Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả và tiết kiệm
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, đôi khi là lo lắng. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể tự chữa trị nếu ở mức độ nhẹ. Vậy có những cách chữa chảy máu chân răng tại nhà nào hiệu quả mà tiết kiệm.
1. Tại sao chân răng chảy máu?
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng ở nhiều người:
Răng miệng vệ sinh không sạch sẽ.
Chải răng sai cách làm chảy máu lợi. Thường xuyên bị tình trạng này làm cho mô mềm chân răng khó có thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, chảy máu nhiều hơn.
Viêm lợi có màu đỏ sậm, mềm và sưng nên sẽ bị hôi miệng và dễ chảy máu.
Không lấy cao răng định kỳ dẫn đến tích tụ vi khuẩn và mô nha chu bị tổn thương.
Thiếu vitamin K, vitamin C, Canxi.
Triệu chứng của bệnh ung thư máu, bệnh tiểu đường, có tình trạng giảm tiểu cầu, bệnh lý về gan thận.
Nội tiết tố ở phụ nữ thay đổi.
Bên cạnh đó, chảy máu chân răng còn có thể là dấu hiệu của tình trạng mất răng, viêm nha chu hết sức nguy hiểm mà mọi người nên chú ý.
Chảy máu chân răng
2. Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà đơn giản
Chúng ta có thể áp dụng một số cách chữa chảy máu chân răng tại nhà rất đơn giản và tiết kiệm, ví dụ cụ thể sau đây:
2.1 Cách trị chảy máu chân răng bằng mật ong
Chữa chảy máu chân răng tại nhà là phương pháp rất phổ biến, được nhiều người áp dụng. Từ xưa đến nay, mật ong vẫn được xem là loại kháng sinh tự nhiên lành tính với những công dụng khác nhau từ chăm sóc da, giảm sốt, trị ho, trị cảm cúm,… Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và điều trị các bệnh lý răng miệng.
Với những thành phần kháng khuẩn vốn có, mật ong sẽ làm xoa dịu vùng chân răng bị chảy máu. Cách thực hiện rất đơn giản: Khi chân răng bị chảy máu, bạn nhẹ nhàng làm sạch khoang miệng, loại bỏ cặn thức ăn thừa rồi dùng tăm bông chấm mật ong lên vùng chảy máu, giữ yên trong vòng 15 phút và làm lại từ 2 -3 lần để hạn chế sự trôi của mật ong, giúp thẩm thấu tốt hơn vào phần chảy máu chân răng. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch để làm sạch tinh chất ngọt từ mật ong, hạn chế sâu răng.
Bạn hãy kiên trì thực hiện 2 -3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn. Chỉ sau 1 tuần bạn sẽ nhận thấy những tín hiệu tích cực.
2.2 Trị chảy máu chân răng tại nhà bằng túi trà
Để dùng túi trà là cách điều trị chảy máu chân răng, bạn hãy ngâm túi trà vào nước nóng trong vòng 3 – 5 phút rồi bỏ ra ngoài và để nguội đến khi độ ấm vừa phải. Sau đó, đặt túi trà vào phần mô nướu đang tổn thương và để yên trong vòng 5 phút. Một ngày dùng cách này từ 2 – 3 lần sẽ mang giúp tình trạng chảy máu chân răng được hạn chế nhiều phần.
Chữa chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà bằng túi trà
2.3 Thử dùng dầu đinh hương
Theo Đông y, cây đinh hương mang lại tác dụng giảm đau, gây tê và sát khuẩn nên nó thường được dùng để trị chảy máu chân răng. Để chữa trị theo cách này, bạn chỉ cần pha ấm trà tươi, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu đinh hương rồi bôi lên vùng nướu răng đang chảy máu rồi giữ nguyên trong 4 -5 phút.
Ngoài ra, bạn có thể bôi tinh dầu đinh hương trực tiếp lên vùng nướu răng đó cũng có tác dụng rất tốt. Cuối cùng, bạn súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm.
2.4 Hạt tiêu đen và lá húng quế
Bạn đem rửa sạch một vài lá húng quế, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn cùng với hạt tiêu đen. Bạn dùng hỗn hợp này bôi lên vùng chân răng đang bị chảy máu sẽ giúp cầm máu nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ giảm đau và làm lành những tổn thương.
2.5 Muối và nước chanh
Muối và chanh đều là những nguyên liệu có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và hạn chế tình trạng viêm nướu răng. Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà bằng muối và chanh rất đơn giản. Bạn chỉ cần thêm muối vào nước chanh rồi dùng tăm bông hoặc bông y tế chấm lấy dung dịch và nhẹ nhàng bôi lên chân răng đang tổn thương. Bạn giữ nguyên trong 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
Trị bệnh chảy máu chân răng bằng muối và nước chanh
2.6 Tận dụng lô hội
Nha đam là một nguyên liệu được nhiều người dùng để chữa bệnh, trong đó có cả bệnh viêm nướu. Phương pháp thực hiện cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần ép một ít nước từ nha đam rồi thoa lên nướu răng 5 phút và cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hết vi khuẩn.
3. Phòng ngừa chảy máu chân răng như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách: Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Đánh răng đúng theo chiều dọc chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, sử dụng bàn chải mềm.
Bổ sung thêm vitamin C và vitamin K từ các loại hoa quả, rau xanh như chuối, củ cải nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng, hạn chế viêm nhiễm.
Sống tích cực, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng cũng là cách để bạn không gặp phải tình trạng chảy máu chân răng.
Thuốc lá chứa nhiều chất kích thích không tốt cho sức khỏe, trong đó có răng miệng. Việc từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, hơi thở thơm tho, hàm răng chắc khỏe và không bị viêm nhiễm.
4. Nha khoa điều trị chảy máu chân răng dứt điểm
Trong trường hợp bạn không an tâm với các cách chữa chảy máu chân răng tại nhà thì bạn nên tìm đến Nha khoa để điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ví dụ bạn có thể tới Nha khoa Parkway – Địa chỉ nha khoa uy tín chuẩn Singapore hàng đầu tại Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng miệng, tìm ra nguyên nhân gây chảy máu chân răng và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, triệt để và an toàn.
Bài viết này đã tổng hợp những cách chữa chảy máu chân răng tại nhà quen thuộc với mọi người. Ngoài ra, chúng tôi cũng đem đến những kiến thức phòng ngừa và địa chỉ Nha khoa uy tín điều trị tình trạng này. Chúc mọi người luôn có hàm răng khỏe mạnh và nụ cười rạng rỡ.
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]