Những bệnh nhân sâu răng, vỡ răng thường được bác sĩ chỉ định điều trị tủy, nhưng lại không hiểu rõ về phương pháp chữa trị này. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá trình điều trị tủy cũng như những lưu ý trong suốt quá trình này.
Điều trị tủy răng là gì?
Tủy răng là một hệ thống nhiều mạch máu, dây thần kinh nằm ở thân răng, được bao bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Viêm tủy thường do các tác nhân như sâu răng, vỡ răng gây ra.
Viêm tủy là nguyên nhân của các biến chứng như: viêm cuống răng, rụng răng. Do vi khuẩn xâm nhập qua hệ thống ống tủy. Điều này rất nguy hại cho sức khoẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Điều trị tủy răng là phương pháp tiến hành lấy bỏ phần tủy răng bị hủy hoại, bị viêm hay chết tủy. Sau đó, khoảng trống còn lại trong ống tủy được làm sạch. Cuối cùng, bác sĩ bắt đầu tạo hình ống tủy và trám bít ống tủy.
Mục đích của việc điều trị tuỷ răng là để điều trị những nhiễm trùng xảy ra ở tuỷ răng. Đồng thời, điều trị tủy cũng ngăn chặn khả năng nhiễm trùng, bảo tồn răng, giữ lại răng. Điều này giúp răng thực hiện tốt chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau.
Khi nào cần điều trị tủy răng?
Bạn có thể dễ dàng nhận biết liệu mình có phải điều trị tủy không dựa trên những dấu hiệu như:
– Đau nhói khi ăn nhai, hoặc ăn uống thức ăn nước uống lạnh.
– Răng bị sâu ăn vào tới sát chân răng.
– Chấn thương răng do tai nạn, ngã dẫn đến gãy răng.
– Chân răng có mủ trắng gây hôi miệng.
– Răng đau nhức liên tục, tuy đã uống thuốc giảm đau nhưng không bớt.
Cần lưu ý gì khi điều trị tủy răng?
Trong thời gian khi điều trị tủy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để quá trình điều trị tủy có kết quả tốt nhất:
– Kiêng cữ đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng đến răng miệng như đồ ăn quá nóng và quá lạnh, tránh đồ ăn cứng, quá chua hoặc cay, mặn, ngọt…
– Có chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý.
– Khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
– Không nên cắn hay nhai bằng răng được điều trị tủy cho đến khi nó được bọc lại bằng chụp răng.
– Chỉ lấy tủy răng khi thật sự cần thiết. Việc lấy tủy sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự rắn chắc của răng. Qua thời gian, bạn sẽ thấy răng đã lấy tủy có nguy cơ bị mẻ, gãy cao hơn.
– Việc điều trị tủy nha sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu được thực hiện bởi một bác sĩ nha khoa có chuyên môn tốt.
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu đau nhức răng, hãy đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra sớm nhất để có thể bảo tồn răng thật của mình nhé!
Hi vọng những chia sẻ trên của nha khoa sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích.