Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Top 14 kinh nghiệm niềng răng an toàn không thể bỏ qua

Hành trình niềng răng của mỗi người mỗi khác. Bởi lẽ hiệu quả sau khi niềng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu trước một số vấn đề có thể gặp phải trước khi quyết định niềng răng chỉnh nha. Dưới đây, nha khoa Parkway sẽ chia sẻ 14 kinh nghiệm niềng răng chỉnh nha, tổng hợp từ rất nhiều khách hàng và các nha sĩ giàu kinh nghiệm. Cùng đọc và tìm hiểu nhé!

1. Những kinh nghiệm niềng răng hiệu quả không thể bỏ qua

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha đã quá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Nhiều người tìm đến phương pháp này chủ yếu là vì yếu tố thẩm mỹ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh lý răng miệng phức tạp cần sự tác động của các công cụ để điều chỉnh. 

Nếu bạn là một người đang có ý định niềng răng và chưa hiểu biết gì về lĩnh vực này, bài viết mà nha khoa Parkway cung cấp cho bạn hôm nay chính là giải pháp hàng đầu giúp bạn tiếp cận gần hơn với những kiến thức mới, giúp bạn có được những cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp chỉnh răng này.

Dưới đây là 14 kinh nghiệm niềng răng bài viết đã tổng hợp được trong quá trình tham khảo các nguồn thông tin tin cậy cùng phản hồi của khách hàng.

1.1 Kinh nghiệm nhổ răng khi niềng

Tùy theo cơ địa, tình trạng răng miệng của từng người mà khi tới thăm khám, nha khoa sẽ chỉ định phương pháp nhổ răng sao cho hợp lý nhất. Có người chỉ phải nhổ từ 1-2 cái nhưng có người phải nhổ tới 4-6 cái, thông thường quá trình nhổ răng được thực hiện để tạo thêm khe hở giữa các răng, giúp nha sĩ có thể kéo răng chạy về đúng vị trí mong muốn. 

Việc nhổ răng là một yếu tố không thể tránh khỏi trong quá trình niềng răng. Dựa  vào từng mức độ, tình trạng răng miệng khác nhau, nha sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Cũng sẽ có những trường hợp không cần phải nhổ răng, và đa phần những trường hợp sử dụng phương pháp này đều là do răng bị lệch lạc, móm, vẩu,…

Quá trình nhổ răng sẽ khá đau đớn nên bạn cần nắm trong tay một số kinh nghiệm sau khi nhổ răng để giảm bớt khó chịu, cụ thể như sau:

  • Không được súc miệng bằng nước muối, các loại nước súc miệng có tính cay
  • Tránh chải răng vào vùng răng mới nhổ 
  • Ăn các loại thức ăn thanh mát, không được ăn các loại đồ cay nóng gây tổn thương niêm mạc răng. Cũng chú ý không ăn những loại thức ăn giòn, cứng tránh vụn rơi vào chỗ nhổ gây sưng tấy
  • Tuân theo chỉ thị của bác sĩ, uống thuốc giảm đau đúng liều lượng, thời điểm
  • Có thể chườm vị trí đau bằng đá lạnh qua má để giảm sưng đỏ

1.2 Độ tuổi nào niềng răng tốt nhất?

Một trong những kinh nghiệm niềng răng cần phải nắm rõ nhất chính là thời điểm niềng. Đối với từng độ tuổi, tình trạng xương hàm sẽ có điểm khác biệt. Khi đang ở tuổi dậy thì, lúc này xương hàm chưa phát triển hẳn và còn khá mềm nên khi niềng răng sẽ dễ dàng uốn nắn hơn, rút ngắn thời gian niềng.

Còn đối với những người ở độ tuổi trung niên (khoảng 30 tuổi trở lên), lúc này xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên quá trình niềng răng sẽ gặp nhiều khó khăn, khó nắn chỉnh hơn cũng như thời gian niềng sẽ kéo dài lâu hơn. 

Chính vì thế, các bậc phụ huynh nếu có điều kiện hãy đưa con em mình đi niềng càng sớm càng tốt để điều trị những bệnh lý về răng miệng, đồng thời chỉnh trang lại bộ nhá, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ về lâu dài ngay từ khi còn nhỏ.

Đối với trẻ nhỏ từ 8 – 10 tuổi: Đây là độ tuổi thích hợp nhất để tiến hành niềng răng. Quá trình chỉnh nha có thể can thiệp vào các trường hợp răng lệch lạc, mọc không đúng vị trí và có thể điều chỉnh ngay từ khi còn nhỏ.

Đối với trẻ từ 12-16 tuổi: Đây cũng là một giai đoạn thích hợp để niềng răng. Răng trong thời kỳ này còn chưa phát triển hết và có thể nắn chỉnh một cách dễ dàng hơn, thậm chí có thể không cần phải nhổ răng. Quá trình niềng răng có thể kết thúc sớm hơn thời gian trung bình và cũng không mất quá nhiều chi phí như khi niềng răng trong độ tuổi trưởng thành.  

1.3 Kinh nghiệm ăn uống khi niềng răng

Việc đeo thêm một bộ khung sắt vào răng khiến nhiều người nghĩ rằng quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn hơn. Thực chất thì giai đoạn khó chịu chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian đầu do cơ hàm chưa quen, còn sau khi đã trải qua rồi thì việc ăn uống có thể thoải mái hơn.

Trong quá trình niềng răng không cần quá kiêng khem đặc biệt mà chỉ cần lưu ý sắt nhỏ thức ăn, hạn chế ăn những đồ ăn quá cứng có thể làm bung mắc cài, khiến quá trình niềng trở nên lâu hơn.

>> Xem thêm: Chế độ ăn uống hợp lý đối với người niềng răng

1.4 Niềng răng có đau hay không?

Nếu bạn là một người mới tìm hiểu lĩnh vực này, việc niềng răng có đau hay không chắc chắn là một câu hỏi mà bạn rất quan tâm. Trên thực tế thì quá trình đau khi niềng răng giống như nhịp tim của điện tâm đồ, sẽ rơi vào một khoảng thời gian nhất định và trong mức độ cơ thể có thể chịu được chứ không quá kinh khủng như mọi người lầm tưởng, cụ thể hơn bạn cần nắm được một số giai đoạn đau khi niềng răng như sau:

  • Đặt thun tách kẽ:

Đây là bước cơ bản đầu tiên trong quá trình niềng răng. Ở khâu này, nha sĩ sẽ nhét thun vào giữa khe răng 6 hoặc 7 để tạo ra khoảng trống cho việc lắp niềng.

Mức độ đau ở giai đoạn này không quá nhiều nhưng gây ra cảm giác vướng, căng tức khó chịu. Những loại đồ ăn mềm là thực phẩm được đề cử trong giai đoạn này, tránh những thức ăn cứng và vụn để giảm thiểu lực nhai cho răng.

  • Nhổ răng

Đây có lẽ là quá trình đau nhất trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên cơn đau chỉ xuất hiện khi thuốc tê đã hết. Và để giảm thiểu tình trạng đau đớn này một cách hiệu quả, nha sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc giảm đau, giảm sưng. Trong giai đoạn này cũng cần chú ý ăn thức ăn mềm, lỏng, tránh các đồ ăn cay nóng gây tổn hại đến vùng niêm mạc răng.

  • Siết răng

Quá trình siết răng có thể diễn ra mỗi tháng một lần, hoặc 3-4 lần trong 1 tuần tùy từng trường hợp cho tới khi hoàn thành quá trình niềng răng. Mức độ đau khi siết răng vẫn có thể chịu được, và chỉ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày. Cũng ở những ngày này, bạn nên ăn thức ăn lỏng, tránh dùng răng cắn xé thức ăn vì răng đang ở trong trạng thái xô lệch, dùng lực quá mạnh sẽ có thể khiến răng bị chạy khỏi vị trí ban đầu.

  • Đeo khí cụ

Các loại khí cụ được đeo trong quá trình niềng răng có thể là dụng cụ nong hàm, minivis. Quá trình nong hàm chắc chắn sẽ gây đau đớn tuy nhiên cũng giống như siết răng, những biểu hiện này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ban đầu. Cũng ở giai đoạn này, các loại thức ăn mềm, lỏng vẫn luôn là thực phẩm xuất hiện trong thực đơn hàng ngày, hạn chế ăn các loại thức ăn cứng để tránh mắc vào phần nong hàm.

Nếu nong hàm bị hằn lên lưỡi gây đau, có thể liên hệ với nha sĩ để hỏi ý kiến và sử dụng những liều thuốc giảm đau phù hợp.

>> Giải đáp: Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất?

1.5 Kinh nghiệm xử lý các vấn đề thường gặp khi niềng

Quá trình niềng răng chắc chắn sẽ gặp phải một số vấn đề phát sinh khi chúng ta sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Những lúc như vậy, bạn cần nằm lòng một số kinh nghiệm niềng răng cơ bản như sau để giải quyết các tình huống đó một cách dễ dàng.

  • Mắc cài bị bung:

Đây là trường hợp thường thấy và hay xảy ra nhất trong quá trình niềng răng. Những lúc rơi vào tình huống như vậy, bạn không nên quá hoảng loạn mà chỉ cần giữ lại phần mắc cài bị bung, sau đó liên hệ lại với nha sĩ để tiến hành gắn lại. Bạn nên giữ gìn cẩn thận phần mắc cài này bởi nếu làm mất, bạn có thể sẽ bị mất thêm chi phí niềng. 

Một điều nữa cần lưu ý đó là tránh ăn các loại đồ ăn quá cứng, chú ý sắt nhỏ thức ăn để hạn chế tình trạng bung mắc cài.

  • Vùng môi, má, nướu,.. bị cọ sát với mắc cài làm nhiệt miệng

Quá trình mang thêm một bộ khung sắt vào miệng chắc chắn sẽ gây vướng víu trong khoảng thời gian đầu, thêm vào đó, mắc cài có thể cọ vào phần má, nướu gây nhiệt miệng, thậm chí có thể chảy máu. Giải pháp khắc phục trường hợp này chính là sử dụng các loại gel bôi nhiệt hoặc sáp mà nha khoa cung cấp để bôi lên vùng tiếp xúc với dây cung, tránh tình trạng cọ sát.

Thêm vào đó, bạn nên uống thật nhiều nước cũng như bổ sung các loại hoa quả thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng. 

1.6 Kinh nghiệm chọn nha khoa uy tín niềng răng

Tiêu chuẩn thẩm mỹ của xã hội ngày càng được nâng cao, điều này cũng kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ niềng răng ngày càng gia tăng. Con người ai cũng muốn sở hữu một bộ nhá đều đặn, trắng sáng để có thể tự tin hơn trong giao tiếp, cải thiện sắc đẹp của bản thân.

Chính vì vậy mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ nha khoa mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, điều này gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn một địa chỉ uy tín.

Việc lựa chọn một địa chỉ uy tín phụ thuộc hoàn toàn vào những kinh nghiệm niềng răng mà bạn nắm được qua sách vở, thông tin tham khảo từ mọi người. Và tiêu chí đánh giá một nha khoa uy tín đảm bảo dựa trên những yếu tố như sau:

  • Đội ngũ nha sĩ có chuyên môn cao, rành nghề, nắm bắt và hiểu được tâm lý khách hàng, có nhiều kinh nghiệm xử lý các trường hợp phức tạp
  • Nha khoa sở hữu cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại phục vụ tối ưu quá trình thăm khám. Việc thường xuyên cập nhật các công nghệ tân tiến trong quá trình điều trị là một yếu tố quan trọng đánh giá nha khoa có uy tín hay không
  • Đảm bảo điều kiện vô trùng, phòng khám sạch sẽ đúng tiêu chuẩn. Các dụng cụ cần phải được khử trùng theo đúng 5 bước cơ bản. Mỗi khách hàng sẽ được điều trị một cách riêng biệt để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. 
  • Quá trình bảo hành, thanh toán minh bạch rõ ràng. Một đơn vị nha khoa uy tín sẽ không làm việc mà không có hợp đồng được ký kết rõ ràng, thể hiện những quyền lợi thiết yếu của khách hàng.
  • Nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Thông qua Internet mà bạn có thể tìm hiểu những vấn đề này. Một đơn vị uy tín chắc chắn sẽ được đánh giá chất lượng và được đề cử nhiệt liệt, lan truyền với cộng đồng.

1.7 Kinh nghiệm vệ sinh răng khi niềng, chải răng đúng cách

Niềng răng khiến cho thức ăn mắc vào răng, vào các khe niềng nhiều hơn so với bình thường. Chính vì vậy cần nắm rõ một số kinh nghiệm niềng răng trong quá trình vệ sinh để đảm bảo răng miệng luôn thơm tho, sạch sẽ. 

Để làm sạch các cặn thức ăn thừa trong khoang miệng, cách tốt nhất đó là sử dụng tăm, chỉ nha khoa, súc miệng sạch sẽ để đẩy các mảng bám ra ngoài. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể sắm cho mình một chiếc máy tăm nước để làm sạch một cách kỹ càng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chải răng đúng cách để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Bạn có thể tiến hành đánh răng theo các bước như sau:

  • Bước 1: Lấy một lượng kem đánh răng nhỏ lên bàn chải, chuẩn bị nước ấm để súc miệng
  • Bước 2: Đặt phần đầu bàn chải tại vị trí góc 45 độ, sao cho lông bàn chải tiếp xúc với răng và nướu
  • Bước 3: Chải từ từ mặt trước của răng
  • Bước 4: Chải xoay tròn theo chiều dọc của răng từ sau ra trước
  • Bước 5: Sử dụng thêm dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để đánh sạch vi khuẩn
  • Bước 6: Súc miệng lại, vệ sinh bàn chải sạch sẽ và để ở nơi khô ráo

1.8 Kinh nghiệm nên niềng răng càng sớm càng tốt

Nếu đã nắm được toàn bộ những kinh nghiệm niềng răng đã nêu ở những phần trước. Bạn chắc chắn sẽ đúc kết một điều rằng nên niềng răng càng sớm càng tốt. Bởi niềng càng sớm, thời gian niềng cũng sẽ rút ngắn hơn, chi phí vì vậy cũng giảm bớt. Nếu để trên 18 tuổi có thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn.

Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và điều kiện tài chính của mình mà bạn có thể chọn lựa một phương án phù hợp với mục đích của bản thân.

1.9 Kinh nghiệm giữ tinh thần thoải mái

Niềng răng thực chất không quá đau đớn như mọi người lầm tưởng. Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện nay, các dụng cụ, phương pháp với công nghệ tiên tiến được ứng dụng vào quy trình này giúp giảm bớt những đau đớn, áp lực trong khi niềng. Vậy nên bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng quá nhiều.

Một típ nho nhỏ trước khi bước vào quá trình niềng răng, đó là cứ sinh hoạt bình thường, nên đi ngủ sớm, ăn uống và nghỉ ngơi để giữ tinh thần thoải mái, bổ sung các dưỡng chất, vitamin thiết yếu tạo nền tảng tốt cho quá trình niềng răng.

1.10 Loại bỏ thói quen xấu khi niềng răng

Những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như mút tay, cắn móng tay, cắn hạt, tật đẩy lưỡi,… có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ của quá trình niềng, khiến thời gian niềng kéo dài lâu hơn. Vậy nên bạn cần loại bỏ những thói quen này nếu không muốn phải gặp mặt nha sĩ quá nhiều.

1.11 Kinh nghiệm niềng răng trong toàn bộ quá trình

Trong toàn bộ quá trình niềng răng, cách tốt nhất đó là điều chỉnh tâm lý thật thoải mái. Trước khi bắt đầu quá trình, khách hàng có tâm trạng lo lắng là điều dễ hiểu, tuy nhiên hãy nghĩ tới lý do mà mình bắt đầu, và kết quả thẩm mỹ tuyệt đẹp khi mình kết thúc toàn bộ quá trình.

Chắc chắn nha sĩ sẽ nhắc tới vấn đề thời gian niềng trung bình. Tuy nhiên, nếu muốn đẹp, bạn cần phải hiểu đây là một quá trình không phải cứ nhanh là được. Bạn chắc chắn sẽ phải gắn bó với mắc cài trong khoảng thời gian dài, ít nhất là một năm mới có thể đạt được hiệu quả. Vì vậy bạn không nên suy nghĩ quá nóng vội.

Giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, bạn nên ăn uống “giữ mình” hơn bình thường một chút bởi đây là thời điểm cơ hàm tập quen với bộ khung sắt ở trong miệng. Việc ăn các thức ăn mềm, lỏng cũng hỗ trợ giảm đau nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi trải qua giai đoạn này bạn có thể ăn uống thoải mái, bạn cũng sẽ quen dần với cảm giác vướng trong miệng.

Những loại thức ăn mà bạn nên ăn có thể là rau xanh, bánh mì mềm, sữa, trứng, thịt cá, các loại quả mềm,… Bên cạnh đó trong thời gian đầu bạn cần tránh một số thức ăn như hạt cứng, thịt khô, dai, các loại kẹo dẻo, cứng, kẹo cao su, ngô cả lõi, đá lạnh cứng,… để tránh việc bung mắc cài.

1.12 Kinh nghiệm tránh bung tuột mắc cài khi niềng răng

Như đã nói ở phần bên trên, khi bị bung tuột mắc cài, bạn cần liên hệ ngay với nha khoa để gắn lại. Đồng thời bạn cũng có thể phòng ngừa trường hợp này bằng cách hạn chế ăn những loại thực phẩm quá cứng.

1.13 Chia sẻ kinh nghiệm về chi phí niềng răng

Chi phí niềng răng cũng phụ thuộc vào từng trường hợp, tình trạng răng miệng của mỗi người, đồng thời phụ thuộc vào phương pháp niềng răng mà khách hàng lựa chọn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng như mắc cài sứ, mắc cài kim loại, mắc cài trong suốt,… Trong số đó mắc cài trong suốt là loại mắc cài đắt nhất, đồng thời cũng đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất trong toàn bộ quá trình. 

1.14 Thời gian niềng răng bao lâu thì hiệu quả?

Thời gian niềng răng thường từ 18-24 tháng, tùy theo cơ địa của mỗi người và phương pháp niềng mà có thể lâu hơn hoặc nhanh hơn. Nhìn chung quy trình niềng răng được chia làm 3 giai đoạn:

  • Sắp đều san bằng
  • Đóng khoảng và thực hiện các đơn vị kĩ thuật
  • Tinh chỉnh đóng khớp

Vì sao người ta niềng răng 6 tháng đã “lột xác” còn mình niềng răng cả năm vẫn chưa thay đổi là bao?

Rất nhiều bạn lo lắng khi đeo niềng kim loại cả năm mà dường như không hề có tiến triển gì. Đừng quá lo lắng! Chia sẻ kinh nghiệm đi niềng răng, thông thường nếu bạn bị hô, móm, trong khoảng từ 9-12 tháng đầu tiên, các bác sĩ sẽ tập trung chỉnh trục từng răng so với xương hàm.

Răng bị dịch chuyển quá nhanh có thể khiến các mô mềm thích ứng không kịp. Chính vì vậy, khoảng thời gian này răng chưa dịch chuyển nhiều và bạn có thể sẽ cảm thấy như niềng răng không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa yên tâm, bạn hãy chia sẻ với các nha sĩ để được giải thích cặn kẽ nhé!

1.15 Răng niềng đẹp rồi thì có được tháo mắc cài sớm không?

Rất nhiều khách hàng niềng răng mắc cài kim loại tại nha khoa Parkway cùng có chung câu hỏi này. Trên thực tế, đối với những bạn niềng răng khấp khểnh, giai đoạn sắp đều san bằng thường có sự thay đổi rõ rệt, khớp cắn chuẩn. Nhưng sau khi dàn đều răng cả năm không thấy thay đổi gì.

Điều này khiến nhiều bạn lầm tưởng giai đoạn sau không thực sự cần thiết. Tuy nhiên sự thật là ở giai đoạn sau, bác sĩ sẽ đóng khoảng và thực hiện các đơn vị kỹ thuật. Đây là khoảng thời gian mà các lệch lạc nhỏ không thể thấy được sẽ được khéo léo điều chỉnh, đem lại hàm răng hoàn hảo cho bạn.

>> Xem thêm: Tháo niềng răng sớm trước thời hạn: Nên hay không?

Mách bạn những phương pháp niềng răng phổ biến nhất tại Parkway

Nha khoa Parkway hiện nay đang là đơn vị cung cấp các phương pháp niềng răng rất đa dạng cụ thể như sau:

  • Niềng răng mắc cài sứ

Đây là loại niềng răng giống với mắc cài kim loại, điểm khác biệt duy nhất là sử dụng chất liệu sứ cao cấp làm mắc cài. Khi đeo tiệp với màu của răng nên đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại.

  • Niềng răng mắc cài tự động

Niềng răng mắc cài tự động có cấu tạo giống với mắc cài thường, tuy nhiên lại sử dụng các nắp trượt tự động thay vì các dây chun trên mắc cài, giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài một cách chắc chắn hơn. Kích cỡ của loại mắc cài này cũng khá nhỏ nên đảm bảo thẩm mỹ hơn.

  • Niềng răng Invisalign

Đây là phương pháp vượt trội nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng hiện nay. Với thiết kế là các khay trong suốt ôm chặt với răng, giúp người sử dụng có thể dễ dàng tháo lắp trong khi ăn uống, không gây tổn thương cho vùng nướu, má.

  • Niềng răng mắc cài mặt trong

Thực chất đây vẫn là một loại mắc cài kim loại nhưng được đính ở phần mặt sau của răng, vừa có thể chỉnh răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối.

Đơn vị niềng răng uy tín

Nha khoa Parkway là một đơn vị sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, các trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực nha khoa vô cùng tân tiến, cao cấp. Đơn vị quy tụ những nha sĩ có tay nghề cao, được du học, đào tạo bài bản nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng dịch vụ.

Khi đến với nha khoa Parkway, bạn sẽ được cung cấp dịch vụ tư vấn từ A tới Z nhằm tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của từng khách hàng.

Niềng răng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm thay đổi của bạn. Chính vì vậy, tìm hiểu các nhiều càng tốt trước khi chỉnh nha sẽ giúp bạn tránh khỏi những “bỡ ngỡ” trước những hoàn cảnh bất ngờ! Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tận tâm chuyên nghiệp trước khi “trao răng gửi mặt”, các bạn nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết