Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nào dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng về đêm và làm sao để khắc phục tình trạng này? Với bài viết dưới đây, Parkway sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc trên.

3 Vấn đề thường gặp khi đi ngủ

Sau đây là 3 vấn đề thường gặp trong lúc ngủ dẫn đến những hệ quả lên sức khỏe răng miệng của bạn.

1. Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ đã được chứng minh là một trong những yếu tố đóng góp vào tình trạng phát triển bệnh viêm nướu răng. Viêm nướu này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nha khoa mà còn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể, bao gồm bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.

Ngủ không đủ giấc

Ngủ không đủ giấc

2. Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ cũng được xem là một trong những vấn đề cần được quan tâm để đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Ngưng thở trong lúc ngủ có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng, từ đó gây ra những biến chứng khá phức tạp như rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm nướu, tạo điều kiện cho sự kích ứng nướu.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ

3. Nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng trong giấc ngủ là một trong những thói quen không tốt mà nhiều người mắc phải. Nghiến răng sẽ tạo áp lực lớn lên răng, nướu và hàm, điều này làm tăng nguy cơ nứt hoặc sứt mẻ răng, thậm chí có thể gây ra triệu chứng chảy máu chân răng trong giấc ngủ.

Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ

8 Nguyên nhân làm chảy máu chân răng khi ngủ

Khi sức khoẻ của bạn đang có nhiều vấn đề, tình trạng bị chảy máu chân răng trong khi ngủ cũng xảy ra thường xuyên hơn thông qua nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 8 nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng về đêm:

1. Lạc nội mạc tử cung

Có thể nói bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy không phải lúc nào cũng là do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên có một nghiên cứu đã phát hiện rằng người bị lạc nội mạc tử cung có tới 57% khả năng mắc các bệnh về chân răng, cụ thể là chảy máu chân răng về đêm.

Nếu bạn gặp vấn đề về nướu răng hoặc chảy máu chân răng khi ngủ dậy cùng với tiền sử đau vùng chậu, bao gồm đau bụng kinh không bình thường, hãy cân nhắc thảo luận với bác sĩ phụ khoa về khả năng có lạc nội mạc tử cung. Việc này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và xác định liệu có cần thực hiện các biện pháp kiểm tra hay điều trị cụ thể nào không nha.

2. Do căng thẳng

Căng thẳng có thể gây ra một sự tăng cường của áp lực máu trong các mạch máu, bao gồm cả các mạch máu nhỏ trong nướu răng. Khi áp lực máu tăng đột ngột, sẽ dẫn đến chảy máu chân răng, đặc biệt là khi nướu răng đã bị viêm hoặc tổn thương trước đó.

Nếu như bạn vẫn để cơ thể tiếp tục trải qua căng thẳng, nó có thể gây ra sự co cấu và giãn nở của mô nướu răng. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng khi ngủ dậy hoặc trong quá trình ngủ.

3. Bị viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng mà nướu răng trở nên viêm nhiễm và sưng to do sự tích tụ của vi khuẩn và tảo nha chu. Trong giấc ngủ, hệ thống tuần hoàn máu có thể hoạt động mạnh hơn trong một số giai đoạn. Sự tăng cường này sẽ khiến áp lực máu trong các mạch máu nhỏ trong nướu răng tăng lên. Điều này làm cho nướu răng trở nên dễ bị tổn thương hơn và khiến bạn bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị chảy máu chân răng khi ngủ

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị chảy máu chân răng khi ngủ

4. Bị viêm nướu răng

Viêm nướu răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn trong mảng bám răng và vôi răng. Khi vi khuẩn gây viêm, nướu răng sẽ sưng đỏ, dễ bị tổn thương và chảy máu. Đặc biệt, khi ngủ, lượng nước bọt giảm, vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Đây là một dấu hiệu cảnh báo của viêm nướu răng cấp hoặc mãn tính, cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Viêm nướu răng cũng có thể dẫn đến tình trạng bị chảy máu chân răng khi ngủ

Viêm nướu răng cũng có thể dẫn đến tình trạng bị chảy máu chân răng khi ngủ

5. Thói quen nghiến răng

Nếu bạn có thói quen nghiến răng thì khả năng bị chảy máu chân răng khi ngủ cũng sẽ cao hơn. Việc nghiến răng sẽ khiến cho nướu và hàm chịu một áp lực lớn khiến nướu vô tình chịu tổn thương và gây chảy máu chân răng.

6. Do đánh răng quá mạnh

Có thể bạn không nghĩ tới nhưng đánh răng quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Nướu răng và các mô mềm xung quanh răng đều rất yếu và dễ bị tổn thương nếu như bị tác động mạnh bởi bàn chải đánh răng. Một khi bị tổn thương, hiện tưởng chảy máu chân răng về đêm cũng sẽ xuất hiện.

7. Thở bằng miệng khi đi ngủ

Thói quen thở bằng miệng trong khi ngủ là một hiện tượng phổ biến có khả năng gây ra chảy máu chân răng về đêm. Việc thở bằng miệng có thể xuất phát từ thói quen cá nhân, tư thế ngủ không thích hợp, hoặc do điều kiện không gian phòng ngủ hạn chế sự thoải mái khi hô hấp.

Thở bằng miệng khi ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, như làm khô mắt và nướu, gây rạn nứt mạch máu, và thậm chí làm cho răng chảy máu sau khi thức dậy.

8. Do thiếu vitamin C

Vitamin C là một yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, một loại protein quan trọng trong cơ thể. Collagen có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì cấu trúc mô nướu và mô liên kết xung quanh răng. Khi bạn thiếu vitamin C, mô nướu có thể trở nên yếu đuối và dễ tổn thương hơn bình thường.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng nướu viêm nhiễm, sưng to, chảy máu, và đôi khi có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

Chảy máu chân răng về đêm và khi ngủ dậy xử lý như thế nào?

Nếu như vô tình bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy trong khoảng thời gian gần đây, bạn cũng đừng quá lo lắng vì có rất nhiều cách chữa chảy máu chân răng tại nhà. Bạn có thể tham khảo qua 5 cách xử lý tình trạng này dưới đây:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách luôn là phương pháp ưu tiên hàng đầu nhằm ngăn chặn những vấn đề liên quan đến sức khoẻ răng miệng. Để biết cách vệ sinh răng miệng chuẩn bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải răng mềm và đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ. Đảm bảo bạn đánh răng ít nhất trong vòng 2 phút để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Đánh răng theo các động tác nhẹ, hướng từ trên xuống dưới ở các bề mặt của răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày: Để làm sạch các khoảng cách giữa răng. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành của mảng bám và vi khuẩn ở những nơi mà bàn chải răng không thể tiếp cận.

2. Không sử dụng thuốc bừa bãi

Dù cho bạn phát hiện chân răng có dấu hiệu chảy máu về đêm, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn từ các bác sĩ. Thuốc thường sẽ có tác dụng phụ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho cơ thể và sức khoẻ của bạn. Thay vào đó, hãy nhanh chóng tìm đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ.

Nếu sau khi đến nha khoa và được cho phép uống thuốc, bạn cũng cần chú ý tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra. Tránh mọi hình thức lạm dụng thuốc hoặc tự tiến hành tăng liều, vì điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ

3. Loại bỏ những thói quen xấu

Bên cạnh những phương pháp trên, loại bỏ những thói quen xấu dưới đây cũng giúp ích rất lớn trong việc khắc phục vấn đề bị chảy máu chân răng khi ngủ:

  • Tránh nhai thức ăn quá cứng: Nhai thức ăn cứng, đặc biệt là bằng răng mặt trước, có thể gây tổn thương nướu và chân răng.
  • Ngừng thói quen cắn móng tay hoặc đồng xu: Nếu bạn có thói quen cắn móng tay hoặc đồng xu, hãy ngừng ngay để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Không hút thuốc: Thuốc lá có thể gây kích thích niêm mạc miệng và gây chảy máu chân răng.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Tư thế ngủ không đúng sẽ hình thành thói quen thở bằng miệng, một trong những nguyên nhân làm bạn bị chảy máu chân răng khi thức dậy. Do đó hãy tìm tư thế ngủ phù hợp để tránh việc thở bằng miệng cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ hơn.
  • Không nghiến răng khi ngủ: Đây là thói quen không được khuyến khích vì sẽ tạo áp lực lên răng và các mô mềm xung quanh. Bạn cần khắc phục ngay để không bị chảy máu chân răng khi thức dậy.

4. Sử dụng kem đánh răng phù hợp

Lựa chọn được kem đánh răng trị chảy máu chân răng phù hợp cũng giúp ích rất nhiều trong việc điều trị chảy máu chân răng về đêm. Hãy tìm loại kem đánh răng được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn chảy máu chân răng hoặc dành cho răng nhạy cảm. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần giúp củng cố niêm mạc miệng và nướu, giảm tình trạng viêm nhiễm, và làm dịu vùng niêm mạc miệng nhạy cảm.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn kem đánh răng chứa fluor, một loại khoáng chất giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hình thành của sâu răng. Đừng quên một số lưu ý sau trong việc sử dụng kem đánh răng:

  • Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Sử dụng đúng liều lượng, không quá nhiều cũng không quá ít.
  • Kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

5. Bổ sung thêm Vitamin C

Như đã nói bên trên, Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Bổ sung nhiều vitamic C, cơ thể sẽ sản sinh ra những chất có khả năng duy trì cấu trúc mô nướu và mô liên kết xung quanh răng. Điều này đồng thời giúp bạn ngăn chặn các bệnh viêm lợi, viêm nướu, tụt lợi chân răng cũng như tình trạng chảy máu chân răng khi thức dậy.

Bạn có thể bổ sung Vitamin C bằng nhiều cách khác nhau như: Ăn rau củ quả, uống nước ép trái cây hay bổ sung thực phẩm chức năng có chứa vitamin C.

Nhớ bổ sung thêm Vitamin C

Nhớ bổ sung thêm Vitamin C

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy là một tình trạng phổ biến và không nên chủ quan khi gặp phải. Bởi đây có thể là biểu hiện của các vấn đề nha khoa quan trọng cũng như cảnh báo tình trạng sức khoẻ của bạn. Tình trạng này thường “báo động” về sự nhạy cảm của vùng nướu và chân răng sẽ găp phải những vấn đề sau nếu không được điều trị kịp thời.

  • Viêm lợi: Tình trạng này thường xảy ra khi có sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn quá mức quanh răng, gây viêm nhiễm và chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể phát triển thành viêm nha chu.
  • Viêm nha chu: Đây là dạng nghiêm trọng hơn của viêm lợi, khi viêm nha chu đã lan rộng và gây ra tình trạng mất răng, đòi hỏi sự can thiệp nha khoa cấp tốc.
  • Tiêu xương hàm: Tình trạng này liên quan đến suy giảm xương ổ răng về mặt số lượng, mật độ, và thể tích, gây ra các vấn đề như tụt nướu và răng xô lệch.
  • Răng mất sớm: Việc chảy máu chân răng về đêm trong thời gian dài có thể là dấu hiệu sớm của nguy cơ mất răng, do viêm nhiễm và phá hủy mô nướu cùng xương ổ răng.
Bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nguy hiểm?

Bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nguy hiểm?

Điều trị bị chảy máu chân răng khi ngủ tại nha khoa

Nếu như đã áp dụng những cách khắc phục trên mà bạn vẫn bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy, thì bạn nên đến nha khoa để được điều trị dứt điểm. Với tình trạng chảy máu chân răng về đêm, bạn có thể tham khảo điều trị tại nha khoa Parkway.

Với có đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp và kinh nghiệm, các bác sĩ tại nha khoa Parkway sẵn sàng khám, tư vấn chuyên sâu và điều trị dứt điểm tình trạng này. Bạn có thể hoàn toàn an tâm vì nha khoa luôn sử dụng các thiết bị hiện đại và an toàn cũng như cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng sau điều trị, đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất.

Điều trị chảy máu chân răng khi ngủ dậy tại Parkway

Điều trị chảy máu chân răng khi ngủ dậy tại Parkway

Lời kết

Bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy là tình trạng rất nhiều người gặp phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ răng miệng của bạn trong thời điểm hiện tại. Chính vì vậy nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu chảy máu chân răng về đêm, bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết

Trám răng thưa bao nhiêu tiền? Bảng giá trám răng thưa 2024

Tình trạng thưa răng, đặc biệt là vùng răng cửa tuy không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ lớn. Hiện có nhiều người tìm tới phương pháp trám răng thưa để khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé.

Xem chi tiết