Viêm tủy răng là bệnh lý nha khoa không thể coi thường. Nó đã trở thành cơn ác mộng dài ngày không chỉ khiến người bệnh đau nhức khổ sở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường đe dọa tới sức khoẻ. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu ngay những điều nên biết liên quan đến điều trị viêm tủy răng qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm tủy răng tạo cảm giác ê buốt, đau nhức
1. Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là hiện tượng viêm nhiễm ở tuỷ và các mô liên kết quanh chân răng do vi khuẩn cư trú lâu ngày trong khoang miệng gây nên. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào diễn biến của bệnh ở từng giai đoạn bao gồm: điều trị viêm tủy răng cấp, điều trị viêm tủy răng có hồi phục và điều trị viêm tủy răng không hồi phục…
2. Nguyên nhân gây ra viêm tủy răng
Đối với tất cả bệnh lý dù nặng hay nhẹ thì việc tìm hiểu nguyên nhân là cơ sở dữ liệu quan trọng đầu tiên giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác. Vậy viêm tủy răng do đâu?
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Đường giống như một loại mối mọt chuyên đục khoét, phá hủy men răng dẫn đến sâu răng và các bệnh lý răng miệng. Theo nghiên cứu, người có thói quen ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường có tỉ lệ mắc các bệnh lý nha khoa cao gấp 2 lần người khác.
Do vệ sinh răng miệng sai cách: Thực tế chứng minh những người lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng sai cách thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng. Bởi vì thức ăn thừa không được loại bỏ lâu ngày sẽ tạo thành mảng bám cứng đầu giúp vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và cư trú tại đây.
Do răng bị chấn thương: Nếu bạn sử dụng răng sai mục đích (cắn đồ vật, mở nắp chai,..) thì có thể khiến răng bị sứt, mẻ, vỡ và tổn thương. Lúc này, phần tuỷ lộ răng sẽ là cơ hội vàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
Do bệnh lý răng miệng: Viêm nha chu, sâu răng… là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng viêm tủy răng.
Do nghiến răng: Đây là thói quen xấu gây bào mòn và phá hủy men răng mà nhiều người mắc phải. Men răng mất đi đồng nghĩa với việc tủy răng mất đi lớp màng bảo vệ vững chắc.
3. Các giai đoạn của chứng viêm tủy răng
Trong điều trị viêm tủy răng, việc nhận biết triệu chứng qua từng giai đoạn sẽ giúp người bệnh xác định tình hình tiến triển và mức độ nặng của bệnh. Với bệnh lý này thường chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:
Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thường chỉ có hiệu quả trong giai đoạn mới chớm
Giai đoạn 1: Viêm tủy răng mới chớm
Thông thường ở giai đoạn đầu, viêm tủy răng rất khó phát hiện vì triệu chứng bệnh lý chưa rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy răng hơi ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh nhưng hiện tượng này cũng không tồn tại lâu. Do đó, mọi người đều chủ quan và không nghĩ rằng đây là dấu hiệu viêm tủy răng mới chớm.
Giai đoạn 2: Tủy răng đã chết
Răng đau nhức âm ỉ, dai dẳng trong nhiều ngày kèm theo sưng nướu, mưng mủ đồng nghĩa với việc tủy răng đã bị viêm nhiễm nặng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng viêm tủy đã thể hiện một cách rõ ràng hơn, người bệnh có thể tự soi gương và nhìn thấy được. Trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti màu đen hoặc nâu sẫm kèm đau buốt, ê nhức khó chịu, mức độ đau gia tăng khi người bệnh nhai thức ăn. Lúc này, bệnh đã tiến triển sang giai đoạn 2 và người bệnh bắt buộc phải tìm đến phòng khám để điều trị vì không thể tự chữa viêm tủy răng tại nhà.
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị chuyên khoa để loại bỏ sạch phần tuỷ bị viêm để ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của vi khuẩn. Tuy nhiên tủy răng đã chết không thể khôi phục lại như ban đầu khiến tủy rất yếu và giòn nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng hoại tử
Nếu người bệnh cố chấp tìm cách chữa viêm tủy răng tại nhà thì bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3. Có nghĩa là tình trạng viêm tuỷ đã tiến triển nặng hơn, người bệnh có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng viêm tủy không còn hiện hữu nữa, thay vào đó là hiện tượng áp xe răng, viêm chóp răng khiến răng ngày càng yếu và tự rụng khỏi hàm.
4. Hậu quả của bệnh viêm tủy răng
Hiện nay, có khá nhiều người loay hoay với các cách chữa viêm tủy răng tại nhà mà không biết rằng đây là quyết định sai lầm. Tuỷ viêm lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến chết tủy và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ như áp xe răng, viêm quanh chóp chân răng, viêm xương, rụng răng,…
Điều trị tủy răng mất bao lâu phụ thuộc vào vị trí răng tổn thương, mức độ viêm, tay nghề bác sĩ,… Thực tế, quá trình điều trị viêm tủy răng mất khá nhiều thời gian vì phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Vì vậy để biết chính xác điều trị tủy răng mất bao lâu, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp nhé.
5. Khi nào bạn cần điều trị viêm tủy răng?
Người bệnh muốn điều trị viêm tủy triệt để bắt buộc phải cần đến sự can thiệp của kỹ thuật chuyên khoa răng hàm mặt. Nếu điều trị tuỷ răng tại nhà không đúng cách có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, gây trở ngại cho quá trình hồi phục sau này. Người bệnh nên theo dõi dấu hiệu viêm tủy răng ngay từ khi mới chớm để đến nha khoa điều trị kịp thời. Nói chung, khi răng đột nhiên xuất hiện những triệu chứng bất thường, kể cả khi chúng diễn ra không thường xuyên liên tục, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
6. Phương pháp điều trị viêm tủy răng hiệu quả
Hiện nay có nhiều cách điều trị viêm tủy răng như: sử dụng thuốc, điều trị trực tiếp tại phòng khám hoặc tự trị viêm tủy răng tại nhà nhưng hiệu quả nhất vẫn là tuân theo phác đồđiều trị viêm tủy răng của nha sĩ. Vậy mỗi phương pháp điều trị viêm tủy răng có ưu và nhược điểm gì? Cụ thể:
6.1 Sử dụng thuốc điều trị viêm tủy răng
Đối với trường hợp viêm tuỷ mới chớm và viêm tủy phục hồi, bác sĩ nha khoa có thể kê thêm một số loại thuốc biệt dược cần thiết. Còn trường hợp tuỷ chết thì uống, thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng hoặc bất kỳ loại thuốc nào liên quan đều không có hiệu quả. Người bệnh cũng nên hiểu rõ tác dụng chính của những thuốc điều trị viêm tủy răng trên chỉ là hỗ trợ giảm đau, chống sưng, kháng viêm tạm thời thôi, còn chúng không thể tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.
Hơn nữa, thuốc giảm đau thường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bạn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng. Tên các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm tủy răng là: Metronidazole, Spiramycin, Tetracycline, Amoxicillin,…
6.2 Điều trị theo phác đồ của nha sĩ
Cách tốt nhất để điều trị triệt để viêm tủy răng là tuân thủ theo phác đồ điều trị của nha sĩ. Tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển và mức độ nặng của bệnh, nha sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị viêm tủy răng phù hợp với mỗi người. Cụ thể:
Cách điều trị viêm tủy răng hiệu quả nhất là tiếp nhận phác đồ điều trị của nha sĩ
6.2.1 Viêm tủy có hồi phục
Sau khi xác định trường hợp người bệnh bị viêm tuỷ có thể hồi phục, nha sĩ sẽ dùng Hydroxit canxi hoặc MTA để chụp tuỷ, tiếp theo dùng Eugenate cứng nhanh để hàn kín bề mặt phía trên của răng. Quy trình phục hồi tủy sẽ bao gồm 3 bước là: sửa soạn xoang hàn, đặt hydroxit canxi và hàn phục hồi xoang hàn.
6.2.2 Viêm tủy không hồi phục
Đối với viêm tủy không hồi phục, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện điều trị theo 3 bước là: Vô trùng; Vệ sinh và tạo hình ống tủy; Sử dụng không gian ba chiều để hàn kín hệ thống ống tủy.
6.2.3 Các bước điều trị tủy răng
Các bước điều trị tủy răng thường tiến hành theo thứ tự như sau:
Bước 1: Gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ để vô hiệu hoá vùng tuỷ răng sống
Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để mở tuỷ rồi lấy tủy chân và tuỷ buồng.
Bước 3: Nha sĩ sẽ thực hiện thăm dò và phán đoán kích thước và số lượng ống tủy nhằm xác định chiều dài hoạt động của ống tuỷ.
Bước 4: Vệ sinh làm sạch ống tủy để tiến hành tạo hình bằng cách chọn, thử côn gutta percha chính có kích thước phù hợp với ống tuỷ.
Bước 5: Sau khi chụp Xquang kiểm tra lại, nha sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang và gutta percha để hàn kín hệ thống ống tủy
Bước 6: Cuối cùng là phục hồi thân răng và hàn kín buồng tuỷ bằng vật liệu thích hợp.
6.3 Chữa viêm tủy răng tại nhà
Nếu bạn đột nhiên bị đau răng nhưng chưa có điều kiện đi khám ngay thì có thể tham khảo một số mẹo trị viêm tủy răng tại nhà sau đây:
Tỏi: Súc miệng bằng nước ép tỏi hoặc đắp tỏi trực tiếp lên vùng răng sưng đau là cách điều trị tủy răng tại nhà phổ biến được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu giúp bạn đỡ khó chịu hơn.
Hành tây:Cách điều trị tủy răng tại nhà bằng hành tây cũng là một trong những biện pháp giảm đau tạm thời khá hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch, thái hành tây thành lát mỏng rồi đắp lên vùng răng đau và kiên nhẫn chờ kết quả.
Trà xanh: Nếu bạn không chịu được mùi của tỏi và hành tây thì có thể súc miệng bằng nước lá trà xanh. Đây là mẹo điều trị tuỷ răng tại nhà đơn giản, tiết kiệm, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, kể cả trẻ con.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian an toàn, tiết kiệm nhưng chỉ có hiệu quả nhất thời
7. Điều trị tủy răng có đau hay không?
Điều trị viêm tủy răng có đau hay không ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh. Theo quy định, trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ bắt buộc phải tiêm tê cục bộ vùng răng cần điều trị. Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bạn sẽ không còn thấy đau hay bất kỳ cảm giác nào nữa. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này nhé.
8. Giá điều trị viêm tủy răng
Điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền, có đắt không luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu. Giá điều trị viêm tủy răng thường dao động trung bình từ 200.000 đến 2 triệu đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
Trước hết, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh để xác định mức độ viêm sau đó tư vấn phương pháp điều trị rồi mới đưa ra được chi phí cụ thể. Hơn nữa mỗi nơi sẽ quy định bảng giá dịch vụ khác nhau, vì vậy bạn nên liên hệ trực tiếp với phòng khám đó để được giải đáp chi tiết về vấn để điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền.
9. Chăm sóc sau khi điều trị viêm tủy răng như thế nào?
Răng sau khi điều trị tuỷ sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn so với trước nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý về cách ăn uống và chăm sóc vệ sinh như sau:
9.1 Nên và không nên ăn gì?
Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, ít gia vị, dễ nuốt như cháo,…
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, canxi, khoáng chất có trong hoa quả tươi, rau xanh, trứng, sữa,…
Kiêng hoàn toàn các đồ ăn nhiều gia vị, nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh.
Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ,…
Không nên ăn những món quá dai hoặc quá dẻo như cơm nếp, xôi, ngô,.. vì chúng rất dễ mắc vào các kẽ răng
9.2 Vệ sinh răng miệng như thế nào?
Khi có dị vật mắc vào răng tuyệt đối không dùng tăm để xỉa răng mà nên thay thế bằng chỉ nha khoa.
Đánh răng nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn và thời gian đánh răng tối thiểu là 2 phút
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch chuyên dụng.
Thay bàn chải ít nhất 6 tháng/lần
Tái khám và lấy cao răng định kỳ theo lời dặn của bác sĩ nha khoa
10. Điều trị viêm tủy răng ở đâu chất lượng?
Việc lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng có vai trò đặc biệt quan trọng đến kết quả, thời gian và chi phí điều trị viêm tủy răng. Trong suốt nhiều năm nay, vấn đề này vẫn luôn là thắc mắc khiến mọi khách hàng phải đau đầu. Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ uy tín, điều trị tận tâm thì hãy đến với nha khoa Parkway.
Nha khoa Parkway được nhiều khách hàng tin tưởng và yêu thích
Nổi tiếng là địa chỉ khám nha khoa uy tín và duy nhất trên thị trường đạt tiêu chuẩn Singapore, nha khoa Parkway luôn khiến khách hàng hài lòng về mọi mặt. Từ khi thành lập cho đến nay, Parkway không ngừng đổi mới hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao trình độ y bác sĩ và tối ưu hoá chi phí dịch vụ khám chữa bệnh. Hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, nha khoa Parkway đã thành lập hệ thống với nhiều cơ sở tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bình Dương… và tương lai chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về điều trị viêm tủy răng mà bạn nên biết. Bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng kết hợp với cách chăm sóc răng miệng khoa học. Chúc các bạn khoẻ mạnh và sớm hồi phục.
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]