Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nhổ răng khôn hàm trên bao nhiêu tiền, có đau không? Bao lâu lành?

Răng khôn hàm trên là chiếc răng nằm ở vị trí “hiểm hóc” và gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Vậy có nên nhổ răng khôn ở hàm trên không? Nhổ răng khôn hàm trên bao nhiêu tiền, có đau không? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

nhổ răng khôn hàm trên

Răng khôn hàm trên là gì?

Răng khôn hàm trên là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm trên. Răng này còn có tên gọi khác là răng số 8 hàm trên hoặc răng hàm lớn thứ 3.

Răng khôn hàm trên thường gây ra nhiều đau nhức và có thể gây hại đến các răng xung quanh. Chúng không hỗ trợ chức năng ăn nhai, có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực nên nhổ bỏ răng khôn hàm trên là một hoạt động nên làm. (1)

Khi nào nên nhổ răng khôn trên?

Đa số các trường hợp răng khôn hàm trên đều được nha sĩ khuyến khích nhổ bỏ. Đặc biệt là những trường hợp dưới đây bạn càng nên nhổ răng khôn.

1. Sâu răng

Răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Với vị trí đặc biệt – Phía trong cùng của cung hàm trên – răng khôn hàm trên rất khó vệ sinh. Chính điều này đã giúp thức ăn dễ dàng mắc kẹt ở răng khôn hàm trên. Thức ăn kẹt lại tạo ra nhiều vi khuẩn, sự tích tụ của các loại vi khuẩn độc hại sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, đặc biệt là sâu răng.

Tình trạng sâu răng khôn có thể lây nhiễm sang các răng xung quanh và nếu không kịp thời điều trị thì sẽ gây ra rủi ro mất răng.

2. Nhiễm khuẩn, viêm lợi

Răng khôn không mọc hết sẽ mắc kẹt ở phần nướu, dẫn đến phần nướu này bị đau nhức dữ dội. Không chỉ vậy, khi ăn uống thức ăn dễ kẹt lại vị trí này, tạo nên ổ viêm nhiễm khiến nướu của chúng ta bị tổn thương, đau đớn thường xuyên.

Tình trạng này kéo dài lâu ngày làm các ổ viêm bám rất sâu vào chân răng, tủy răng, có thể gây hoại tử xương hàm vô cùng nghiêm trọng.

Nếu không phát hiện sớm có thể tạo thành các ổ viêm bám sâu vào chân răng, tủy răng cũng như gây hoại tử xương hàm nghiệm trọng hơn. Vì vậy, khi thấy nướu răng chảy máu mỗi lần đánh răng và ăn uống hoặc tình trạng đau rát nướu răng dữ dội, nướu răng toả mùi hôi bất thường thì bạn cần điều trị ngay.

3. Rối loạn phản xạ và cảm giác

Vùng đầu và mặt chúng ta có rất nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc ngầm sẽ tạo ra tình trạng chèn ép dây thần kinh. Tình trạng này khiến môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm của chúng ta bị mất cảm giác. Thậm chí răng khôn mọc ngầm có thể khiến bạn mắc phải hội chứng giao cảm mà hậu quả của nó là tình trạng đau một bên mặt, phù và đỏ quanh ổ mắt.

4. U nang xương hàm

U nang xương hàm là bệnh lý nhiễm trùng mãn tính xung quanh thân răng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do những bộ phận của túi răng còn sót lại khi răng khôn không mọc hoàn chỉnh. Từ đây, những khối u xương hàm bắt đầu hình thành. Nếu không điều trị sớm thì xương hàm sẽ bị tiêu dần đi, nguy cơ gãy xương hàm là vô cùng cao.

5. Xô lệch cả hàm

Răng khôn mọc lệch thường sẽ đâm sang răng bên cạnh vì cung hàm không đủ vị trí để răng mọc thẳng. Điều này khiến răng bên cạnh bị xô đẩy, chèn ép, dẫn đến tình trạng răng bị yếu đi dần dần và nguy hiểm nhất là rụng răng. Triệu chứng của việc răng mọc lệch là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội quanh khu vực có răng khôn.

Khi nào không nên nhổ răng khôn hàm trên?

dấu hiệu nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm khôngKhông phải trường hợp nào cũng cần hoặc cũng có thể nhổ răng khôn. Ví dụ như khi răng khôn mọc đúng vị trí, không có bệnh lý hoặc khi chúng ta mới ốm dậy, mang thai,…

1. Phụ nữ đang mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự xáo trộn về lượng canxi, điều này gây bất lợi cho quá trình nhổ răng. Không chỉ vậy, nhổ răng trong giai đoạn mang thai rất dễ bị viêm nhiễm, gây ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới sức khỏe thai phụ và thai nhi. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau khi nhổ răng khôn cũng là việc không nên đối với bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên chờ đến khi sinh nở, ở cữ xong xuôi rồi mới nhổ răng khôn.

2. Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, hormone của phụ nữ luôn ở mức cao và dễ gây ra hôi miệng, viêm răng, viêm lợi,… Nếu nhổ răng khôn hàm trên bị đau vào thời điểm này thì sẽ càng gia tăng rủi ro mắc các bệnh lý răng miệng và gây chảy máu nhiều hơn cho bệnh nhân.

3. Người mới ốm dậy

Thời điểm mới ốm dậy là lúc cơ thể chúng ta đang dần hồi phục, hệ miễn dịch chưa khoẻ mạnh hoàn toàn nên khả năng đông máu bị suy giảm. Thực hiện nhổ răng khôn vào lúc này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, sức chịu đau của người mới ốm dậy sẽ kém hơn bình thường nên bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn hơn.

Có nên nhổ răng khôn ở hàm trên không?

Bởi vị trí đặc biệt của răng khôn hàm trên nên nhiều người lo lắng về việc có nên nhổ răng này hay không. Thực tế, quy trình nhổ răng khôn hàm trên và hàm dưới tương tự nhau và cả hai đều nên nhổ để tránh những bất lợi cho răng miệng về sau.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là răng khôn hàm trên không chỉ nằm ở vị trí “hiểm” mà còn được bao quanh bởi các dây thần kinh quan trọng. Không những vậy, răng khôn còn có 3 chân răng nằm sâu trong xương hàm nên rất khó nhổ. Do đó, kỹ thuật nhổ răng khôn cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi và thiết bị nha khoa hiện đại, vô trùng nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu đau nhức cho bệnh nhân.

Chi phí nhổ răng khôn hàm trên bao nhiêu tiền?

nhổ răng khôn hàm trên bao lâu thì lànhChi phí nhổ răng khôn hàm trên còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ca nhổ và chính sách giá của từng nha khoa. Bạn lưu ý: Nhổ răng khôn là kỹ thuật nha khoa phức tạp, cần bác sĩ có chuyên môn và kỹ năng tốt. Vì vậy, bạn không nên sử dụng dịch vụ nhổ răng khôn giá rẻ vì những dịch vụ đó không đảm bảo chất lượng.

Nhổ răng khôn tại Nha khoa Parkway là dịch vụ chuyên nghiệp, an toàn và tận tâm. Tham khảo bảng giá nhổ răng khôn bao nhiêu tiền tại Nha khoa Parkway qua bảng dưới đây:

Tên dịch vụ
Giá niêm yết – KV1 (Bình Dương, HCM, Thủ Đức)Giá niêm yết – KV2 (Hà Nội)Giá niêm yết – KV3 (Bắc Ninh)
Dịch vụ nhổ răng khôn thông thường (mọc thẳng, chân trụ)1.500.0001.400.0001.400.000
Dịch vụ tiểu phẫu nhổ răng khôn mọc lệch/ chân xoè – trường hợp không yêu cầu mở xương2.500.0002.300.0002.300.000
Dịch vụ tiểu phẫu nhổ răng khôn mọc lệch/chân xoè – trường hợp có yêu cầu mở xương4.500.0004.200.0004.200.000
Dịch vụ điều trị tủy cho răng hàm lớn/ răng khôn3.500.0002.800.0002.800.000

Địa chỉ nhổ răng khôn hàm trên ở đâu uy tín?

Nếu bạn muốn nhổ răng khôn an toàn, không để lại di chứng thì nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Nha khoa Parkway là điểm đến đáng tin cậy để bạn an tâm nhổ răng khôn. Trước khi nhổ răng, bác sĩ Parkway sẽ thăm khám tình trạng răng miệng của bạn, chụp phim răng và đưa ra tư vấn tận tình, chi tiết để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, thuận lợi.

Nha khoa Parkway sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, vô trùng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi nhổ răng tại đây. Không chỉ vậy, với đội ngũ nhân viên phòng khám chuyên nghiệp, tận tâm của Nha khoa Parkway, bạn sẽ được trải nghiệm một dịch vụ chu đáo, uy tín.

Liên hệ đặt lịch nhổ răng khôn hàm trên tại Nha khoa Parkway qua tổng đài 024 9999 8059 nhé!

Răng khôn ở hàm trên mọc lệch không đau có nên nhổ bỏ không?

Răng khôn mọc lệch dù không gây đau đớn nhưng vẫn mang đến nhiều hệ quả nguy hiểm như nhiễm trùng, sưng tấy, khít hàm,…Thậm chí, răng khôn mọc lệch còn có thể khiến ổ răng bên cạnh bị tiêu xương, phá huỷ răng bên cạnh, và gây u nang xương hàm. Do đó, khi gặp tình trạng răng khôn mọc lệch, bạn nên nhổ bỏ dù không có cảm giác đau nhức.

Các phương pháp nhổ bỏ răng khôn trên

dấu hiệu đau răng khôn hàm trênHiện nay có hai phương pháp phổ biến để nhỏ bỏ răng khôn hàm trên là phương pháp truyền thống (Sử dụng kìm và dụng cụ bẩy) và phương pháp sử dụng máy siêu âm. Ưu, nhược điểm của hai phương pháp này như thế nào? Cùng Parkway tìm hiểu nhé!

1. Phương pháp truyền thống

Để nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa cơ bản là dao rạch, kìm và bẩy. Phương pháp này có giá thành rẻ hơn và được nhiều người lựa chọn nhưng nhược điểm là người bệnh phải há miệng lâu, gây chảy máu và có thể xảy ra biến chứng.

Quy trình nhổ răng khôn hàm trên bằng phương pháp truyền thống khá đơn giản. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được chụp X – Quang toàn bộ hàm. Từ phim chụp răng, bác sĩ sẽ chẩn đoán hướng mọc của răng, vị trí chân răng, xương hàm quanh răng khôn,… nhằm phục vụ cho việc nhổ răng.

Vào ngày nhổ răng khôn, bệnh nhân phải được đảm bảo có tình trạng sức khỏe ở mức tốt nhất. Nếu bệnh nhân có sức khoẻ yếu, tiền sử mắc bệnh tim mạch hay các bệnh về máu thì không nên nhổ răng khôn.

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng của bệnh nhân, sau đó gây tê vùng răng cần nhổ. Bệnh nhân sẽ không còn cảm giác gì ở khu vực răng khôn sau khi đã được gây tê. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng dao y tế để rạch và bóc tách lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện lấy răng khỏi lợi. Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu và đặt bông gòn vào vết thương.

Bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong ít nhất nửa tiếng để cầm máu. Nếu phát hiện thấy máu chẳng không ngừng trong thời gian dài thì bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

2. Máy siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm là phương pháp nhổ răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng công nghệ Piezotome tác động sóng âm nhẹ nhàng lên mô cứng để bóc tách lợi và từ từ đưa răng khôn ra ngoài.

Với phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm, bác sĩ sẽ không cần sử dụng kìm, bẩy và dao rạch. Bệnh nhân sẽ không bị chảy máu nhiều như phương pháp nhổ răng truyền thống và không cần phải há miệng lâu.

Đặc biệt, nhổ răng bằng máy siêu âm không gây đau nhức, thời gian nhổ chỉ từ 10 – 15 phút. Vết thương nhổ răng cũng lành khá nhanh vì mạch máu sau khi nhổ đã được khá tối ưu. Nếu bệnh nhân muốn nhổ nhiều răng một lúc thì nên lựa chọn phương pháp này.

Nhổ răng khôn hàm trên có đau không và làm sao giảm đau?

Trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhức. Tuy nhiên, khi thuốc tê dần tan hết, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức. Tùy từng trường hợp nhổ răng mà mức độ đau sẽ khác nhau. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau để đỡ khó chịu hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo giảm đau dưới đây.

1. Chườm đá

Đá lạnh có thể giảm sưng, đau vô cùng hiệu quả. Khi bạn chườm đá vào phần má quanh vị trí nhổ răng khôn, vết thương sẽ được làm dịu và bớt sưng tấy đáng kể.

Cách thực hiện chườm đá giảm sưng nhổ răng khôn như sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 viên đá sạch, cho đá vào khăn mềm hoặc túi nilon.
  • Chườm đá và di chuyển túi chườm nhẹ nhàng lên vùng má quanh vị trí nhổ răng. Cứ 2 – 3 phút thì bỏ đá ra nghỉ 1 phút để mặt đỡ buốt.
  • Tiến hành chườm đá liên tục trong 15 – 20 phút sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho bạn.

2. Chườm nóng

Bên cạnh chườm đá thì chườm nóng cũng là lựa chọn tuyệt vời để giảm đau khi nhổ răng khôn. Chườm nóng giúp làm tan máu tụ, thúc đẩy sự lưu thông máu. Qua đó, tình trạng sưng mặt, đau nhức nướu dữ dội sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Bước đầu tiên, bạn chuẩn bị một khăn bông mềm. Ngâm khăn trong nước ấm rồi vắt khô. Bạn chườm khăn nóng lên vùng má bên ngoài khu vực nhổ răng, giữ nguyên trong vòng 2 – 3 phút. Khi khăn nguội dần, bạn lại tiếp tục ngâm khăn vào nước ấm và thực hiện chườm tiếp. Lặp lại các bước trên khoảng 3 lần, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Uống thuốc theo toa của bác sĩ

Những biện pháp nêu trên sẽ giúp bạn giảm đau nhức khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê trong toa thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thêm cả thuốc chống viêm và kháng sinh. Bạn cần uống đúng loại thuốc và liều lượng được kê để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không sử dụng những loại thuốc giảm đau chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

4. Có chế độ ăn uống phù hợp

Vết thương do nhổ răng khôn rất dễ tái chảy máu và viêm nhiễm nếu phải chịu tác động mạnh. Vì vậy, trong quá trình ăn uống khi mới nhổ răng khôn, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dễ nhai, dễ nuốt. Cụ thể là các món mềm, mát như sữa chua, thạch, caramen hoặc các món hầm nhừ, nấu kỹ như cháo, súp, gà hầm,…

Dưới đây là những món bạn nên ăn sau khi nhổ răng khôn hàm trên:

  • Các món mềm, lỏng: Sinh tố, súp, cháo,…
  • Các loại hải sản với hàm lượng Protein và Axit Béo Omega – 3 cao: Cá, cua, mực,…
  • Các loại rau củ có màu xanh đậm, màu đỏ, cam: Cà chua, cà rốt, rau cải,…
  • Nước ép trái cây.

Ngoài ra, bạn cần kiêng những món ăn sau:

  • Các loại hạt ngũ cốc cứng.
  • Đồ ăn vặt có độ giòn.
  • Gia vị cay, nóng hoặc gia vị có bã cứng.
  • Thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Các loại đồ muối chua.
  • Đồ uống có cồn và đồ uống chứa nhiều đường.

Các câu hỏi thường gặp

Nhổ răng khôn là kỹ thuật nha khoa phức tạp, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Xoay quanh chủ đề nhổ răng khôn, có rất nhiều thắc mắc cần giải đáp. Bác sĩ của Parkway sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các băn khoăn về nhổ răng khôn qua phần dưới đây nhé!

1. Tiểu phẫu răng khôn hàm dưới bao lâu thì lành?

Thời gian lành vết thương nhổ răng tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường quá trình lành thương sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:

  • 24 giờ đầu: Trên vết thương xuất hiện cục máu đông. Vai trò của cục máu đông là cầm máu và bảo vệ vết thương.
  • 2 – 3 ngày tiếp theo: Miệng và má vẫn trong trạng thái sưng nhưng đã cải thiện hơn so với thời điểm 24 giờ đầu.
  • Sau 7 ngày – 10 ngày: Chỉ khâu vết thương dần tiêu đi, cảm giác đau nhức, sưng tấy dần kết thúc.
  • Sau 4 – 6 tháng: Hốc nhổ răng dần dần được che lấp. Quá trình tái tạo cấu trúc xương diễn ra và hoàn thành.

2. Răng khôn hàm dưới khi mổ có phải khâu không?

Nếu nhổ răng khôn hàm dưới mọc tương đối thẳng, dễ nhổ thì bác sĩ sẽ không khâu vết thương mà để vết thương tự liền. Bởi trong trường hợp này, vết thương rất nhỏ, chảy ít máu nên không cần thiết phải khâu. Tuy nhiên, nếu không khâu vết thương thì bệnh nhân cần chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận để thức ăn không mắc lại lỗ nhổ răng gây mất vệ sinh, viêm nhiễm.

Trái lại, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và khó nhổ, khi nhổ gây ra vết thương lớn, chảy nhiều máu thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu kín vết thương. Việc khâu vết thương sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, hạn chế chảy máu và nhanh lành thương.

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện nay, việc khâu vết thương nhổ răng rất dễ dàng. Bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu và khâu vết thương trước khi thuốc gây tê tan hết. Nhờ vậy mà bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu, vướng víu.

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Parkway về bảng giá nhổ răng khôn hàm trên bao nhiêu tiền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy liên hệ Parkway nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết