Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng như thế nào?
Khi mọc răng, lợi thường xuất hiện triệu chứng đau nhức kèm sưng tấy khó chịu khiến bé quấy khóc nhiều và lười ăn. Đối với trường hợp này, nhiều ông bố bà mẹ không khỏi hoang mang, lo lắng và bối rối trong cách xử lý. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Tại bài viết dưới đây, chuyên gia nha khoa Parkway sẽ bật mí câu trả lời và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ đúng cách trong giai đoạn này. Cùng theo dõi nhé.
Bạn lo lắng vì trẻ mọc răng không ăn được, bỏ bú
1. Vì sao trẻ biếng ăn khi mọc răng?
Biếng ăn là hiện tượng phổ biến mà hầu hết trẻ nào khi bắt đầu mọc răng sữa cũng gặp phải. Ngoài biếng ăn, trẻ thường xuyên quấy khóc, cáu gắt, chảy nhiều dãi hoặc hay mút ngón tay. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do mầm răng nhú dần lên khiến lợi của trẻ nứt dần ra, sưng đau, khó chịu.
Enzyme là hợp chất xúc tác đảm nhiệm vai trò chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng dễ dàng hấp thu để nuôi dưỡng cơ thể. Trong giai đoạn mọc răng, quá trình sản xuất enzyme bị đình trệ khiến khả năng tiêu hoá của bé cũng kém hơn.
2. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?
Sụt cân do trẻ mọc răng không ăn được là một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của hầu hết các bậc phụ huynh. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Theo chuyên gia, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên lúc 6 đến 8 tháng. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 3-5 ngày.
Tuy nhiên thời gian có thể kéo dài hơn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Sau khi răng nhú lên hết thì triệu chứng sưng đau lợi cũng dần dần thuyên giảm, việc ăn uống theo đó cũng khôi phục bình thường . Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi trẻ mọc răng biếng ăn.
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi mọc răng
Tình trạng trẻ sốt mọc răng bỏ bú hoặc lười ăn không chỉ khiến nhiều ông bố mẹ lo lắng mà còn bối rối trong việc chăm sóc trẻ. Vậy để gỡ bỏ phiền phức này, hãy lưu lại ngay một số hướng dẫn quan trọng chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng ngay sau đây nhé.
Vệ sinh răng miệng
Làm ướt khăn xô mềm bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để làm sạch khoang miệng cho bé. Đây là cách hiệu quả nhất giúp bé giảm nguy cơ nhiễm trùng lợi khi mọc răng mà bố mẹ nên thực hiện mỗi ngày.
Hạn chế thói quen ngậm núm vú cao su hoặc bình sữa khi ngủ không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm lợi mà còn khiến răng vĩnh viễn dễ mọc lệch, mọc lung tung. Tốt nhất, sau khi ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước ấm để giữ gìn khoang miệng luôn sạch sẽ. Đồng thời niềng răng cho bé nhằm định hướng và điều chỉnh kịp thời răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Massage nướu
Khi mọc răng bé thích mút tay hoặc cắn đồ chơi vì ngứa lợi. Để giảm thiểu tình trạng sưng nướu, bạn hãy chuẩn bị cho bé gặm nướu làm từ silicon hoặc nhựa mềm được sát khuẩn và kiểm nghiệm chất lượng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy gạc rơ lưỡi tẩm nước lá hẹ để chà vào lợi cho bé. Bởi vì hẹ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn giúp giảm đau do sưng lợi khá hiệu quả. Tuy nhiên cần chú ý rửa sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.
Hãy dành nhiều thời gian chơi cùng bé để bé quên đi nỗi đau mọc răng
Chế độ dinh dưỡng
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho sự phát triển của bé. Nếu bé không chịu ăn, bạn nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ.
Chơi với trẻ nhiều hơn
Thay vì dọa nạt hoặc bắp ép bé ăn, cha mẹ hãy kiên nhẫn dỗ dành và dành nhiều thời gian hơn để chơi với con. Tuy đây là việc đơn giản nhưng đây chính là tuyệt chiêu để giúp bé tạm thời quên đi cơn đau nhức, khó chịu ở lợi. Bẽ cũng sẽ ngoan ngoãn và vui vẻ hơn.
Đối với trường hợp bé bị sốt, bạn không cần quá lo lắng vì đây là triệu chứng phổ biến khi mọc răng. Trước hết hãy cặp nhiệt độ và theo dõi thân nhiệt một cách sát sao. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, cha mẹ có thể lấy khăn ấm đặt lên trán mà không cần phải dùng thuốc. Nếu bé sốt trên 38,5 độ thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho bé dùng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau.
Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ mọc răng là sự kiên nhẫn từ các bậc phụ huynh. Mọc răng tác động nhất định đến sức khoẻ khiến bé dễ quấy khóc, mè nheo hơn ngày thường. Vì vậy hãy thông cảm và dành thời gian quan tâm nhiều nhất đến trẻ trong giai đoạn này nhé.
4. Một số thực đơn phù hợp với trẻ trong giai đoạn mọc răng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của bé. Lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ cải thiện chứng biếng ăn mà còn giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau đớn do mọc răng. Dưới đây là một số thực đơn cho bé mọc răng mà cha mẹ nên biết.
Chuẩn bị các món ăn mềm dễ tiêu hoá như cháo, súp, canh, đồ xay nhuyễn,… Chú ý nguyên liệu chế biến cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: chất xơ, chất đạm, chất béo và chất bột.
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong rau xanh, hoa quả tươi, trứng, sữa, phô mai, váng sữa, tôm, cua, cá…
Sơ chế đồ ăn không để quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến nướu lợi dễ bị kích ứng và sưng viêm nặng hơn.
Lưu ý không ép bé ăn vì hành động này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến trẻ sợ hãi và chứng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn.
5. Nha khoa Parkway – Luôn đồng hành cùng trẻ trên hành trình chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên tại Việt Nam, việc này chưa thực sự được các bậc phụ huynh chú trọng. Hiểu được điều này, nha khoa Parkway không ngừng nỗ lực và trở thành địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Khi bé sốt mọc răng, bỏ ăn dài ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra
Khác với cơ sở khác, nha khoa Parkway cung cấp dịch vụ nha khoa trẻ em riêng biệt với công nghệ và trang thiết bị tiên tiến nhất hiện nay. Khi đến đây, phụ huynh sẽ được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, từ đó giúp nâng cao kiến thức về cách chăm sóc răng miệng tốt nhất cho con em mình. Đặc biệt, quá trình khám tổng quát và tư vấn ban đầu tại nha khoa Parkway đều hoàn toàn miễn phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi khách hàng.
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]