Bà bầu có nên lấy cao răng không? Lưu ý khi lấy cao răng cho bà bầu
Bà bầu có nên lấy cao răng không là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Thời gian có em bé, mẹ cần ăn uống đầy đủ để có dưỡng chất nuôi thai nhi, vậy nên cũng xuất hiện nhiều cao răng hơn. Các nha sĩ đều khuyên bà bầu nên lấy cao răng nhưng cần đặc biệt lưu ý một số điểm.
Cao răng là gì?
Cao răng (còn có thể gọi là vôi răng) là những mảng cặn cứng với 2 loại chất canxi cacbonat và phosphate, hoặc loại cặn mềm từ những mảng vụn thức ăn, cùng nhiều khoáng chất tồn tại trong khoang miệng. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt cao răng lại hình thành bởi sự lắng đọng của huyết thanh.
Những nghiên cứu nha khoa chỉ ra: Chúng ta thường thấy cao răng ở phía thân răng và nướu răng. Hiện nay, có 2 loại cao răng chính: Cao răng thông thường và cao răng huyết thanh. Trong đó, nếu ai gặp cao răng huyết thanh thì tình trạng răng miệng của bạn đang ở mức báo động nguy hiểm.
Rất nhiều vi khuẩn có hại cho hàm răng trú ngụ tại cao răng, chúng tiềm ẩn những nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm: Viêm nướu, viêm nha chu, lộ chân răng, nhiễm trùng chân răng, tiêu xương răng, làm cho răng bạn bị lung lay hoặc mất răng.
Hơn nữa, có những trường hợp vì cao răng mà gây ra những bệnh về máu, tim mạch, viêm niêm mạc răng,…
Cao răng vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh về răng
Ảnh hưởng của cao răng đến phụ nữ mang thai
Các nha sĩ cảnh báo cao răng sẽ gây ảnh hướng lớn cho sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Tình trạng để cao răng tích tụ lâu ngày mà không được xử lý dẫn đến nhiều bệnh như sâu răng, viêm nướu, chân răng chảy máu, có thể gây nguy hiểm cho bào thai, như:
Cao răng làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi: Cao răng không được lấy sạch có thể khiến mẹ bầu bị sâu răng. Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra phụ nữ mang bầu sâu răng thì sinh ra con trẻ có bộ máy tiêu hóa kém, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, men răng không khỏe như nhiều bạn khác,…
Một trong những nguyên nhân gây sinh non có thể là cao răng: Lượng cao răng quá tải trong khoang miệng dễ để tồn đọng vi khuẩn xâm nhập vào trong máu rồi chuyển thành nhiễm trùng máu. Từ đó làm tăng tiết hormone prostaglandin – Đây là loại chất lỏng sinh học có thể làm kích thích những cơn chuyển dạ, dẫn đến tình trạng sinh non, khiến cho những đứa trẻ này yếu ớt hơn bình thường.
Ngoài ra, việc tích tụ nhiều cao răng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng cho các mẹ bầu. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu chữa trị nha khoa, làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi mang thai.
Bà bầu có nên lấy cao răng không?
Phương pháp lấy cao răng
Bà bầu có được lấy cao răng không? Câu trả lời là có, vậy phương pháp lấy cao răng như thế nào?
Tham khảo quy trình lấy cao răng uy tín ở Nha khoa Parkway – Nha khoa chuẩn Singapore đầu tiên tại Hà Nội:
Đánh sạch toàn bộ bề mặt răng nhằm loại bỏ các mảng bám.
Sử dụng máy siêu âm làm sạch vôi răng ở chân răng và nướu răng.
Đánh bóng mặt ngoài răng để ngăn ngừa tình trạng tích lũy mảng bám.
Sử dụng máy thổi cát để cọ sạch từng kẽ răng.
Bà bầu nên lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang bầu nhạy cảm, giúp việc ăn nhai cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Lưu ý khi lấy cao răng cho bà bầu
Mặc dù lấy cao răng khi mang thai là cần thiết, nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý những điểm sau đây:
Áp dụng công nghệ lấy cao răng cho bà bầu bằng việc sử dụng máy siêu âm là một cách thức an toàn, không gây đau hay ê buốt. Đồng thời hạn chế những xâm lấn đến nướu răng hay răng, và không gây chảy máu.
Mẹ bầu nên thực hiện lấy cao răng vào giai đoạn giữa của thai kỳ. Khi đó, sức khỏe thai nhi đã ổn định và mẹ cũng khỏe hơn khi vừa trải qua giai đoạn ốm nghén.
Mẹ bầu cần lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, khéo léo và kinh nghiệm để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình lấy cao răng.
Không nên chụp X-quang răng trong khi mang bầu, trừ khi có vấn đề thực sự cần thiết.
Sau khi lấy cao răng cần kiêng những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm tổn thương men răng.
Sử dụng bàn chải mềm và nhẹ nhàng chải răng trong những ngày đầu tiên sau khi lấy cao răng.
Thường xuyên đánh răng mỗi 2 lần/ngày, chải răng trong vòng 2 phút/lẫn để loại bỏ những mảng bám sau khi ăn uống.
Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn uống cũng là cách giúp giảm tình trạng cao răng cho mẹ bầu.
Đến tháng có nên đi lấy cao răng
Phụ nữ vốn rất nhạy cảm, đặc biệt là vào những ngày “rụng dâu”. Nhiều chỉ em thắc mắc: “Đến tháng có nên lấy cao răng không?”. Đa phần nha sĩ đều khuyên phụ nữ không nên tiến hành lấy cao răng hoặc chữa trị răng ở giai đoạn này. Bởi nếu làm có thể chị em sẽ phải chịu đựng đau hơn bình thường rất nhiều, thậm chí nhiều trường hợp còn xảy ra viêm chân răng, chảy máu nướu răng, gây ra nguy cơ mất máu làm ảnh hưởng tới tính mạng.
Đến tháng có nên lấy cao răng?
Ngoài ra, vào thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, lượng Estrogen cũng tăng cao hơn gây cản trở cho việc chẩn đoán và chữa trị của bác sĩ nha khoa. Bạn nên thực hiện lấy cao răng khi kỳ nguyệt san vừa chấm dứt, lúc này lượng Estrogen đã giảm nhiều sẽ giúp cho răng miệng của bạn bớt nhạy cảm hơn.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp cho nhiều chị em giải đáp thắc mắc: “Bà bầu có nên lấy cao răng không?”. Lấy cao răng khi mang thai là việc cần thiết, tuy nhiên cần phải lựa chọn những nha khoa uy tín, an toàn và nên thực hiện vào giữa thai kỳ. Mong các mẹ bầu luôn có 1 thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở thuận lợi!
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]