Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Chân nướu răng bị đen, nướu răng bị đỏ: Nên làm gì để không hỏng răng?

Chân nướu răng bị thâm đen, xỉn màu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ mà đây còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Vậy chân nướu răng bị đen do đâu? Làm cách nào để điều trị triệt để mà không làm hỏng răng? Đừng lo lắng, chuyên gia nha khoa Parkway sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này.

Hình ảnh chân nướu răng bị thâm đen nghiêm trọng

Hình ảnh chân nướu răng bị thâm đen nghiêm trọng của một người bệnh

1. Vì sao chân nướu răng bị đen?

Theo chuyên gia nha khoa, chân nướu răng bị đen thường do những nguyên nhân sau:

Sức khỏe răng miệng là tấm gương phản chiếu chế độ ăn uống của mỗi người. Đối với những người có sở thích ăn socola, cafe, nước ngọt, thuốc lá,… thì chân nướu răng bị đen là điều hiển hiện. Bởi màu ở đồ ăn thức uống sẽ bám trên bề mặt răng rất khó loại bỏ hoàn toàn.

Cao răng: Là chất lắng cặn cứng rắn bám chặt vào bề mặt răng và chân răng. Ban đầu chúng chỉ có màu vàng hoặc nâu sẫm nhưng theo thời gian sẽ chuyển dần thành màu đen. Trong đó, việc vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách là nguyên nhân chính hình thành cao răng nhanh.

Sâu răng: Đây là bệnh lý nha khoa phổ biến mà bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Triệu chứng điển hình là bề mặt răng xuất hiện những vết đốm nâu hoặc đen kèm theo đau nhức và gây ra mùi hôi khó chịu.

Thẩm mỹ răng: Chân nướu răng bị đen thường xảy ra với người chụp răng bằng vật liệu kim loại. Bởi theo thời gian, phần kim loại bị oxi hoá cộng với thức ăn thừa bám vào khiến phần răng sát lại xuất hiện đường viên đen rất mất thẩm mỹ.

2. Cách hay giúp điều trị triệt để chân nướu răng bị đen

Chân nướu răng bị đen hay bất kỳ bệnh lý nha khoa nào khác nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp thẩm mỹ. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất với mỗi người.

Trường hợp do cao vôi răng: Phương pháp tối ưu nhất để cải thiện chân nướu răng thâm đen chính là lấy cao răng. Bằng trình độ chuyên môn, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dùng để loại bỏ mảng bám cứng đầu dính chặt trong từng kẽ, chân răng. Sau khi làm sạch khoang miệng, hàm răng được tiến hành đánh bóng nhằm khôi phục lại màu sắc và hạn chế nguy cơ hình thành mảng bám.

Trường hợp do sâu răng: Trám răng hay hàn răng sẽ là cách giải quyết phù hợp nhất đối với trường hợp này. Sau khi nạo hết phần bị sâu, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dùng phủ trên bề mặt để cải thiện chức năng nhai và phục hình thẩm mỹ cho răng..

Trường hợp do chụp răng kim loại: Thay thế chụp răng bằng vật liệu khác là cách xử lý tốt nhất trong lúc này. Với sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện đại, người bệnh có thể thoải mái lựa chọn những vật liệu cao cấp, lâu bền theo thời gian mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ tuyệt đối, ví dụ như sứ.

3. Bí quyết phòng ngừa tình trạng chân nướu răng thâm đen

Nếu bạn không muốn hàm răng bị thâm đen, xấu xí thì học ngay bí quyết phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe răng miệng đơn giản như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều quan trọng nhất để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa. Ngoài đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, bạn nên súc miệng bằng nước muối và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch từng kẽ chân răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng thực phẩm đậm màu có thể khiến men răng ố vàng.
  • Chủ động lên lịch khám răng miệng với bác sĩ nha khoa, thực hiện lấy cao răng định kỳ 1 năm từ 2-3 lần tuỳ cơ địa từng người.
Bác sĩ đang khám và đánh bóng răng cho cô gái

Trước khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào, người bệnh cũng cần phải lấy cao răng

4. Nướu răng bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Nướu răng bị đỏ, dễ chảy máu kèm theo hơi thở có mùi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

Viêm lợi: Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ do chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng chưa khoa học. Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm lợi ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Trong đó, nướu răng sưng đỏ kèm chảy máu chân răng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này.

Viêm nha chu: Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu là triệu chứng ban đầu dễ nhìn thấy nhất của bệnh viêm nha chu. Nếu viêm lợi không điều trị triệt để thì tất yếu dẫn đến viêm nha chu. Hậu quả tai hại nhất mà người bệnh có thể phải đối mặt khi mắc bệnh lý này là nguy cơ mất răng rất cao.

5. Khi nướu răng bị đỏ bạn nên làm gì?

Nướu răng bị đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến giúp tình trạng sưng đỏ nướu răng thuyên giảm nhanh chóng.

Lấy cao răng

Hầu hết các vấn đề liên quan đến răng miệng đều xuất phát từ những mảng bám cứng đầu bao quanh chân răng. Dó đó, khi nướu răng bị đỏ thì phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lấy cao răng. Tác dụng của thủ thuật này loại bỏ sạch cao răng và vi khuẩn có hại mà không hề gây đau đớn cho người bệnh.

Phẫu thuật nha chu

Trong trường hợp nướu răng bị sưng tấy nặng khiến lợi bị phồng hoặc trùng xuống, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt lợi hoặc ghép thêm vạt nướu. Việc này giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe răng miệng, tránh nguy cơ răng bị lung lay hoặc mất vĩnh viễn.

6. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng để không bị viêm nướu

Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học chính là cách phòng tránh viêm nướu hiệu quả nhất được khuyến cáo bởi chuyên gia nha khoa. Vậy đó là gì?

  • Không dùng tay hoặc tăm để xỉa răng, thay vào đó là dùng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước.
  • Chú ý sử dụng lực và hướng cầm bàn chải sao cho sợi lông bàn chải có thể làm sạch từng kẽ chân răng.
  • Thời gian đánh răng thích hợp nhất là 30 phút sau khi ăn và mỗi lần đánh răng kéo dài từ 2 đến 3 phút
  •  Để tình trạng sưng đau ở nướu nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng bởi đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển
  • Từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và những món ăn gây hại tới sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng..
  • Phòng ngừa và phát hiện các bệnh lý răng miệng từ sớm bằng cách thăm khám nha khoa định kỳ hàng năm.
Hình ảnh nướu chân răng bị đỏ

Cẩn thận nếu nướu răng bị đỏ dài ngày

Chân nướu răng bị đen hay nướu răng bị đỏ là những triệu chứng bệnh lý nha khoa không thể chủ quan coi thường. Nếu bạn không may mắc phải một trong số những vấn đề trên thì  nhanh chóng liên hệ ngay với nha khoa Parkway để được bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm hỗ trợ tốt nhất nhé.

Tin tức sự kiện khác

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

Vì sao chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức, khó chịu?

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết