Thay răng sữa là một cột mốc quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ. Khi những chiếc răng sữa lung lay, là lúc đón chào những chiếc răng vĩnh viễn. Làm sao để bé thay răng đẹp là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu những lưu ý khi trẻ thay răng để giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp sau này nhé:
Trẻ thay răng sữa khi nào?
Đa số độ tuổi thay răng sữa của bé từ 6-12 tuổi. Có thể có trường hợp trẻ thay răng sớm hơn từ 4 tuổi hoặc muộn hơn, khi bé được 8 tuổi. Các bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn các bé trai.
Trẻ thay răng sữa tuân theo quy luật răng nào mọc trước rụng trước. Thông thường, hai răng cửa hàm dưới rụng đầu tiên, rồi các răng sẽ rụng lần lượt.
Thời gian thay răng ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm từng loại răng, vị trí của răng, thể chất của bé.
Răng một chân (răng cửa, răng nanh) thời gian thay răng ngắn hơn so với răng nhiều chân. Như các răng cối thời gian thay có thể từ 1-2 tháng. Các răng bị kẹt trong khe hay bị chèn bởi răng khác mọc lâu hơn so với các răng khác.
Xem thêm: Trẻ em có thay răng hàm không?
Những lưu ý khi trẻ thay răng
- Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn
Quá trình thay răng ảnh hưởng rất lớn tới hàm răng sau này của trẻ. Sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn mọc lên theo trẻ đến suốt đời. Hàm răng phát triển bình thường khi thứ tự răng vĩnh viễn mọc tương tự răng sữa. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận suốt chu trình phát triển răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ.
Xem thêm: 5 vai trò quan trọng của răng sữa mẹ nhất định phải biết
- Nhắc bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Cha mẹ nên yêu cầu bé đánh răng 2 lần/ngày để ngăn ngừa sâu răng. Mỗi lần đánh răng của bé chỉ kéo dài 2-3 phút. Ngoài ra, nên chọn kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé.
Sau mỗi bữa ăn cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối loãng để duy trì sức khỏe răng miệng.
- Không tự ý nhổ răng cho trẻ
Dùng chỉ, tay hay các biện pháp dân gian nhổ răng rất dễ gây chảy máu chân răng, tạo ra vết thương hở ở nướu lợi. Từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng. Khi răng lung lay, nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng trẻ để quyết định nhổ hay tiếp tục chờ răng rụng.
- Thường xuyên đưa trẻ đi khám răng miệng.
Quá trình thay răng ở mỗi bé sẽ có biểu hiện khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên đưa trẻ đi khám răng miệng để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị.
Có trường hợp răng vĩnh viễn không có chỗ mọc hoặc răng đã mọc nhưng răng sữa không tự rụng đi. Các nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sớm hoặc mài bớt cạnh răng sữa kế bên để răng mọc đúng vị trí.
Nếu trẻ chậm thay răng sữa, trẻ thay răng chậm mọc lại cha mẹ nên đưa bé đến nha sĩ xác định nguyên nhân.
Xem thêm: Trẻ mọc răng sớm có hại không?
- Tránh thói quen xấu: mút tay, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi,…
Khi thấy răng có khoảng trống trẻ thường đưa tay sờ, dùng lưỡi liếm. Các thói xấu như thở bằng miệng, chống cằm, mút môi, nghiến răng,… Cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở, không cho trẻ làm như vậy để tránh bị viêm nhiễm, răng mọc lệch lạc, hô, móm, khấp khểnh.
Cha mẹ có thể cho trẻ đeo hàm trainer ngăn ngừa các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng.
Xem thêm: Hàm trainer – Những điều nên biết
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cứng, đồ uống có ga
Cần tránh cho trẻ ăn những đồ ăn ngọt và thức ăn cứng khó nhai. Đồ ngọt, đồ uống có gas là nguyên nhân làm hỏng men răng của trẻ, tăng nguy cơ sâu răng hoặc các bệnh răng miệng.
- Sử dụng thức ăn mềm và bổ sung canxi vào chế độ ăn uống của trẻ
Cha mẹ nên chọn thực phẩm mềm, thái nhỏ, dễ nuốt vì hàm răng của trẻ không còn đầy đủ như trước đây. Canxi là thành phần chính giúp răng chắc khỏe và giảm các bệnh răng miệng. Vì vậy, nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho bé như: canh xương hầm, rau có lá màu xanh sẫm, trứng, sữa, các loại đậu đỗ,…
- Hạn chế lực tác động bên ngoài
Trong giai đoạn thay răng, bất kỳ tác động mạnh nào lên phần hàm và răng cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn. Một số bé trong quá trình thay răng, chạy nhảy hoặc chơi thể thao không may làm răng rụng, gãy, mẻ.
Cha mẹ cần nhanh chóng tìm lại phần răng bị gãy, rửa sạch, ngâm với sữa tươi hoặc nước sạch. Sau đó, đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Trên đây là những lưu ý khi trẻ thay răng cha mẹ cần biết. Có thể nói, quá trình thay răng của trẻ là giai đoạn quan trọng, làm tiền đề cho răng vĩnh viễn phát triển. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên để đảm bảo trẻ có hàm răng khỏe đẹp.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp!