Ảnh hưởng nguy hại của chứng nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng khi ngủ là một thói quen không hiếm. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một thói quen vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, ngoài việc gây phiền phức cho những người xung quanh, nghiến răng khi ngủ còn đem lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mắc bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh phiền toái này nhé!

Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng ở trẻ nhỏ

Chứng nghiến răng khi ngủ có thể do các nguyên nhân như:

– Những yếu tố tâm lý như lo lắng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng.

– Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cao bị chứng này.

– Nhai kích động khi ngủ: Những người có tính cách mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc dễ kích động thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao hơn.

– Sử dụng thuốc và các chất kích thích. Thuốc điều trị tâm thân, các loại đồ uống chứa caffeine và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.

– Do tuổi tác: Chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng thường biến mất khi trưởng thành.

>> Tìm hiểu thêm: Mẹo đơn giản chữa nghiến răng ở trẻ em

Ảnh hưởng của việc nghiến răng khi ngủ

Khiến người ngủ cùng không ngủ được

Nghiến răng khi ngủ gây đến những hậu quả nghiêm trọng về thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng, cũng như trong giao tiếp.

– Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

– Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất đi lớp men, nứt răng, mòn răng. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm kích thước tầng dưới mặt, khiến bạn trông già đi.  Tình trạng này về lâu dài có thể dẫn đến gãy hoặc sứt răng.

– Nếu chứng nghiến răng không xử lý kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý răng miệng như: răng yếu, sâu răng,… Hơn nữa, các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

>> Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về chứng dối loạn khớp thái dương hàm

Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ

Cơ hàm mỏi và căng cứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng có thể bao gồm:

– Nghiến hoặc cắn chặt răng, có thể gây ra tiếng ken két hoặc âm thanh đủ lớn để đánh thức người ngủ cạnh bạn.

– Răng bị bào mòn, phẳng dẹt hoặc bị nứt vỡ, lung lay hoặc lộ cùi răng bên trong.

– Răng nhạy cảm, dễ ê buốt hơn.

– Cơ hàm mỏi, căng cứng, dẫn đến đau nhức.

– Cảm thấy đau tai (mặc dù tai bạn không có bệnh); đau đầu ở thái dương.

– Đau khi nhai ở hàm trong.

Cách trị nghiến răng khi ngủ

Dùng máng chống nghiến răng silicon

Tuy nhiên, chứng nghiến răng vẫn có thể khắc phục dễ dàng bởi những biện pháp như:

Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn

Caffeine sẽ gây khó khăn trong việc thư giãn khi ngủ. Đồ uống có cồn làm cho giấc ngủ không sâu và dẫn đến hiện tượng nghiến răng.

Biện pháp đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích cho cơ thể hơn là dùng nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có gas.

Giảm mức độ căng thẳng

Stress là một nguyên nhân phổ biến của tật nghiến răng. Bạn có thể giải tỏa stress bằng cách tập thể dục, thiền định, yoga…

Ngừng nhai những thứ không phải đồ ăn

Một số người có thói quen nhai bút hoặc các loại vật dụng khác. Điều này gây ra tật nhai không kiểm soát dẫn đến việc nghiến răng. Thói quen này còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào miệng, làm rối loạn hoạt động khoang miệng. Bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để thay đổi dần.

Thư giãn đúng cách trước khi ngủ

Bổ sung canxi và magie

Cơ thể thiếu canxi và magie ảnh hưởng đến cơ và hệ thần kinh dẫn đến việc nghiến răng khi ngủ.

Thư giãn đúng cách trước khi ngủ

Uống trà thảo mộc, ví dụ như trà hoa cúc, xoa bóp cổ, vai và mặt trước khi ngủ giúp tâm trí cùng với cả cơ thể được thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng

Dụng cụ máng chống nghiến răng bằng silicon bảo vệ răng miệng được sử dụng trong y tế và thẩm mỹ giúp bạn khắc phục tật nghiến răng. Thời gian đầu khó sử dụng nhưng sẽ phù hợp với những ai mắc tật nghiến răng trong khi ngủ.

Hi vọng những chia sẻ trên của nha khoa có thể giúp bạn thay đổi được thói quen của mình, giúp bạn luôn tự tin với hàm răng khỏe đẹp của mình!

Đánh giá
Share on:

Bài viết liên quan

Viết một bình luận