Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Viêm tủy xương hàm, hiểm họa cần thận trọng

Viêm tủy xương hàm là gì? Nó có để lại những biến chứng nghiêm trọng không. Hôm nay chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về viêm tủy xương hàm để có thể phòng ngừa và điều trị tốt nhất nhé.

Các giai đoạn viêm tủy xương hàm đáng chú ý

Viêm tủy xương hàm

Tình trạng viêm tủy răng

Giai đoạn sung huyết cấp

Trong giai đoạn này, mạch máu bị dãn, rò rỉ dịch. Tế bào đang dần hoại tử tại các hộc của xương. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể phục hồi nhanh.

Giai đoạn làm mủ

Giai đoạn này tình trạng nặng hơn, mạch máu bị tắc dẫn đến xương xung quanh bị tiêu, tủy chết, xuất hiện nhiễm khuẩn tạo thành những ổ áp xe. Xương bị hoại tử lâu sẽ chuyển dần thành xương mục. Những xương mục này để lâu sẽ sinh ra mủ, phát triển lớn dần và lan ra các phần xương hàm xung quanh.

Giai đoạn tái tạo xương

Giai đoạn viêm cốt tủy xương hàm mãn tính nếu không chữa trị tủy răng đúng cách sẽ viêm nhiễm, hoại tử có thể dẫn đến mất răng. Những biểu hiện trong giai đoạn này:

  • Cảm giác đau trở nên thường xuyên, âm ỉ và thi thoảng có những cơn đau buốt. Bạn sẽ đau nhiều hơn về đêm dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ở giai đoạn đầu, các cơn đau có thể xuất hiện khi gặp kích thích như do ăn, uống rượu bia. Nhưng đến giai đoạn sau thì chỉ cần chạm nhẹ cũng khiến bạn đau.
Viêm cốt tủy xương hàm

4 giai đoạn của viêm tủy răng

Phương pháp chẩn đoán viêm tủy xương hàm

Khi bị viêm tủy xương hàm, bạn có thể sốt từ 38- 40 độ kèm do nhiễm khuẩn huyết. Tình trạng sốt kèm theo tim đập nhanh gây mệt mỏi li bì. Nguyên nhân do viêm nhiễm khuẩn nhiễm nặng. Vùng hàm bị đau, sưng đỏ chèn các dây cơ quan trong khoang miệng, làm ảnh hưởng chức năng ăn nhai và sức khỏe. Khi bạn đi xét nghiệm máu sẽ thấy tăng bạch cầu.

Tại vùng viêm xương hàm răng có biểu hiện sưng đỏ, nóng lên, những cơn đau ở phần mềm che phủ xương, có thể đau âm ỉ kéo dài. Các răng bị lung lay do ảnh hưởng của viêm cốt tủy xương hàm. Có nhiều trường hợp rụng răng nhưng niêm mạc lợi không liền lại được.

Tại sao xương hàm dưới dễ viêm tủy?

Xương hàm dưới hay bị viêm hơn do những yếu tố sau:

  • Xương hàm dưới có vị trí trũng dễ lưu lại chất nhiễm khuẩn và dịch tiết nên hay bị viêm hơn xương hàm trên. Hơn nữa, xương hàm trên có vỏ mỏng nên quá trình nhiễm khuẩn và thoát vi khuẩn diễn ra dễ dàng hơn, phần xương mục dễ bị tách rời nên ít ảnh hưởng, hoại tử đến các  xương khác.
  • Xương hàm dưới có cấu trúc kiểu havers, phần giữa là xương xốp, bao quanh xương là vỏ trong, vỏ ngoài và bờ nền nên dễ ứ đọng thức ăn, dễ nhiễm khuẩn và hoại tử hơn.
Viêm xương hàm răng

Viêm tủy răng xương hàm dưới

Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy xương hàm

Nguyên nhân do răng

Tình trạng viêm tủy xương hàm do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có nguyên nhân do răng: Khi răng bị nhiễm khuẩn, viêm sưng quanh chóp răng do những biến chứng từ việc nhổ răng, điều trị tủy sai cách hay nhiễm khuẩn thân răng mọc ngầm…

Viêm tủy xương hàm là gì

Viêm tủy răng gây cảm giác đau nhức cho người bệnh

Nguyên nhân không do răng

Viêm xương hàm răng không phải do răng mà do nhiễm khuẩn toàn thân như bị bệnh sởi, cảm cúm, cảm lạnh. Khi đó, vi khuẩn tấn công trực tiếp qua đường máu hay các loại u lành, u ác tính trong xương hàm.

Hậu quả nếu không điều trị viêm tủy xương hàm kịp thời

Nếu không điều trị tủy răng hàm sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.  Viêm tủy xương hàm dẫn đến xung huyết. Khi răng bị chết tủy mà không chữa trị dẫn đến viêm nhiễm quanh chóp chân răng, áp xe và có thể sẽ phát sinh các bệnh như viêm vùng quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương rất nguy hại cho sức khỏe.

Khi bạn thấy các dấu hiệu như: sâu răng mà lỗ sâu lớn, răng bị đau nhức từng cơn tự nhiên mà đau nhiều về đêm, răng bị đổi màu sang xám hoặc đen… thì bạn phải đến bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương án điều trị tủy răng hàm thích hợp để tránh viêm hoặc hoại tử.

Lưu ý: Bạn nên chọn những nha khoa uy tín, hiện đại để tiến hành chữa trị. Không nên chỉ ra hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau hay kháng sinh. Điều đó không những không giúp bạn điều trị khỏi mà dễ gây biến chứng sau này. Bạn cần được chữa trị bởi các bác sĩ chuyên khoa về răng.

Xử trí viêm tủy xương hàm do răng như thế nào?

Sau khi tiến hành thăm khám, chụp X-quang và nắm rõ tình trạng về răng của bạn. Bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

Chống nhiễm khuẩn

Tình trạng viêm tủy do vi khuẩn xâm nhập nên bác sĩ sẽ tiến hành chống nhiễm khuẩn. Do các loại vi khuẩn có cấu tạo phức tạp, khả năng kháng thuốc mạnh nên sẽ phải sử dụng thuốc liều lượng cao kết hợp đồng thời các phương pháp khác.

Lưu ý: Trường hợp bị nhiễm khuẩn máu cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Áp dụng thủ thuật điều trị nha khoa

Khi bạn đến nha khoa sẽ có máy móc hiện đại và bác sĩ có kinh nghiệm điều trị. Vậy các bước điều trị như sau:

  • Chụp X-quang để xác định đúng vị trí cần điều trị. Sau đó làm sạch khoang miệng. Tiến hành gây tê phần chân răng điều trị để tránh tình trạng đau nhức khi đang chữa trị.
  • Sẽ có miếng tấm cao su trong miệng để giữ cho răng được sạch sẽ.
  • Loại bỏ sâu răng, mở lỗ tủy từ chỗ bị sâu. Sau đó loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng bằng các dụng cụ nha khoa. Sau khi loại bỏ sạch phần bị nhiễm trùng, rửa sạch buồng tủy. Tiến hành làm sạch thêm lần nữa và sấy khô. Loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng bằng cách đưa thuốc vào phần chân răng
  • Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng lan ra ngoài răng, bệnh nhân sẽ được kê thêm thuốc kháng sinh.

Sau khi kết thúc điều trị, bác sĩ sẽ trám răng để bịt lại một cách chắc chắn.

Lưu ý sau khi điều trị viêm tủy xương hàm

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn đang điều trị phần xương hàm bị viêm tủy. Để quá trình điều trị được nhanh và hiệu quả, tránh tái phát lại, bạn nên:

  • Hình thành thói quen răng miệng tốt cho tủy và xương như đánh răng đều đặn 2 lần một ngày.
  •  Hạn chế những thức ăn quá cứng như xương, đá
  • Tránh ăn nhiều thức ăn quá nóng hay quá lạnh như kem, đồ ăn vừa ra lò,…
Điều trị tủy răng hàm

Những điều cần lưu ý để tránh viêm tủy răng tái phát lại

Trên đây là những thông tin về viêm tủy xương hàm mà bạn cần biết. Nếu bạn có thắc mắc gì cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay nha khoa Parkway để được tư vấn chuyên sâu, miễn phí nhé!

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết