Mọc răng là quá trình bất cứ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Sốt nhẹ, đau lợi khi mọc răng khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn hơn bình thường. Do đó, các mẹ cần có những tip chăm sóc bé đúng cách. Nếu cha mẹ đang đau đầu nên chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào, hãy cùng nha khoa Parkway giải đáp nhé:
Trình tự mọc răng của trẻ?
Đối với trẻ mọc răng sữa, từ tháng thứ 6 trở đi trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn. Răng mọc đầu tiên, thường là 2 răng cửa dưới rồi đến 2 răng cửa trên, 2 răng cửa bên hàm trên sau đó mới đến 2 răng cửa bên hàm dưới. Dĩ nhiên, trình tự mọc răng mỗi bé có thể thay đổi. Điều này, phụ thuộc vào thể chất mỗi bé nữa. Những chiếc răng hàm thường xuất hiện từ tháng thứ 13 trở đi. Phần lớn trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa (10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới).
Răng sữa thường sẽ tồn tại cùng bé cho đến 5-6 tuổi. Lúc này là thời gian trẻ thay răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Lúc này, răng sữa sẽ lung lay và rụng nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thời điểm này rất quan trọng bởi răng định hình theo bé cả đời. Bé mọc răng vĩnh viễn tuân theo quy luật “răng nào rụng trước thì mọc trước”. Vì vậy, cha mẹ có thể dự đoán được thứ tự răng mọc của bé. Thông thường, tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ 5-12 tuổi. Các răng cửa giữa mọc đầu tiên, răng cửa bên rồi đến các răng tiền hàm (răng cối).
Dấu hiệu trẻ mọc răng
Nướu lợi sưng đỏ, ngứa
Sốt mọc răng
Chán ăn, bỏ ăn
Hay cáu kỉnh, quấy khóc nhiều
Bỏ bú (nếu trẻ còn bú)
Thích nhai, cắn đồ vật do ngứa lợi.
Bí kíp chăm sóc trẻ mọc răng
Cho bé ăn đồ mềm, nấu nhừ, loãng giúp bé dễ ăn. Răng mọc làm lợi sưng tấy, bé rất đau và khó chịu. Vì vậy, nên nấu cháo, súp để bé dễ nuốt mà không phải nhai. Nên cho bé uống nước ép quả để mát giúp trẻ bớt cảm giác đau.
Dùng khăn ấm đắp lên trán, lau người khi trẻ sốt. Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng là điều bình thường. Nếu bé sốt 38-38.5 độ mẹ hãy dùng khăn đắp lên trán, lau người cho bé. Nếu bé vẫn sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Cha mẹ không nên tự ý kê đơn cho bé uống thuốc.
Động viên, giải thích cho trẻ hiểu quá trình mọc răng. Ở giai đoạn này, trẻ khá hoang mang, hoảng sợ. Lúc này, cha mẹ nên giải thích trẻ hiểu đây là quá trình bình thường để lớn lên. Thêm vào đó, đau nhức khó chịu trong người khiến tính cách trẻ thất thường. Cha mẹ nên dành thời gian an ủ, trò chuyện, chơi đùa với bé.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày để tránh viêm nhiễm. Các vết nứt khi mọc răng là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cha mẹ nên dạy trẻ đánh răng 2 lần/ngày. Chú ý chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với bé. Ngoài ra, cho bé súc miệng nước muối ấm sau ăn để hạn chế vụn thức ăn đọng lại trên răng.
Có thể dùng ngón tay sạch hoặc khăn gạc chà nhẹ phần nướu của con. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, bớt cảm giác đau ngứa do răng mọc.
Chú ý theo dõi kĩ biểu hiện sức khỏe của trẻ. Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu khi trẻ mọc răng. Nhưng đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh khác nữa. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát sức khỏe trẻ để kịp thời xử lý. Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều cha mẹ cần đưa bé vào bệnh viện ngay lập tức.
Với các bé lớn hơn, cha mẹ có thể cho bé uống thêm nước lọc tránh tình trạng mất nước.
Trẻ mọc răng là giai đoạn khá vất vả nhưng cũng là dấu hiệu cho quá trình trưởng thành của trẻ. Trên đây là một số cách chăm sóc trẻ mọc răng. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, đi ngoài nhiều lần cha mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, thường xuyên đưa trẻ đi nha sĩ kiểm tra để sớm phát hiện vấn đề răng miệng. Đặc biệt là khi trẻ mọc răng vĩnh viễn để tránh răng mọc lệch lạc.
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]