Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Chảy máu chân răng sâu: Nên làm gì để không bị mất răng

Hiện nay, nhiều người gặp phải tình trạng chảy máu chân răng sâu do răng bị viêm nhiễm nặng, làm cho bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn và khó chịu. Trường hợp bệnh tình không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này!

1. Các tình trạng chảy máu chân răng sâu

Chảy máu chân răng bị sâu được coi là biến chứng đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh nhân bị sâu răng nặng. Ở thời điểm đó, vi khuẩn có khả năng làm phá vỡ cấu trúc của răng và thâm nhập sâu bên trong tủy, làm hỏng hệ thống thần kinh tủy răng. Từ đó mang lại cho người bệnh những con khó chịu, đau nhức.

Dưới sự tác động của các hoạt động ăn nhai nên răng sâu bị chảy máu hay bị lọt thức ăn vào lỗ sâu, dần dần phá hủy những mạch máu ở dưới răng chỉ bằng những hoạt động nhẹ. Có nhiều mức độ chảy máu chân răng sâu.

chảy máu chân răng sâu

Bị chảy máu chân răng không ngừng

1.1 Chảy ít và ngưng sau đó

Nếu như bệnh nhân chỉ bị chảy máu răng sâu ít thì cách cầm máu chân răng đơn giản là ngậm bông cắn chặt ở vị trí răng sâu. Thông thường mất từ 10 – 15 phút thì máu sẽ ngưng chảy. Bạn cần lưu ý hạn chế vận động mạnh trong trường hợp này.

1.2 Chảy máu chân răng không cầm được

Khi cấu trúc răng đã không còn lành và bị phá hủy sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu liên tục. Viêm tủy răng tạo ra những cơn đau nhức cho người bệnh. Khi máu liên tục chảy không cầm được cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Với trường hợp này, bạn cần đi khám nha khoa để được can thiệp đúng cách và nhanh chóng.

2. Vì sao răng sâu chảy máu liên tục?

Đầu tiên, răng sâu thường chỉ biểu hiện qua những cơn ê buốt và đau nhức cùng với sự xuất hiện của các đốm đen nhỏ trên răng. Trường hợp những bệnh nhân chủ quan mà không điều trị sớm sẽ khiến cho răng sâu ngày một nặng, nướu răng đau hơn kèm theo đó là chảy máu chân răng. Răng trở nên cực kỳ nhạy cảm khi ăn nhai đồ nóng đồ lạnh, có thể ngày một tê tái và chảy nhiều máu hơn.

Chảy máu chân răng sâu do một trong các nguyên nhân sau đây:

  • Nướu răng bị ảnh hưởng khi các vết sâu răng lây lan sang những vùng lân cận, làm giảm sự liên kết giữa thân răng, chân răng và nướu răng. Răng lung lay nhanh chóng, tổn thương nướu răng, kể cả chảy máu từ những tác động nhỏ nhất như súc miệng, chải răng, ăn uống,…
  • Vi khuẩn ăn sâu vào trong tủy làm chết tủy, hỏng tủy. Tủy chết có khả năng lây lan làm hoại tử ở nướu răng, khiến cho răng của bệnh nhân bị chảy máu, viêm nhiễm. Nhiều lúc nướu nhạy cảm sẽ bị chảy mủ rồi sưng khi chạm nhẹ.
  • Vi khuẩn sâu răng ăn xuống tận vùng hàm tạo ra những ổ áp xe. Sau một thời gian, những ổ này sẽ bị bung ra rồi chảy máu.

3. Chân răng sâu chảy máu không ngừng gây ra nguy hiểm gì?

Bị chảy máu chân răng không ngừng báo hiệu cho bạn biết tình trạng sâu răng đã rất nghiêm trọng, khả năng cao bạn cần nhổ triệt để để không làm ảnh hưởng tới các răng khác. Thậm chí, chảy máu chân răng sâu để lại những biến chứng nguy hiểm:

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong. Người bệnh cần cắt đi phần thịt bị nhiễm trùng để xử lý vết thương. Nhiễm trùng chảy máu răng sâu cũng như vậy, rất nguy hiểm, và bạn có thể sẽ phải loại bỏ đi hết phần nướu và phần răng đang bị nhiễm bệnh.

Điều này gây khó khăn cho việc trồng răng mới do không có điểm cắm trụ. Hơn nữa, máu bị nhiễm bệnh cũng dễ lây lan sang các bộ phận khác nên việc điều trị gặp khó khăn. Người bệnh có khả năng tử vong vì máu độc không được loại bỏ hoàn toàn.

chảy máu chân răng bị sâu

Nhiễm trùng máu răng sâu

Làm suy nhược cơ thể

Trường hợp răng sâu bị chảy máu thì phần nướu lợi đang cực kỳ nhạy cảm. Kể cả bạn có chú ý nhai nuốt nhẹ nhàng thì những cơn đau vẫn sẽ hành hạ bạn. Vì vậy, khả năng ăn uống của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng đau đớn này không chỉ kéo dài ngày 1 ngày 2 mà có khi đến vài tuần nên không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ làm suy nhược.

4. Nên làm gì khi bị chảy máu chân răng sâu để không bị mất răng?

Nếu bệnh nhân bị sâu răng chảy máu chân răng liên tục thì cần đến thăm khám và điều trị ở những cơ sở nha khoa chuyên nghiệp để được xử lý đúng cách và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn nên chủ động thực hiện vài bước để hạn chế tình trạng chảy máu trước khi đến nha khoa:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sát khuẩn, hạn chế tình trạng chảy máu và nhiễm trùng nướu. Sau khi súc miệng sạch thì nên ngậm nước muối để chúng thấm sâu vào răng và nướu, tuy hơi bị rát một chút nhưng sẽ bớt ê buốt hơn. Bạn nên pha nước muối loãng ấm để sử dụng là tốt nhất.
  • Ăn những loại thực phẩm mềm, bổ sung thêm vitamin C sẽ làm dịu những cơn đau.
  • Không nên ăn đồ ăn cứng, hay uống rượu bia, cafe, những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không nên nhai ở phía đang có răng sâu bị chảy máu.
  • Áp dụng các phương pháp giảm đau như dùng dầu đinh hương, lá bàng nón, giấm táo, lá ổi,…
răng sâu bị chảy máu

Kiêng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế tình trạng bệnh phát tán nhiều hơn

Bài viết đã tổng hợp nhiều kiến thức về chủ đề chảy máu chân răng sâu nhằm giúp cho người đọc quan tâm có thêm hiểu biết hữu ích. Thực tế, đây là tình trạng nguy hiểm nên nếu ai gặp phải thì không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Tin tức sự kiện khác

Nuốt nước bọt đau tai đau họng

Nuốt nước bọt đau tai, đau họng là bệnh gì? Những cách khắc phục hiệu quả

Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]

Xem chi tiết
Gắn hột xoàn vào răng có đắt không? Tất tần tật về đính đá lên răng

Gắn hột xoàn vào răng có đắt không? Tất tần tật về đính đá lên răng

Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?

Xem chi tiết
11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

11 mẹo chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết