Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Rụng răng vứt ở đâu? Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con

Hầu hết các cha mẹ đã quá quen thuộc với khái niệm lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn. Với sự phát triển của khoa học, các nhà nghiên cứu đã phát triển thêm phương pháp lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa của trẻ. Cha mẹ hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu vì sao nhiều người nói rằng: “Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con” nhé.

Răng sữa là gì? Thời kỳ mọc răng của trẻ?

Nhiều cha mẹ vẫn chưa thật sự hiểu răng sữa là gì và thời kỳ mọc răng của trẻ như thế nào. Cha mẹ có thể hiểu đơn giản răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, quá trình mọc răng sữa sẽ dần dần được hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 1

Răng sữa của trẻ

Rụng răng hàm dưới vứt ở đâu? Ý nghĩa như nào?

Nhìn chung, quan niệm và truyền thống về việc rụng răng hàm dưới vứt ở đâu dựa trên nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Theo dân gian Việt Nam, khi trẻ vô tình bị rụng răng ở hàm dưới, chúng thường được ông bà khuyên rằng nên vứt răng lên nóng nhà.

Quan niệm dân gian là một truyền thống dân gian phổ biến trong một số văn hóa. Theo quan niệm này, khi răng sữa của trẻ rụng, việc vứt nó lên mái nhà được coi là cách để gọi tới răng vĩnh viễn mới mọc lên. Truyền thống này thường được coi là một phần của quá trình trưởng thành của trẻ em và có mục đích tạo ra một sự liên kết giữa răng sữa cũ và răng vĩnh viễn mới.

Ở một số nước phương Tây, mọi người thường cho rằng để răng rụng dưới gối và chờ đến sáng hôm sau khi tỉnh dậy, răng rụng sẽ đã được các bà tiên mang đi. Đối với các nước ở Đông Âu, khi trẻ rụng răng hàm dưới sẽ cho răng vào một chiếc cốc và đợi các bà tiên.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 2Bị rụng răng hàm dưới vứt ở đâu

Bị rụng gãy răng vứt lên mái nhà kỷ niệm tuổi thơ

Mặc dù việc vứt răng bị gãy lên nóc nhà đến nay vẫn chỉ là một quan niệm văn hoá và chưa có căn cứ xác thật. Tuy nhiên, việc vứt răng gãy lên mái nhà cũng có thể được xem như một kỷ niệm tuổi thơ. Mỗi gia đình đều có những cách đặc biệt để dỗ dành con trẻ mỗi khi răng của chúng bị gãy để tạo dấu ấn và kỷ niệm cho chúng. Việc vứt răng gãy lên mái nhà có thể là một trong những cách đó để giúp trẻ con cảm thấy an ủi và giảm bớt lo sợ khi nhìn thấy răng mình bị gãy.

Đừng bao giờ vứt đi răng sữa của con, nó có thể giúp ích cho sau này

Với nhiều cha mẹ, việc trẻ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn là một chuyện hết sức bình thường mà trẻ nào cũng sẽ phải trải qua. Răng sữa bị rụng sẽ được bố mẹ vứt đi hoặc làm mẹo dân gian vứt lên mái nhà hoặc để dưới gối với niềm tin trẻ sẽ được thay bằng chiếc răng mới đẹp đẽ.

Tuy nhiên, cũng ít cha mẹ có thể biết rằng bên trong những chiếc răng sữa tưởng như có thể bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt vời, có thể cứu mạng trẻ nếu không may trẻ gặp phải các căn bệnh hiểm nan y trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ vứt đi răng sữa của con vì nó có thể giúp ích cho sức khỏe của trẻ sau này nhé.

Vì sao đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con 

Vào năm 2003, Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ trong khi nghiên cứu về tế bào gốc trong răng sữa của trẻ đã có phát hiện tiên phong và công bố với công chúng. Nghiên cứu của ông đã chứng minh được rằng trong một chiếc răng sữa của trẻ có chứa từ 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị. Các tế bào gốc này có thể được ứng dụng để điều trị rất nhiều căn bệnh hiểm nan y sau này.

Nghiên cứu này của Tiến sĩ Shi và các đồng nghiệp đã chỉ ra với răng sữa của trẻ từ 7 đến 8 tuổi, các tế bào gốc có trong răng sữa của trẻ hoàn toàn khác so với những gì các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong răng của người lớn. Các tế bào gốc trong răng sữa của trẻ có thể được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ… do các tế bào ở các bộ phận này bị hư hại.

Chúng ta cũng được biết rằng tế bào gốc từ răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể con người. Tốc độ sinh sôi nảy nở của tế bào gốc tại răng sữa nhanh hơn, nhiều hơn và lâu hơn so với các tế bào gốc từ các khu vực, bộ phận khác.

Với việc ứng dụng tế bào gốc từ răng sữa trong việc điều trị bệnh, người bệnh sẽ gia tăng cơ hội được chữa khỏi, giảm thiểu nguy cơ không thích ứng với tủy của người hiến tặng hoặc tránh được trường hợp người bệnh phải chờ đợi rất lâu để tìm được người hiến tủy phù hợp.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 3

Trước nghiên cứu của tiến sĩ Shi, khoảng hơn một thập kỷ trước, nhiều cha mẹ trên khắp nước Mỹ đã đổ dồn sự chú ý vào việc lưu trữ tế bào dây rốn của trẻ sơ sinh. Các mẫu tế bào được lấy từ dây rốn ngay sau khi trẻ sơ sinh chào đời, sau đó được đông lạnh và cất giữ trong các phòng thí nghiệm trên khắp đất nước. Theo Cơ quan Đăng ký Dây Máu Quốc gia Mỹ, đã có hàng ngàn mẫu phẩm được lưu trữ.

Theo các nhà khoa học, khả năng chữa trị của tế bào gốc từ máu dây rốn là vô tận, có thể giúp chẩn đoán và điều trị hơn 80 căn bệnh nguy hiểm. Với những cha mẹ trước đây chưa lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn khi trẻ chào đời, cùng với sự phát triển và hoàn thiện kỹ thuật tách tế bào gốc từ răng sữa, cha mẹ hoàn toàn có thể có cơ hội giữ lại tế bào gốc trong răng sữa của trẻ.

Cũng giống như máu cuống rốn, nếu được thu thập và cất giữ đúng tiêu chuẩn, tế bào gốc của răng sữa hoàn toàn có thể điều trị các bệnh lý nan y mà trẻ hoặc một trong các thành viên của gia đình có quan hệ huyết thống với trẻ có thể mắc phải trong tương lai.

Giới thiệu tế bào gốc là gì?

Cơ thể con người được tạo bởi nhiều tế bào khác nhau và hầu hết các tế bào được chuyên hóa với chức năng cụ thể. Tế bào gốc là một tế bào có khả năng đặc biệt để phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể người.

Với điều kiện thích hợp trong cơ thể hoặc trong các phòng thí nghiệm tiên tiến, các tế bào gốc được phát triển nhằm phân chia tạo thành nhiều tế bào, gọi là tế bào con. Không tế bào nào khác trong cơ thể có khả năng tạo ra các tế bào mới như khả năng của tế bào gốc có được. Các tế bào con do tế bào gốc tạo thành sẽ trở thành tế bào gốc mới hoặc trở thành tế bào chuyên biệt với chức năng cụ thể hơn như tế bào máu, tế bào tim, tế bào xương…

Tế bào gốc có tác dụng như thế nào?

Với khả năng đặc biệt của tế bào gốc, chúng có thể thay thế, tái tạo hoặc sửa chữa. Các tế bào gốc sẽ thay thế các tế bào đã chết, giúp cho mô, tạng trẻ khỏe, tại tạo hoặc sửa chữa các tế bào đã bị tổn thương, phục hồi sức khỏe hoặc phục hồi chức năng cho bộ phận cơ thể.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 4

Hình ảnh về tế bào gốc

Đứa trẻ đầu tiên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa

Thế giới ghi nhận trường hợp đầu tiên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa vào năm 2012 tại Anh. Bé Becca Graham đã trở thành em bé đầu tiên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa khi em mới 7 tuổi. Bố của Becca là một nha sĩ. Anh đã cùng vợ nhổ hai chiếc răng sữa cửa trước của bé khi chúng lung lay, sau đó trích lấy tủy răng và gửi đông lạnh, cất trữ.

Theo các chuyên gia, các mẫu tế bào gốc có thể lưu giữ được hơn 30 năm. Người bố của Becca hi vọng trong tương lai với sự tiến bộ phát triển của y học về nghiên cứu tế bào gốc, con gái của mình có thể sẽ tăng cơ hội điều trị các bệnh hiểm nghèo nếu không may mắc phải. Anh là một ví dụ điển hình để nhiều cha mẹ khác cân nhắc về việc đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con tại Anh tại thời điểm đó.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 5

Bé Becca Graham là em bé đầu tiên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa

Một vài cách để bảo quản răng sữa của bé tại nhà sau khi nhổ 

Sau khi nhổ răng nếu như bạn không muốn vứt đi và muốn lưu giữ lại thì bạn cần thực hiện một vài bước để bảo quản răng sữa của bé. Có rất nhiều cách để bảo quản răng sữa và bạn có thể tham khảo qua 3 cách sau đây:

Để răng bị rụng trong hộp lưu niệm

Đặt răng bị rụng trong một hộp lưu niệm là một cách phổ biến để lưu giữ kỷ niệm của việc mất một chiếc răng trong quá trình trưởng thành. Điều này có thể mang ý nghĩa tượng trưng và gợi nhớ về quá trình mọc răng của trẻ và những giai đoạn phát triển quan trọng.

Việc lưu giữ răng bị rụng trong hộp lưu niệm giúp bạn có thể lưu giữ một phần của tuổi thơ và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Nó cũng là một cách để thể hiện sự trân trọng và tình yêu thương đối với con bạn.

Với cách này bạn cần đặt răng sữa vào một chiếc hộp nhỏ có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Lưu ý hạn chế để răng sữa tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao.

Cất giữ răng bị rụng trong nhật ký

Bên cạnh để răng trong hộp lưu niệm, bạn cũng có thể lựa chọn giữ lại răng sữa đã rụng của con trong nhật ký. Bạn cũng có thể trang trí đặc biệt cho các trang có liên quan đến răng bị rụng để sau này có thể xem lại những khoảnh khắc đẹp đẽ trong giai đoạn thay răng của con.

Tuy nhiên, để có thể bảo quản răng tốt trong suốt khoảng thời gian giữ trong nhật ký, bạn nên đặt răng bị rụng vào một túi nhỏ hoặc phong bì, và sau đó đính kèm vào trang tương ứng trong nhật ký.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 6

Lưu trữ tế bào gốc răng bị rụng

Lưu trữ tế bào gốc răng bị rụng là một phương pháp mới được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Tế bào gốc đã chứng minh là những tế bào có khả năng phân chia và biến đổi thành nhiều loại tế bào khác nhau, có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý và phục hồi chức năng của các cơ quan bị tổn thương. 

Một trong những nguồn tế bào gốc tiềm năng là tủy răng sữa, hay còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời. Khi răng sữa rụng, thông thường chúng sẽ bị loại bỏ hoặc được giữ lại làm kỷ niệm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tủy răng sữa chứa các quần thể tế bào gốc mang các đặc điểm của tế bào gốc trung mô, một loại tế bào gốc có khả năng biến đổi thành các loại tế bào khác như xương, cơ, da, mạch máu và thần kinh. Quy trình lưu giữ răng tế bào gốc gồm các bước sau:

  • Lấy mẫu răng sữa: Khi răng sữa của trẻ lung lay hoặc rụng tự nhiên, cha mẹ có thể đăng ký lưu giữ tế bào gốc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ. Răng sữa được nhổ hoặc thu thập sau khi rụng cần được bảo quản trong dung dịch vận chuyển và gửi đến cơ sở lưu giữ nhanh chóng  .
  • Phân lập và nuôi cấy tế bào gốc: Tại cơ sở lưu giữ, răng sữa được xử lý để tách phần tủy ra khỏi phần vỏ. Từ phần tủy này, các quần thể tế bào gốc được phân lập và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để kích thích chúng phát triển và sinh sản .
  • Đánh giá chất lượng và số lượng tế bào gốc: Sau khi nuôi cấy, tế bào gốc được kiểm tra về tính đồng nhất, khả năng biến đổi và số lượng. Nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và số lượng, tế bào gốc được đóng gói và chuẩn bị cho việc lưu trữ .
  • Bảo quản tế bào gốc: Tế bào gốc được đưa vào các ống nghiệm hoặc túi nhựa có chứa dung dịch bảo quản. Sau đó, chúng được hạ nhiệt từ từ đến -196°C trong các thiết bị chuyên dụng. Tại nhiệt độ này, hoạt động sinh học của tế bào gốc được ngừng lại và chúng có thể được lưu trữ trong thời gian dài mà không mất đi các đặc tính sinh học .

Quy trình lưu giữ răng tế bào gốc là một quyết định thông minh của các bậc cha mẹ để có nguồn tế bào dự phòng cho con em mình trong tương lai. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của tế bào gốc.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 7Lưu trữ răng tế bào gốc

Lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa là một cách để bảo vệ cho sức khỏe của trẻ sau này

Theo các chuyên gia, các tế bào gốc từ răng sữa có thể lưu trữ được 30 năm. Răng sữa của trẻ sau khi được lấy sẽ được khoan vào trong và các nhà khoa học sẽ thu thập các tế bào gốc. Những tế bào gốc này được làm đông lạnh trong một hỗn hợp bao gồm ni-tơ và các chất bảo quản chuyên dụng, được cất giữ trong các kho đông lạnh tại các cơ sở lưu trữ chuyên biệt.

Với sự tiến bộ của y học trong tương lai, chúng sẽ được ứng dụng để chữa bệnh nan y, tăng khả năng sống sót và hồi phục sức khỏe cho con người. Đây là khoản bảo hiểm sức khỏe cho trẻ trong tương lai. Vì vậy, nếu có điều kiện để lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa, cha mẹ đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con nhé.

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 8

Lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa là một cách để bảo vệ cho sức khỏe của trẻ sau này

Cách nhổ răng sữa đúng lúc, đúng thời điểm

Cha mẹ cần theo dõi thời điểm thay răng của trẻ. Đến thời điểm thay răng sữa, răng sẽ tự động rụng hoặc lung lay, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Các mốc thay răng sữa của trẻ như sau:

  • Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi;
  • Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi;
  • Răng cối sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi;
  • Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi;
  • Răng cối sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi

Thời điểm thay răng sữa của từng trẻ có thể sớm hơn hoặc trễ hơn. Một số trường hợp răng sữa đến thời điểm thay không chịu rụng hoặc lung lay trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến răng vĩnh viễn mọc sai, lệch, hàm răng của trẻ khó có thể đều và đẹp được.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ chẩn đoán và xem xét phương pháp can thiệp phù hợp cho từng trẻ và theo vị trí răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên có thói quen thăm khám răng miệng cho trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ có hàm răng khỏe mạnh.

Trẻ em ở nhà thay răng có nên tự nhổ hay không?

Theo các chuyên gia nha khoa, không phải trường hợp nào cũng nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Nếu răng mới mọc ngay bên dưới răng sữa, khiến cho răng này lung lay thì phụ huynh có thể tự nhổ bỏ cho trẻ được. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng cách, vệ sinh để không gây đau đớn, sợ hãi hoặc mất an toàn cho trẻ. 

Như vậy, trẻ em ở nhà thay răng có nên tự nhổ hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để có được phương pháp thay răng chính xác và an toàn, cha mẹ cần quan sát kỹ tình trạng của răng của con để có cách xử lý phù hợp. 

Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con - 9Trẻ em có nên tự nhổ răng

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

Trước hết, cha mẹ cần hiểu rằng việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên, ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên. Trẻ được tập thói quen chăm sóc răng miệng sớm sẽ có hàm răng chắc khỏe và phòng chống được các bệnh về răng miệng. Nha khoa Parkway xin chia sẻ với cha mẹ làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

  • Với trẻ chưa mọc răng: cha mẹ cần vệ sinh nướu lưỡi cho trẻ bằng khăn sạch với nước hai lần một ngày hoặc sau khi bú sữa mẹ.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ sử dụng khăn sạch lau mặt trước và mặt sau của răng.
  • Chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi: cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng bàn chải dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi để đánh răng.
  • Chăm sóc răng miệng cho trẻ được 18 tháng tuổi: cho trẻ sử dụng kem đánh răng chứa hàm lượng fluor thấp.
  • Chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non: Từ 4-5 tuổi, trẻ em bắt đầu học cách tự chăm sóc răng miệng, cha mẹ hỗ trợ hướng dẫn trẻ sử sử dụng bàn chải đúng cách, tránh làm tổn thương nướu. Định kỳ thay bàn chải ba tháng một lần hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu xù lông chải.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng. Chú trọng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Xem thêm: Dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway

Hy vọng rằng bài viết trên của Parkway đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để cha mẹ có thể tham khảo và hiểu hơn về thông điệp ý nghĩa “đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con” tại một số quốc gia đang áp dụng.

Tin tức sự kiện khác

Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách hiệu quả

Chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh nhằm giúp con tránh khỏi cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày mà có tác động tiêu cực đến sự hình thành răng […]

Xem chi tiết
trồng răng implant giá rẻ

Trồng răng implant giá rẻ có tốt không? Những rủi ro khi trồng implant giá rẻ

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất, có nhiều ưu điểm nổi bật nên rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên mức giá của dịch vụ nha khoa này khá cao. Điều đó khiến nhiều khách hàng đã tìm đến dịch vụ trồng răng Implant giá rẻ. Vậy thực hư dịch […]

Xem chi tiết
Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 1

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không?

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng sau khi trải qua quá trình điều trị tủy. Răng đã lấy tủy thường yếu hơn do mất đi nguồn nuôi dưỡng từ bên trong. Nếu chăm sóc đúng cách, chúng vẫn có thể tồn tại […]

Xem chi tiết

Trồng răng sứ vĩnh viễn nên chọn loại nào? Bao nhiêu tiền?

Trồng răng sứ vĩnh viễn là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Với nhiều loại răng sứ vĩnh viễn trên thị trường như hiện nay, không ít người băn khoăn không biết nên chọn loại nào và giá bao nhiêu? Hãy cùng Nha […]

Xem chi tiết