Nhiều mẹ bầu than thở về triệu chứng đau nhức răng khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường, tuy vậy các chị em không nên quá chủ quan. Vậy bà bầu bị đau răng phải làm sao? Chủ động tìm hiểu về nguyên nhân và cách giảm đau nhức răng cho bà bầu là việc nên làm để giảm thiểu tối đa biến chứng khi sinh. Trong bài viết dưới đây, nha khoa Parkway sẽ cung cấp một số kiến thức về vấn đề này, cùng đọc và chia sẻ nhé!
Nguyên nhân đau nhức răng ở bà bầu
Viêm lợi, chảy máu chân răng hay đau nhức răng là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Nguyên nhân chính là sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến các vi khuẩn dễ dàng tấn công men răng. Theo thống kê, chỉ có 3% phụ nữ mắc các bệnh về răng trong thai kỳ sinh con khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Nhiều bà mẹ bị ốm nghén và cảm thấy buồn nôn khi đánh răng. Chính vì vậy, các mẹ lơ là trong việc đánh răng và chăm sóc răng miệng. Đây là cơ hội để đau nhức răng phát triển. Thêm vào đó, con cần lượng canxi rất lớn từ cơ thể mẹ. Vậy nên nếu mẹ không cung cấp đủ canxi cho cơ thể, răng bị yếu đi, rất dễ mắc phải đau nhức răng, sâu răng, nặng hơn là viêm nha chu,…
Cách giảm đau nhức răng cho bà bầu
Dưới đây là một số phương pháp giảm nhức răng tạm thời từ thiên nhiên cho mẹ bầu. Để tình trạng biến mất hoàn toàn, mẹ hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và chữa trị nhé!
Chữa đau răng bằng lá lốt
Trong thân, lá và rễ của lá lốt đều chứa hợp chất kháng khuẩn cao. Vậy nên mẹ có thể sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa đau nhức
Cách làm: Súc miệng với nước lá lốt đun sôi với nước, thêm một chút muối. Lặp lại hành động này hàng ngày sẽ giúp giảm hẳn nguy cơ đau răng.
Tỏi tây giúp giảm đau răng hiệu quả
Chất kháng sinh trong tỏi có công dụng chữa đau răng hiệu quả. Bạn có thể dùng hỗn hợp tỏi tây và muối trắng đắp lên răng 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một chút gừng để tăng hiệu quả điều trị.
Cách giảm đau nhức răng cho bà bầu bằng vỏ xoài
Mẹ có thể đun vỏ xoài đã cạo bớt vỏ, rồi sắc với nước với tỉ lệ 2/3 (Cứ 3 bát nước thì sắc còn 2). Chắt ra chai và ngậm súc miệng mỗi ngày. Bạn sẽ thấy sự tiến triển rõ rệt sau một thời gian ngắn.
Thuốc trị đau răng cho bà bầu có tốt không?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc có thai bị đau răng uống thuốc gì. Liệu thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không. Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể uống paracetamol chứa acetaminophen, có tác dụng giảm đau tạm thời.
Ngoài ra, hãy gọi điện cho bác sĩ nếu sử dụng gel và kem chứa Benzocain giảm đau răng. Lí do là bởi các loại thuốc này tuy có khả năng giảm đau tốt nhưng nếu dùng với nồng độ cao có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Cách sử dụng các loại gel và kem giảm đau: Cho thuốc mỡ lên đầu ngón tay chà lên răng và nướu. Thuốc sẽ hết tác dụng theo thời gian do nước bọt của bạn.
Những loại thuốc không sử dụng cho phụ nữ mang thai
Thuốc giảm đau chứa ibuprofen và aspirin
Tetracycline có thể khiến bé khi sinh ra bị đen răng
Ibuprofèn hoặc Piroxicam
Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể cân nhắc sử dụng cách giảm đau nhức răng cho bà bầu hợp với cơ địa của bản thân. Tuy vậy, mẹ nên hỏi ý kiến nha sĩ để đảm bảo an toàn cho mình và cho bé nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ lại ngay với chúng tôi để được giải đáp!
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]