. Nên nhiều bạn thắc mắc khi mình hôn người bệnh mà mình bị chảy máu chân răng hay người bệnh chảy máu chân răng có sao không.
Theo lý thuyết, HIV lây truyền qua đường máu, có nghĩa là phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch của người nhiễm HIV với vết thương hở của người bình thường thì mới truyền HIV được. Tuy nhiên, các vết thương hở ở đây có những vết thương không nhìn được bằng mắt thường và các dịch, máu cùng vậy.
Ví dụ như, khi quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su, sự cọ sát của bộ phận sinh dục nam nữ sẽ tạo ra vết xước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi có tiếp xúc với dịch của người nhiễm HIV thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Theo cơ chế trên, trong trường hợp nếu bạn bị chảy máu chân răng, nếu có hôn hay tiếp xúc với chất dịch, máu của người mang virus HIV thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể xảy ra. Còn nếu bạn mang bệnh không chảy máu hay có vết thương hở thì có thể sẽ không xảy ra lây nhiễm. Tuy nhiên, việc có nguy cơ nhiễm còn phụ thuộc nhiều yếu tố: mức độ tiếp xúc, lượng virus trong dịch,…. và cả khả năng miễn dịch của bản thân.
Tóm lại, chảy máu chân răng HIV hoàn toàn có thể xảy ra, dù tỉ lệ không cao thì bạn cũng không nên chủ quan. Để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên về phòng chống HIV/AIDS gần nhất để nhận tư vấn cụ thể về các cách phòng chống thích hợp.
Chảy máu chân răng có bị HIV không?
2. Chảy máu chân răng khi oral sex có nguy cơ nhiễm HIV không?
Nhiều năm trước, quan hệ tình dục bằng miệng hay còn gọi lại oral sex còn là điều hết sức nhạy cảm. Nhưng giờ đây, oral sex là điều bình thường và được xem là một điều thú vị, lành mạnh đối với người trưởng thành. Tuy nhiên, khi oral sex cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV. Nhiều bạn muốn biết chảy máu chân răng có phải bị HIV khi oral sex. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu có oral sex hay tiếp xúc với chất dịch, máu của người mang virus HIV. Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất đề nhận tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể nhất để có phương án phòng chống tốt nhất.
Chảy máu chân răng gây ra cảm giác khó chịu
3. Nên làm gì nếu chảy máu chân răng khi hôn, oral sex với người nhiễm HIV?
Chảy máu chân răng có bị HIV và nên làm gì khi khi, hôn, oral sex với người nhiễm HIV. Bạn đang có nguy cơ lây nhiễm, tuy nhiên việc lây truyền hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Người quan hệ với mình đang bị ở giai đoạn nào, vết thương chảy máu chân răng có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa virus hay không,…Tốt nhất, bạn nên đi xét nghiệm HIV để biết kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm sau 3 tháng kể từ ngày hôn hay oral sex để xét nghiệm HIV lần 1, 3 tháng tiếp theo đi xét nghiệm lần 2, nếu cả hai lần đều cho ra kết quả âm tình thì bạn mới có thể hoàn toàn yên tâm nhé.
Nên lưu ý với các trường hợp chảy máu chân răng HIV
4. Điều trị chảy máu chân răng sớm ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lý
Để tránh tình trạng chảy máu chân răng HIV khi hôn hay oral sex với người nhiễm bệnh. Bạn nên chăm sóc răng miệng và điều trị chảy máu chân răng càng sớm càng tốt.
Nếu khi đánh răng, bạn thấy chảy máu chân răng nhiều, và thấy lợi bị sưng thì bạn có thể lấy cao răng,….
Đồng thời, bạn nên đến nha khoa sớm để kiểm tra tổng quát răng, để xem nguyên nhân do đâu. Vì nhiều khi, bạn sẽ chảy máu chân răng lúc bạn không biết và có thể gặp tình trạng bạn không biết chảy máu chân răng có bị HIV khi hôn sâu với người nhiễm bệnh.
Một số cách phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng:
Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra sau các bữa ăn, nên dùng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn một cách tốt nhất.
Lấy cao răng: nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng đó là do cao răng cứng tích tụ quanh chân răng. Việc này khiến lợi bị viêm đỏ, dễ chảy máu. Nếu để lâu sẽ dẫn đến sâu răng, mất răng,… Vì thế nếu bạn gặp tình trạng chảy máu chân răng thì lấy cao răng sớm luôn nhé. Cùng với việc lấy cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị chảy máu chân răng bằng thuốc giảm viêm giúp bạn đạt hiệu quả nhanh chóng, lâu dài hơn. Bạn nên đi lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Một số phương pháp điều trị chảy máu chân răng:
Phương pháp tốt nhất đó là đi khám nha sĩ, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân. Sau đó sẽ chỉ định điều trị thích hợp với tình trạng răng của bạn giúp bạn loại bỏ chảy máu chân răng.
Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc mà không qua chỉ định của bác sĩ bởi việc này dễ gây phản phệ hay các tác dụng phụ như hại dạ dày và sức khỏe.
Từ bỏ các thói quen xấu như xỉa răng bằng răm, dùng sức quá mạnh khi đánh răng, ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc thức ăn quá cứng gây tổn thương lợi,… Những việc này sẽ gây viêm lợi, sưng lợi hay chảy máu chân răng. Hãy cải thiện ngay nếu bạn đang có thói quen không tốt này.
Ngoài ra, đừng quên bổ sung dinh dưỡng, tăng cường bổ sung Vitamin C và Vitamin K để có thêm sức đề kháng, giúp răng miệng khỏe mạnh hơn. Các bác sĩ cúng khuyến khích những bạn bị chảy máu chân răng nên ăn nhiều hoa quả, bổ sung vitamin để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Bạn nên ăn hoa quả, trái cây tươi như cam tươi, chanh, ổi, hay chuối,… hằng ngày.
Điều trị chảy máu chân răng
Nha khoa Parkway mong rằng, bài viết chảy máu chân răng có bị HIV không này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng hãy liên hệ ngay nha khoa Parkway để nhận được tư vấn miễn phí nhé.
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.