Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Mọc răng khôn nên ăn gì và kiêng ăn những gì

Là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm ở độ tuổi đã trưởng thành, răng hàm số  8 mang lại vô cùng những phiền toái. Hầu hết mọi người khi mọc răng  ở vị trí này đều có cảm giác đau từ nhẹ đến nặng, thậm chí trong vài trường hợp khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Chính vì vậy việc mọc răng khôn nên ăn gì và kiêng ăn gì để giảm đau hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng với nha khoa Parkway tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chi tiết các thông tin về răng khôn

Chỉ những ai từng mọc chiếc răng hàm ở vị trí số 8 mới hiểu rõ nhưng đau đớn, bất tiện mà việc này mang lại. Đồng thời, mọc răng khi đã trưởng thành, các cấu trúc đã gần như hoàn thiện hết còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Do vậy, vấn đề tìm kiếm xem mình mọc răng khôn nên ăn gì? làm gì? để giảm đau hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Trước khi đến với các thông tin về chăm sóc sức khỏe khi mọc răng, cùng bài viết điểm qua một vài thông tin chi tiết về chiếc răng hàm số 8 này. Điều này sẽ là cơ sở để đưa ra các hướng giải quyết khắc phục hiệu quả cơn đau nhức do mọc răng. 

Răng khôn là gì? Các biểu hiện thường gặp nếu bạn mọc răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc cuối cùng trong mỗi cung hàm, nó cũng được xem như một răng hàm lớn thứ 3. Theo các bác sĩ nha khoa, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 17- 25 tuổi sau khi các răng vĩnh viễn khác đã ổn định. 

Răng khôn là gì? Các biểu hiện thường gặp nếu bạn mọc răng khôn

Răng khôn là gì? Các biểu hiện thường gặp nếu bạn mọc răng khôn

Tuy vậy, trên thực tế không phải ai cũng mọc đủ 4 cái răng khôn. Có những trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 răng khôn, hoặc thậm chí không mọc răng nào trong suốt quá trình trưởng thành. 

Ở thời điểm mọc răng khôn, xương hàm đã hoàn toàn phát triển cùng với việc các răng khác đã mọc đầy đủ nên rất dễ xảy ra các tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, kẹt trong hàm. Chính vì điều này mà khi mọc răng mọi người sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức, thậm chí một vài trường hợp còn gây nguy hiểm cho các răng bên cạnh. 

Mọc răng khôn khiến bạn không hề dễ chịu, gây ra nhiều khó khăn. Một số triệu chứng mà bạn có thể gặp khi mọc chiếc răng hàm này như: 

  • Cảm giác đau nhức, khó chịu: Do khi nhú lên, răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức, sưng nhẹ, gây khó khăn khi ăn uống, chải răng. Tình trạng này có thể xảy ra khoảng 2-3 tháng 1 lần, hoặc thậm chí vài năm tùy cơ địa của mỗi người. 
  • Hành sốt, mệt mỏi: Ở một số trường hợp khi mọc răng, bạn còn có thể bị hành sốt khiến cả người uể oải, mệt mỏi. 
  • Gây cứng khớp và đau hàm: Răng khôn khi mọc sẽ đụng vào răng hàm số 7 dẫn đến tình trạng đau, cứng hàm.
  • Mọc răng khôn khiến nhai thức ăn vô cùng khó khăn, ăn uống không ngon miệng. 

Các tình trạng dễ gặp và tác hại của việc mọc răng khôn

Răng khôn có thể mọc thẳng hoặc mọc bị lệch, nếu răng mọc đúng vị trí thì sẽ không gây ảnh hưởng đến các răng xung hay gây  sưng, viêm nướu, lợi khiến bạn đau nhức. Tuy nhiên, trong thực tế, chiếc răng cuối cùng trong cung hàm này lại thường mang lại khá nhiều phiền phức bởi mọc xiên lệch, sai quỹ đạo. Một số tình trạng răng mọc lệch dễ gặp như: Răng khôn mọc lệch lưỡi, mọc ngang, mọc ngược, ….

Một số tình trạng thường gặp khi mọc răng khôn

Một số tình trạng thường gặp khi mọc răng khôn

Khi mọc sai lệch so với vị trí, tác động lên răng và vùng nướu xung quanh, răng khôn sẽ gây ra nhiều phiền toái. Một số tác hại phổ biến khi những chiếc răng này không mọc thẳng như: 

  • Dễ gây ra tình trạng sâu răng, nhiễm trùng nướu: Do nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm nên rất khó khăn để vệ sinh răng chiếc răng này sạch sẽ. Thức ăn sau khi kẹt vào nướu sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, nhiễm trùng nướu và dễ lây lan sang cả răng số 7. 
  • Do không có chỗ để mọc thẳng như những răng khác, răng khôn khi mọc thường hay đâm xiên vào răng số 7. Việc này gây ra các cơn đau nhức dữ dội, khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí có thể làm hư hỏng và mất răng số 7. 
  • Áp xe răng: Khi răng khôn bị nhiễm trùng nướu lâu ngày, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và tạo thành túi áp xe trong răng. Điều này có thể gây hỏng răng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh chân răng nếu không điều trị nhanh chóng. 

Bạn cần phải làm những gì khi mọc răng khôn để giảm đau hiệu quả?

Trước hết, khi mọc răng khôn và gặp tình trạng đau nhức, bạn nên gặp các nha sĩ đề kiểm tra xem răng của mình có đang bị mọc lệch hay không? Nếu răng mọc bị  lệch cần thực hiện nhỏ bỏ ngay theo khuyến nghị của bác sĩ. Điều này sẽ tránh được các nguy hiểm mà chiếc răng số 8 gây ra với răng và vùng nướu xung quanh. 

Trong trường hợp răng mọc ở đúng vị trí, thường chỉ xuất hiện cơn đau nhẹ theo từng đợt nhú, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và các răng khác ở xung quanh. Khi đó, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo kê đơn của bác sĩ kèm theo một số các phương pháp chăm sóc răng miệng, giảm sưng hiệu quả sau: 

Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Flour để vệ sinh răng miệng

Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Flour để vệ sinh răng miệng

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Trong thời gian mọc răng khôn, vùng nướu và các mô mềm xung quanh răng rất dễ viêm nhiễm nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Do vậy, để giảm thiểu tình trạng này, tránh gây đau nhức, bạn nên:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày vào sáng và tối bằng kem đánh răng  có chứa nhiều flour. Lưu ý khi chải răng cần hết sức nhẹ nhàng tránh làm tổn thương nướu và chân răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng lại bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn miệng. 
  • Nếu vùng nướu mọc răng khôn bị viêm, sưng, hãy thấm thuốc sát trùng vào bông gòn y tế để làm sạch nướu 2 lần/ngày.

Chườm đá lạnh

Trong trường hợp vùng răng khôn đau nhức dữ dội, gây sốt, bạn có thể chườm đá lạnh để giảm sưng đau. Bạn có thể thực hiện nhanh chóng, dễ dàng với đá viên nhỏ như: 

  • Cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào khăn mềm rồi chườm lên bên má bị sưng đau, đợi khoảng 2-5 phút. 
  • Thực hiện trong khoảng 15 phút, tầm 2 – 3 lần để giảm sưng nhức.

Mọc răng khôn nên ăn gì và tránh ăn những thực phẩm gì?

Răng hàm mọc khi trưởng thành gây ra rất nhiều phiền toái, khiến bạn vô cùng đau nhức, khó khăn trong ăn uống. Vậy để giảm đau nhanh chóng, mọc răng khôn nên ăn gì? Cùng tham khảo qua một số thực phẩm được gợi ý từ các chuyên gia sau đây:

Nên chọn thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt

Nên chọn thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt

  • Bạn nên dùng các thực phẩm được chế biến mềm, dễ nuốt như cháo llỏng, canh soup hay tôm, cá, thịt được xay nhuyễn.
  • Sử dụng các thực phẩm giúp bổ sung chất xơ trong cơ thể như rau xanh, trái cây có tính mát. Đồng thời, những loại thức ăn này cũng hỗ trợ loại bỏ các mảng bám tốt hơn.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, hạ sốt nhanh chóng từ các loại nước ép trái cây, rau củ quả như nước cam ép, rau má,…
  • Bổ sung thêm Vitamin D từ sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, để tăng cường miễn dịch. 

Trong giai đoạn mọc răng, ngoài việc cung cấp cho cơ thể những chất cần thiết thì bạn nên kiêng các thực phẩm có tính gây nóng. Nói không hoặc giảm thiểu tối đa với các loại sau đây: 

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích để tránh cơn đau kéo dài, tăng tính viêm nhiễm của vùng răng bị đau.
  • Không ăn các món ăn gây ngứa, tạo mủ khi đang sưng đau như rau muống, thịt gà, gạo nếp.
  • Nên kiêng cử với các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Không nên ăn đồ ăn quá cứng, dẻo, dễ bám dính và chân răng, đồ ngọt hay nước uống có gas
  • Bên cạnh đó cần để ý tới nhiệt độ của thực phẩm như quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tăng thêm cảm giác đau nhức. 

Lời kết

Hi vọng rằng, sau bài viết này bạn đã bỏ túi cho mình những tips hữu ích về việc mọc răng khôn nên ăn gì và kiêng ăn những gì. Đồng thời nắm rõ cách chăm sóc răng miệng để ứng phó với chiếc răng ở vị trí số 8 này tốt nhất, giảm cơn đau nhức và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau. Liên hệ Nha Khoa Parkway khi cần để được giải đáp mọi thắc mắc về răng miệng nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết