Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho trẻ – Điều mẹ luôn trăn trở

Chăm sóc răng miệng cho trẻ là nhiệm vụ mà cha mẹ không nên lơ là. Việc quan tâm đến răng miệng của trẻ ngay từ sớm sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe, đẹp khi trưởng thành.

Răng sữa- những chiếc răng đầu tiên của con

Những chiếc răng nhỏ xinh lần lượt nhú lên là cột mốc đánh dấu một bước trong giai đoạn phát triển của trẻ và cũng là một kỷ niệm khó quên đối với cha mẹ.Nhưng các ba mẹ đã thực sự biết răng sữa là gì chưa?

Những chiếc răng sữa này cũng lợi hại không kém gì răng của người lớn. Hàm răng trắng sạch giúp con có nụ cười xinh, ăn ngon và phát âm chuẩn rõ. Ngoài ra, răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giúp cho trẻ có sức khỏe tốt, răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ và có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống sọ mặt.

Răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp con có răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ và đẹp hơn trong tương lai. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc, giữ gìn sức khỏe răng miệng cho bé chu đáo nhé!

Mách nhỏ cha mẹ các biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ

Bảo vệ con khỏi sâu răng

Răng sữa của các con rất mỏng manh do có cấu tạo men và ngà mỏng hơn ở người lớn nên thời gian vi khuẩn tấn công và phát triển thành sâu răng sẽ rất nhanh chóng. Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng hàng ngày theo hướng dẫn dưới đây chính là cách giúp ngừa sâu răng hiệu quả.

  • Giai đoạn từ một tuổi đến 2 tuổi: Sau khi bé ăn hoặc uống sữa, cha mẹ nhẹ nhàng lau sạch răng và nướu của bé bằng gạc mềm hoặc khăn thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng.
  • Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi: Cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng với kem đánh răng theo đúng độ tuổi dưới sự giám sát của người lớn đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ)
  • Hướng dẫn cách làm sạch mảng bám trên răng bé bằng việc đánh răng đúng cách: Đó là đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng. Chải răng đủ ba mặt: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Không quên vệ sinh chải sạch cả mặt lưỡi. Bước cuối cùng: súc miệng thật nhiều lần để sạch hết kem đánh răng trong miệng.
cách đánh răng cho trẻ
  • Chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ vừa đảm bảo sạch khuẩn, vừa đảm bảo an toàn đề phòng trường hợp trẻ lỡ nuốt phải.
  • Chọn mua cho trẻ bàn chải có lông siêu mềm đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu. Ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng. Khi trẻ mới tập đánh răng, cha mẹ có thể lựa chọn loại bàn chải có tấm chắn an toàn tránh cho bé không đưa bàn chải vào sâu bên trong làm tổn thương họng.
biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non
  • Đặt lịch khám răng định kỳ khi bé được một tuổi. Các nha sĩ sẽ cho bé sử dụng một lớp bảo vệ răng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng trong giai đoạn này.

Bảo vệ con khỏi viêm nướu

Thời điểm ăn dặm, trẻ em dễ gặp phải một vấn đề nữa về răng miệng đó là viêm nướu. Đặc biệt khi các bé đang mọc răng, nướu răng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên vi khuẩn sẽ càng dễ tấn công hơn. Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, đỏ ửng. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát. Hơi thở của bé sẽ có mùi bất thường.

Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến các vụn thức ăn hoặc những mảng lưu lại trên răng,hoặc các kẽ răng. Điều này khiến vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây ra viêm lợi. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ hay ốm sốt, sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi.

Các bệnh về nướu không nên để lâu nên cần được bác sĩ phát hiện sớm. Bệnh có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Khám bác sĩ định kỳ cho con sẽ giúp phát hiện sớm giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Bảo vệ con khỏi thói quen xấu

Với trẻ nhỏ, các cha mẹ còn cần chú ý theo dõi, điều chỉnh các thói quen của con vì xương trẻ mềm, rất dễ bị tác động ở độ tuổi này. Sự lặp đi lặp lại của cùng một động tác có thể tạo thành những thói quen xấu ở trẻ gây ra các vấn đề về răng miệng như sai khớp cắn hay những biến dạng răng-xương, thay đổi sự phát triển của hệ thống hàm mặt và gây ra sự mất cân bằng giữa miệng và lực của các cơ quanh miệng, cuối cùng dẫn đến biến dạng xương mà hậu quả có thể nghiêm trọng.

Tật thở miệng (Mouth breath):

Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô, cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẩu ra, khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được. Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn và hơi thở hôi do khô nước bọt. Nước bọt có protein giúp chắc răng và hạn chế vi khuẩn, cùng khoáng chất làm giảm nguy cơ sâu răng và bệnh về nướu.

Cha mẹ cần phải biết và phát hiện sớm để sửa tật thở miệng cho bé. Đầu tiên là phải chữa bệnh về mũi để trẻ có thể thở bằng mũi bình thường. Ban đêm phải cho trẻ mang hàm tiền chỉnh nha (trainer) do các bác sĩ chỉ định. Hàm tiền chỉnh nha giúp cho trẻ cắn hai hàm lại khi ngủ và không thở miệng được. Nếu phát hiện sớm tật thở miệng có thể điều chỉnh được lệch lạc của hàm răng.

chăm sóc răng miệng cho trẻ

Tật đẩy lưỡi:

Cha mẹ cũng rất khó để nhận thấy tật đẩy lưỡi ở trẻ, thường chỉ được phát hiện khi được bác sĩ thăm khám. Lực đẩy của lưỡi mạnh làm cho nhóm răng cửa bị đẩy về phía trước khiến bé có thể bị vẩu cả hai hàm, cắn hở nhóm răng cửa.

Tật bú ngón tay, ngậm ti giả và tật cắn môi:

Ngậm ti giả là phương pháp giúp các mẹ trấn an bé, bé sẽ ít quấy khóc hơn, dễ ngủ hơn và các mẹ cũng đỡ vất vả. Tuy nhiên, mút ti giả có khả năng tác động lên hàm răng của bé, khiến răng không cắn khít được, hàm trên bị chìa ra. Hàm răng bị hở sẽ dẫn đến bé bị nói ngọng, phát âm không chính xác. Tương tự, tật cắn môi dưới ở trẻ cũng có tác động xấu đến xương và răng của bé như vậy.

Tật nghiến răng:

Tật nghiến răng khi ngủ có thể gặp phải ở các lứa tuổi.Hậu quả của tật nghiến răng là răng 2 hàm sẽ bị mòn, các mặt răng sẽ bị mòn nhẵn gây ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, chua quá, hay ngọt quá đều làm cho bệnh nhân đau. Lực nghiến răng lâu ngày còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, gây đau khớp nhai rất khó chịu. Ở trẻ em, tật nghiến răng không gây hậu quả nghiêm trọng như ở người lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này.

Tật chống cằm, ôm gối ôm khi ngủ, hoặc nằm nghiêng nhiều về 1 bên khi ngủ:

Những thói quen của bé tác động lên phần cằm cũng cần được chú ý và điều chỉnh. Việc chống cằm, ôm gối ôm khi ngủ hay chỉ nằm nghiêng về một bên sẽ làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Vì vậy nên tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau.

Khám răng định kỳ cho con 6 tháng/lần

Hãy cho trẻ tới Parkway để thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để được các bác sĩ theo dõi chăm sóc răng miệng cho bé. Các thói quen xấu sẽ được phát hiện kịp thời, chẩn đoán sớm hàm răng bị lệch lạc và có biện pháp khắc phục.

  • Thăm khám hoàn toàn miễn phí
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
  • Dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp, tin cậy
  • Chuỗi địa điểm thuận tiện
  • Trang thiết bị y tế hiện đại

Tin tức sự kiện khác

Nuốt nước bọt đau tai đau họng

Nuốt nước bọt đau tai, đau họng là bệnh gì? Những cách khắc phục hiệu quả

Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]

Xem chi tiết
Gắn hột xoàn vào răng có đắt không? Tất tần tật về đính đá lên răng

Gắn hột xoàn vào răng có đắt không? Tất tần tật về đính đá lên răng

Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?

Xem chi tiết
11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết